Zalo

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống, gây tăng cân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Căng thẳng kéo dài là 1 yếu tố quan trọng gây ra biến đổi tâm lý, lẫn thói quen sinh hoạt. Theo một số đánh giá, căng thẳng gây tăng cân nhanh đồng thời làm bản thân người đó thèm ăn liên tục. Hãy cùng phân tích để hiểu rõ ảnh hưởng xấu của căng thẳng kéo dài với những thói quen kém lành mạnh dẫn đến tăng cân béo phì.

1. Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống và gây tăng cân

Thừa cân béo phì được bắt nguồn từ tăng cân nhanh. Tình trạng béo phì có thể xuất hiện mọi nơi và bất đồng đều trên cơ thể mỗi chúng ta. Chính vì sự bất đồng đều của béo phì cách điều trị giảm béo giảm mỡ trở nên phức tạp. Do đó, các nghiên cứu đã phát hiện ngăn chặn hội chứng căng thẳng gây tăng cân nhanh có thể giảm ảnh hưởng xấu cho sức sức khỏe.

Căng thẳng vốn là một tình trạng tâm lý thường xuất hiện ở mỗi người. Thế nhưng căng thẳng kéo dài lại có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thói quen hàng ngày. Khi xuất hiện căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ mất kiểm soát với hành vi và vị giác dẫn đến ăn uống kém lành mạnh hoặc ăn quá nhiều. 

Ảnh hưởng xấu này được phân tích là do tuyến yên tiết ra thông tin gây chuyển hóa glucose chậm đồng thời giảm độ nhạy insulin. Một số hormone có thể rối loạn trong giai đoạn căng thẳng kéo dài dẫn đến các hoạt động trao đổi chất không được đảm bảo. Cùng với đó những thực phẩm kém lành mạnh dường như hấp dẫn vị giác hơn khi cơ thể bị căng thẳng. 

Dưới giả thiết cùng phát hiện trong nghiên cứu, Hoa Kỳ đã phân tích thực tế trên nhóm đối tượng trưởng thành một trong những đối tượng có nguy cơ căng thẳng kéo dài cao nhất. Họ thấy rằng khi đối mặt với căng thẳng cơ thể trì trệ uể oải khiến các thói quen sinh hoạt dần trở nên tiêu cực. Từ đó nhóm tuổi này có nguy cơ cao bị tăng cân nhanh và béo phì

Cortisol được phát hiện sản sinh nhiều lên khi cơ thể gặp vấn đề tâm lý đặc biệt là căng thẳng kéo dài. Cortisol không trực tiếp gây ảnh hưởng xấu nhưng hormone này làm cho huyết áp tăng, tăng sản xuất insulin và hạn chế chức năng miễn dịch. Chuỗi các phản ứng liên tiếp xảy ra khiến bản thân bệnh nhân căng thẳng bị hạ đường huyết và có cảm giác thèm ăn những món ăn giàu chất béo và giàu chất ngọt. Điều này mới thực sự là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu đến thói quen sinh hoạt. 

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống và gây tăng cân

Không dừng lại ở đó, những thói quen xấu làm tăng cân còn để lại nhiều di chứng và nguy cơ mắc bệnh béo phì. Cần chú ý một số tác động tiêu cực có thể mắc phải sau khi căng thẳng gây tăng cân nhanh để kịp thời phát hiện điều trị:

  • Tăng huyết áp;
  • Tăng cholesterol;
  • Bệnh tim mạch;
  • Đột quỵ;
  • Tiểu đường loại 2;
  • Ung thư;
  • Đau nhức xương khớp;
  • Mất ngủ;
  • Mệt mỏi;
  • Giảm khả năng vận động;
  • Giảm tập trung;
  • Rối loạn chức năng hô hấp;
  • Nhưng thở khi ngủ.

Căng thẳng kéo dài không chỉ gây tăng cân mà còn làm hại cho sức khỏe. Do đó nên tránh tình trạng căng thẳng để bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện của bản thân đồng thời không gây ảnh hưởng đến tâm lý những người từng tiếp xúc tránh làm lây lan tâm lý căng thẳng.

2. Những thói quen tốt để hạn chế căng thẳng kéo dài

Căng thẳng gây tăng cân nhanh thì giảm tăng cân cũng là cách để giảm căng thẳng kéo dài. Do căng thẳng và tăng cân là một mối liên hệ song hành do đó cần xử lý đồng thời để triệt để ngăn chặn bất kỳ biểu hiện nào gây hại. Ngoài ra tăng cân hay căng thẳng còn dẫn đến thiếu ngủ, thừa calo cũng cần lưu ý. Sau đây là một số thói quen nên áp dụng để hạn chế căng thẳng thèm ăn nhiều và tăng cân nhanh:

  • Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là điều cần thiết để có sức khỏe tốt và hạn chế tăng cân béo phì. Khi cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ khiến hệ thần kinh chịu căng thẳng và mệt mỏi. Từ đó một giấc ngủ đúng giờ và đảm bảo ít nhất 8 giờ mỗi ngày là điều mà ai cũng nên tuân thủ để giảm căng thẳng kéo dài. Đặc biệt ngủ đủ giấc sẽ giải tỏa căng thẳng và giảm cortisol xuống mức ổn định.

  • Luyện tập thể thao

Thể thao giúp cơ thể trao đổi chất và nâng cao thể lực. Với bệnh nhân căng thẳng gây tăng cân nhanh có thể luyện tập thể thao để tiêu bớt năng lượng dư thừa giúp giảm trọng lượng. Ngoài ra khi luyện tập cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone tích cực giảm căng thẳng.

Thêm vào đó cần lựa chọn bài tập vừa sức và không gây áp lực cho cơ. Một số bài tập năng hoặc quá sức sẽ là nguyên nhân gây ra căng thẳng dẫn đến phản tác dụng và gây chấn thương không mong muốn.

  • Thiền và thư giãn

Tâm lý nên sử dụng liệu pháp tâm lý để có hiệu quả điều trị cao hơn. Các bài tập thiền hay thư giãn là lựa chọn phù hợp với bệnh nhân căng thẳng tâm lý kéo dài. Hơn thế điều hòa nhịp thở sẽ giúp cung cấp oxy hạn chế tình trạng tâm lý tiêu cực và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Các bài tập thiền hay thư giãn là lựa chọn phù hợp với bệnh nhân căng thẳng tâm lý kéo dài
  • Điều trị tâm lý

Một số bệnh nhân căng thẳng kéo dài dẫn đến căng thẳng mãn tính nên được điều trị. Ngoài tâm sự với chuyên gia tâm lý, bản thân người bệnh có thể trao đổi cùng bạn bè hoặc người cùng tình trạng để được giúp đỡ và vượt qua giai đoạn căng thẳng.

  • Kiểm soát thực phẩm sử dụng

Một số loại thực phẩm kém lành mạnh như đồ chiên rán đồ ngọt có thể tạm thời xoa dịu tâm lý. Tuy nhiên những thực phẩm đó lại tăng nguy cơ béo phì đặc biệt là đồ ngọt ăn trước giấc ngủ sẽ làm người dùng tỉnh táo. Do đó nên hạn chế những thực phẩm gây hại sức khỏe để giảm căng thẳng.

3. Mẹo chống lại căng thẳng gây tăng cân nhanh

Có nhiều cách khác nhau để hạn chế căng thẳng gây tăng cân nhanh. Tùy thuộc và mỗi đối tượng cách làm có thể thay đổi. Tuy nhiên mọi đối tượng để giảm căng thẳng nên thực hiện chiến lược cụ thể với mục tiêu dành cho bản thân.

  • Xây dựng kế hoạch sinh hoạt

Sinh hoạt là những thói quen ngủ nghỉ làm việc mỗi ngày. Mỗi người có thể làm việc nhà, ngủ đúng giờ hoặc cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tâm trạng luôn thoải mái. 

Nên lên thời khóa biểu để sắp xếp từng công việc trong ngày. Đây là cách làm việc có kế hoạch giúp tăng năng suất công việc. Từ đó cơ thể sẽ sản sinh thêm hormone hạnh phúc và giúp hiệu quả tăng cao.

  • Kế hoạch dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất thường dễ bị căng thẳng. Để giảm căng thẳng nên lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu cơ thể của bản thân.

Với kế hoạch dinh dưỡng, bệnh nhân nên tham khảo từ các chuyên gia. Hãy kiểm tra để định lượng nhu cầu cá nhân và xây dựng cho bản thân thực đơn giàu dinh dưỡng. Thêm vào đó nên tránh thực phẩm gây hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá….

  • Kế hoạch luyện tập

Thể thao giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh và thúc đẩy trao đổi chất. Khi luyện tập thường xuyên sẽ giảm nguy cơ thừa cân béo phì. Hơn thế luyện tập tại phòng tập có thể giúp tăng cường giao tiếp giúp bản thân người tập giải tỏa căng thẳng và thư giãn tâm lý hơn.

  • Nhờ đến hỗ trợ từ chuyên gia

Giảm căng thẳng kéo dài là cả quá trình khó khăn. Với hội chứng tâm lý kéo dài không được phát hiện hay điều trị sẽ khó để vượt qua. Lúc này bản thân bệnh nhân nên đi khám để nhận tư vấn và giúp đỡ từ chuyên gia.

Căng thẳng thèm ăn nhiều nên khiến cơ thể tăng cân béo phì. Tuy nhiên, khó tránh tình trạng căng thẳng ở mọi đối tượng. Vì thế bản thân mỗi người nên chủ động xây dựng thói quen lành mạnh và kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế căng thẳng tối đa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc

Cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

Ngủ nhiều có béo không?

Ngủ nhiều có béo không?

36

Bài viết hữu ích?