Zalo

Cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nguyên nhân của tăng cân là do nhiều yếu tố, nhưng một phần có thể liên quan đến việc tăng cân do thuốc. Vậy cần cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc như thế nào?

1. Khi nguyên nhân tăng cân do thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến một số người tăng cân. Đây có thể là một điều tốt nếu bạn bị thiếu cân ngay từ đầu. Nếu bạn có cân nặng bình thường thì việc tăng vài cân cũng có thể không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bạn đã thừa cân thì việc tăng cân có thể là vấn đề khó khăn hơn.

Tình trạng tăng cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng bao gồm loại thuốc cụ thể, tuổi tác, giấc ngủ của bạn và các tình trạng bệnh lý khác mà bạn mắc phải. Bạn có thể chỉ tăng vài cân trong 1 năm. Nhưng một số người tăng cân nhiều hơn, chẳng hạn như 5 hoặc 10 kg trong vài tháng. Nếu bạn cần dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, bạn có thể tăng cân rất nhiều.

Tăng cân liên quan đến thuốc không phải là hiếm, đặc biệt là với một số loại thuốc. Ví dụ, nhiều steroid có thể gây tăng cân. Các loại thuốc điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt cũng vậy. Đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể tăng cân do dùng thuốc.

Một số loại thuốc có thể khiến một số người tăng cân
Một số loại thuốc có thể khiến một số người tăng cân

2. Các loại thuốc gây tăng cân

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các loại thuốc bao gồm amitriptyline (Elavil), doxepin (Silenor), nortriptyline (Pamelor). Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm , đừng ngừng dùng thuốc đột ngột; Hãy thảo luận vấn đề này trước với bác sĩ của bạn và xây dựng một kế hoạch hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe tâm thần của bạn. Nếu tăng cân khiến bạn muốn ngừng dùng thuốc, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về việc chuyển sang một nhóm thuốc chống trầm cảm khác . Ví dụ: Duloxetine (Cymbalta) có liên quan nhiều hơn đến việc giảm cân, trong khi Fluoxetine (Prozac) được coi là trung hòa về trọng lượng.
  • Corticosteroid: Corticosteroid đường uống, chẳng hạn như: prednisone (được bán dưới tên thương hiệu như Rayos, Deltasone và Prednicot), điều trị một loạt bệnh, từ hen suyễn và viêm khớp đến đau lưng và bệnh lupus. Loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ, một trong số đó là uống thuốc tích nước, tăng cảm giác thèm ăn, và thay đổi quá trình trao đổi chất. Các dược sĩ khuyên bạn nên dùng corticosteroid cùng với thức ăn. Steroid đường uống thường được khuyên dùng trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: liều một tuần hoặc hai tuần), giúp hạn chế tác dụng phụ. Nếu phải dùng chúng lâu dài, việc tăng cân có thể khó kiểm soát hơn và bạn sẽ phải siêng năng hơn với chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu bạn bị dị ứng hoặc bị nổi mẩn ngứa thì có thể bạn đã dùng thuốc kháng histamine . Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dùng thuốc kháng histamine thường xuyên có trọng lượng cơ thể và vòng eo cao hơn so với những người không dùng. Nghiên cứu trước đây trên tạp chí Béo phì đã tìm thấy mối liên quan này với thuốc kháng histamine thụ thể H1: cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Allegra) và desloratadine (Clarinex). Histamine trong cơ thể sẽ tắt tín hiệu đói. Ngược lại, thuốc kháng histamine bằng cách nào đó có thể cản trở tín hiệu no.
  • Thuốc điều trị động kinh: Các loại thuốc điều trị cơn động kinh, bao gồm: gabapentin (Gralise), pregabalin (Lyrica) và vigabatrin (Sabril) có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn; lượng calo dư thừa từ việc tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn cuối cùng có thể dẫn đến tăng cân.
  • Thuốc chẹn Beta: Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị chứng tăng huyết áp . Một số có nhiều khả năng gây tăng cân hơn, bao gồm atenolol (Tenormin) và metoprolol (Lopressor), lý do đằng sau sự gia tăng cân không rõ ràng, nhưng thuốc chẹn beta có thể khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu dùng thuốc. Nó làm chậm nhịp tim và có thể làm giảm khả năng chịu đựng việc tập thể dục của bạn. Sự mệt mỏi và khó chịu khi hoạt động có thể khiến bạn dễ ngồi yên, dẫn đến tăng cân. Một  nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterologyvào tháng 5 năm 2017 cho thấy thuốc cũng có thể làm giảm quá trình trao đổi chất. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng những người thừa cân hoặc béo phì không nên kê đơn thuốc chẹn beta như phương pháp điều trị đầu tiên. Thay vào đó, thuốc ức chế ACE có thể là lựa chọn tốt hơn nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
  • SSRI: Là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, một loại thuốc chống trầm cảm, làm tăng mức độ serotonin dẫn truyền thần kinh trong não. Các ví dụ bao gồm: escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft). Những thứ này có thể gây tăng cân do ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn.
  • MAOI: Là viết tắt của chất ức chế monoamine oxidase, một bài báo tháng 8 năm 2020 trên StatPearls lưu ý điều trị chứng trầm cảm bằng cách ngăn chặn một loại enzyme trong não phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh cân bằng tâm trạng như serotonin và dopamine. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau nửa đầu. Và chúng cũng có thể kích thích sự thèm ăn, phenelzine (Nardil) gây tăng cân nhiều nhất trong nhóm thuốc này. Nếu đây là mối lo ngại của bạn, hãy hỏi bác sĩ xem có lựa chọn thay thế nào không.
  • Insulin: Nếu bạn đang dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, hãy biết rằng nó có thể thúc đẩy tăng cân. Cụ thể là vì hormone giúp cơ thể bạn hấp thụ glucose từ máu. Điều đó có nghĩa là, sau khi đường được hấp thụ từ máu và đưa vào tế bào, nếu cơ thể bạn không sử dụng làm năng lượng thì nó sẽ chuyển hóa thành chất béo.
  • Sulfonylurea: Một loại thuốc trị tiểu đường phổ biến khác, sulfonylurea, làm giảm 20% lượng đường trong máu nhưng cũng gây tăng cân trung bình khoảng 2 đến 3 cân. Những loại thuốc này kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin. Nhiều insulin hơn trong máu sẽ đẩy đường vào tế bào của bạn. Cuối cùng, chúng gây tăng cân theo cách tương tự như tiêm insulin. Có thuốc trị tiểu đường, bao gồm cả metforminhoặc chất ức chế SGLT2, cũng thúc đẩy giảm cân hoặc trung hòa cân nặng.
  • Thuốc chống loạn thần: Những loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực . Một loại đặc biệt - olanzapine (Zyprexa) có nguy cơ tăng cân cao nhất so với các thuốc chống loạn thần khác. Hơn nữa, những loại thuốc này làm suy giảm chức năng glucose và làm tăng cholesterol và chất béo trung tính, khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn. Lurasidone (Latuda) và ziprasidone (Geodon), hai loại thuốc chống loạn thần khác, có nguy cơ gây tăng cân thấp hơn.
Tình trạng tăng cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể là do thuốc
Tình trạng tăng cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể là do thuốc

3. Làm thế nào được chẩn đoán tăng cân do thuốc?

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ ghi nhận sự thay đổi về cân nặng của bạn cùng với hồ sơ từ các cuộc hẹn khám bệnh trước đây. Bác sĩ của bạn có thể hỏi bạn về những thay đổi trong thói quen ăn uống hoặc tập thể dục của bạn. Bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe để đảm bảo việc tăng cân của bạn không phải do nguyên nhân nào khác, chẳng hạn uống thuốc tích nước hoặc mang thai.

Tất nhiên, không phải tất cả việc tăng cân đều do dùng thuốc. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ xem xét danh sách thuốc của bạn để xem liệu bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây tăng cân hay không. Nếu bạn bắt đầu tăng cân khi bắt đầu sử dụng một trong những loại thuốc này thì có khả năng ít nhất một phần nguyên nhân là do thuốc đó.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

Cảm thấy kiệt sức và nguy cơ tăng cân

Cảm thấy kiệt sức và nguy cơ tăng cân

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

17

Bài viết hữu ích?