Zalo

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Vì sao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh trầm cảm là một trong những bệnh lý rối loạn cảm xúc phổ biến có thể xảy ở cả nam - nữ với các độ tuổi khác nhau. Vậy bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Vì sao?

Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng sự uể oải, chán nản, mất tập trung và năng lượng để làm việc và học tập, mất hứng thú với những sở thích hoạt động hằng ngày. Trầm cảm kéo dài hoặc tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người hay đặt ra câu hỏi là “Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? hay căn bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là CÓ. 

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Nhiều người thắc mắc bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? 

Bệnh trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, nó có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị. Ở một số người, chứng trầm cảm không được điều trị có thể khiến họ tự kết liễu đời mình. Ngoài ra, một người bị trầm cảm có thể gặp các vấn đề sức khỏe liên quan mà cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.

2. Những hậu quả của bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào? Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trầm cảm sẽ gây những ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần cũng như công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, nó cũng gây ảnh hưởng đến đời sống của những người xung quanh và là gánh nặng kinh tế cho xã hội.

  • Các nghiên cứu gần đây nhất khám phá sức khỏe và bệnh trầm cảm nặng đã xem xét các bệnh nhân bị đột quỵ hoặc bệnh động mạch vành. Kết quả cho thấy những người bị trầm cảm nặng đang hồi phục sau đột quỵ hoặc đau tim gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra lựa chọn chăm sóc sức khỏe . Họ cũng cảm thấy khó khăn hơn khi làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đối phó với những thách thức mà bệnh tật mang lại. Một nghiên cứu khác cho thấy những bệnh nhân bị trầm cảm nặng có nguy cơ tử vong cao hơn trong vài tháng đầu sau cơn đau tim.
  • Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm lâm sàng là sự thay đổi trong cách ngủ . Mặc dù vấn đề phổ biến nhất là mất ngủ, đôi khi người bệnh cảm thấy thèm ngủ nhiều hơn. Thiếu ngủ có thể gây ra một số triệu chứng tương tự như trầm cảm - mệt mỏi cực độ, mất năng lượng và khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Ngoài ra, trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến tăng hoặc giảm cân, cảm giác tuyệt vọng, bất lực và khó chịu. Điều trị trầm cảm giúp người bệnh kiểm soát được tất cả các triệu chứng trầm cảm này.
  • Những người bị trầm cảm nặng, kéo dài thường lạm dụng rượu và ma túy, đặc biệt phổ biến ở thanh thiếu niên, nam giới trẻ và trung niên. Và những người này thường có ý định tự tử cao hơn.
  • Đàn ông bị trầm cảm lâm sàng không được điều trị có thể biểu hiện nhiều sự tức giận, thất vọng và hành vi bạo lực hơn phụ nữ. Ngoài ra, nam giới bị trầm cảm không được điều trị có thể gặp phải những rủi ro nguy hiểm như lái xe liều lĩnh và quan hệ tình dục không an toàn. Đàn ông không nhận thức được rằng các triệu chứng thể chất như đau đầu, rối loạn tiêu hóa và đau mãn tính có thể là triệu chứng của trầm cảm.
  • Trầm cảm không điều trị dẫn đến nguy cơ tự tử rất cao. Theo thống kê, bệnh trầm cảm là nguyên nhân của một nửa các trường hợp tự sát trên thế giới.
  • Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh, mà nó còn ảnh hưởng tới đời sống của những người xung quanh. 

Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn gây gánh nặng lên kinh tế xã hội. Những người bị trầm cảm không thể làm việc và sinh hoạt xã hội như bình thường. Theo thống kê của Mỹ, bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sẽ gây thiệt hại tương đương với bệnh tim hoặc bệnh AIDS đối với nền kinh tế Mỹ. Trầm cảm không được điều trị là nguyên nhân khiến hơn 200 triệu ngày làm việc bị mất mỗi năm. Chi phí hàng năm cho bệnh trầm cảm không được điều trị là hơn 43,7 tỷ USD do nghỉ việc, mất năng suất và chi phí điều trị trực tiếp.

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không
Biết được bệnh trầm cảm có nguy hiểm không giúp bạn phòng tránh bệnh 

3. Làm gì để giảm bớt sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm?

Hơn 80% người bị trầm cảm lâm sàng có thể được điều trị thành công bằng cách nhận biết, can thiệp và hỗ trợ sớm. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi có những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trầm cảm để đạt được hiệu quả trong điều trị và làm giảm sự nguy hiểm của bệnh đối với bản thân, người xung quanh và xã hội.

Khi bạn được chẩn đoán đang mắc bệnh trầm cảm, dù ở mức độ nào, nặng nhẹ hay trung bình, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn lành mạnh, tăng cường các vitamin tốt cho trí não. Đồng thời, tích cực tập luyện thể thao, duy trì thói quen sinh hoạt và sở thích của bản thân. Hãy nghe nhạc, ngồi thiền, yoga... để thư giãn đầu óc, hãy suy nghĩ về những điều tích cực, những điều khiến bạn hạnh phúc thay vì những điều tiêu cực. Đặc biệt, tránh xa các chất kích thích, chất gây nghiện và đồ uống có cồn.

Hãy tâm sự với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ của bạn để giải tỏa cảm xúc của bản thân bạn.

Như vậy, bệnh trầm cảm là một bệnh lý rối loạn cảm xúc nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, tinh thần, hành vi và đời sống của người bệnh. Nguy hiểm nhất là người bệnh trầm cảm có thể có hành vi tự sát. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh trầm cảm có thể làm giảm triệu chứng của bệnh, nâng cao tinh thần, đời sống cho người bệnh và giảm những rủi ro mà nó mang lại. Bạn hãy tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tự thay đổi chế độ ăn, tập luyện, hãy suy nghĩ về những điều tích cực để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:.healthline.com, webmd.com/, mayoclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả

107

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vì sao cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi?

Vì sao cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Phác đồ điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Phác đồ điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

107

Bài viết hữu ích?