Suy giảm trí nhớ là một tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới, lưu giữ lại thông tin đã biết trước đó. Sự suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện dần dần theo thời gian hoặc đột ngột, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khoảng 40% người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên bị suy giảm trí nhớ. Có nhiều loại suy giảm trí nhớ, từ những loại nhẹ như lơ đãng, kém tập trung, hay quên cho đến bệnh suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, khiến người bệnh có thể gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ rất đa dạng bao gồm các yếu tố như: Tuổi tác, căng thẳng, thiếu ngủ, các bệnh lý liên quan đến não, tác động của các chất gây nghiện như thuốc lá và rượu, hay các vấn đề khác về sức khỏe tâm thần.
Tuổi tác là một nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Quá trình lão hóa tự nhiên tỉ lệ thuận với suy giảm chức năng của não bộ và hệ thống thần kinh. Càng có tuổi thì các tế bào não giảm đi số lượng và có khả năng tương tác giảm, làm chậm quá trình truyền thông tin giữa các tế bào não.
Sau tuổi 25, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm. Các thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung, xử lý thông tin và ghi nhớ.
Một số căn bệnh có thể là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ đặc biệt phải kể đến bệnh Alzheimer thường gặp ở người cao tuổi gây suy giảm trí nhớ vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có do một số nguyên nhân khác bao gồm:
Các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý ở các cơ quan khác ngoài não cũng dẫn đến lú lẫn hoặc mất trí nhớ:
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc thuốc an thần, thuốc chống co giật, và thuốc chống dị ứng… cũng là một nguyên suy giảm trí nhớ:
Gốc tự do là các phân tử có khả năng gây tổn thương cho tế bào và các cấu trúc tế bào trong cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa và và quá trình tiếp xúc với các yếu tố môi trường như: Tia UV, ô nhiễm…các gốc tự do này được tạo ra. Các gốc tự do Gây tổn thương cho tế bào và các cấu trúc tế bào trong cơ thể dẫn đến sự lão hóa, bệnh tật.
Quá trình oxy hóa do các gốc tự do cũng có thể gây hại cho não bộ và là một trong các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Để giảm tác động của gốc tự do, việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và tránh các tác nhân gây ra gốc tự do như thuốc lá và ô nhiễm môi trường đóng vai trò quan trọng.
Trầm cảm và stress đều có thể là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Stress đi kèm với sự lo âu, căng thẳng từ đó làm giảm khả năng tập trung và chú ý, gây suy giảm trí nhớ tạm thời.
Trong khi đó, trầm cảm lại dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ dài hạn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, stress hoặc có dấu hiệu của trầm cảm, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để được phát hiện, điều trị kịp thời.
Giấc ngủ đủ và chất lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và cải thiện trí nhớ. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc … có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ. Một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể và tâm trí có thể thư giãn, tái tạo và tăng khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin.
Khi một người phải đối mặt với áp lực công việc lớn, thường xuyên chạy deadlines có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và trí nhớ của họ. Lâu dần, không những tạo mệt mỏi, chán nản mà còn có thể gây suy giảm trí nhớ.
Để giảm tác động của áp lực công việc lên trí nhớ, hãy tập cách quản lý công việc hiệu quả, bố trí thời gian hợp lý, dành thêm thời gian cho các hoạt động thư giải trí và thư giãn
Chế độ ăn không cân bằng, chưa đầy đủ chất dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe của não bộ.
Hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm cả quá trình học tập và ghi nhớ. Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường hoặc giảm sản xuất hormone estrogen có thể gây suy giảm trí nhớ. Chẳng hạn như sự tăng hoặc giảm chức năng tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone thyroxine.
Mất cân bằng hormone thyroxine có thể gây ra tình trạng lú mờ, mệt mỏi, và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ. Hoặc, trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ thường trải qua sự giảm sản xuất hormone estrogen. Sự suy giảm estrogen có thể gắn liền với sự giảm chức năng trí nhớ và tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Lạm dụng chất kích thích có trong rượu, thuốc lá, thuốc lá điện tử, bóng cười hoặc ma túy là nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Các chất kích thích này gây hại cho trực tiếp đến não bộ và làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Hơn nữa, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ, điển hình như Alzheimer.
Chế độ dinh dưỡng đóng khoa học và phù hợp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống có lợi cho trí não mà bạn có thể áp dụng trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa dồi dào, giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương. Các loại trái cây và rau tốt cho trí não gồm quả việt quất, cam, quýt, bưởi, táo và các loại rau có màu xanh đậm, cà rốt, khoai lang, súp lơ, ớt chuông, hành tây, cần tây…
Các loại chất béo tốt, chẳng hạn như omega-3 có thể giúp cải thiện chức năng não bộ. Những thực phẩm chứa nguồn chất béo tốt gồm các loại cá biển, hạt óc chó, hạt chia và hạt lanh, dầu oliu, quả bơ…
Protein vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển và sửa chữa tế bào thần kinh. Những nguồn protein chất lượng cao bao gồm thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành.
Carbohydrate phức tạp là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của não bộ. Những nguồn carbohydrate phức tạp bao gồm ngũ cốc nguyên cám, bí đỏ, khoai lang, khoai tây và các loại đậu.
Nước cũng là một thành phần rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Duy trì thói quen uống đủ khoảng 2 lít nước/ngày.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây ra tình trạng viêm, làm tổn thương não bộ. Ngoài ra nên hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều muối và tránh dung nạp các loại nước có gas hoặc đồ uống có cồn
Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và tăng cường chức năng của não bộ. Bạn có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào mà bản thân yêu thích như: đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội… Duy trì tập thể dục đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Tìm hiểu và học hỏi những điều mới, chơi trò chơi luyện trí não và tham gia các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, hội nhóm, hoặc các sự kiện cộng đồng… giúp kích thích trí não, phòng ngừa suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Duy trì thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Giấc ngủ đủ và chất lượng chính là chìa khóa để phòng ngừa các bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ.
Căng thẳng và stress có thể làm tổn thương não bộ. Các phương pháp thiền và yoga giúp tạo cải thiện tâm trạng, giảm stress và tăng cường khả năng tập trung.
Việc kiểm soát chỉ số huyết áp, cholesterol và đường huyết không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh suy giảm trí nhớ.
Tránh sử dụng quá mức cafein và nicotine, đặc biệt là vào buổi tối để không gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích mạnh vì chúng gây hại cho trực tiếp đến não bộ và tâm lý.
Dù bạn đang có hay không các dấu hiệu suy giảm trí nhớ thì vẫn nên dành thời gian thăm khám sức khỏe định kỳ. Qua quá trình thăm khám và tầm soát, các bác sĩ có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ và tư vấn cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Tóm lại, suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bằng cách hiểu rõ các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể duy trì sức khỏe tinh thần và trí nhớ, giúp cuộc sống trở nên trọn vẹn và hạnh phúc hơn.
Tài liệu tham khảo: Verywellhealth.com
18
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
18
Bài viết hữu ích?