Zalo

Vì sao bạn bị suy giảm trí nhớ tuổi 30?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bạn đã bước qua tuổi 30 và thường xuyên cảm thấy trí nhớ của mình không còn nhạy bén như trước. Sự suy giảm trí nhớ tuổi 30 là 1 vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu vì sao hiện tượng này xảy ra và những cách bạn có thể làm để phòng tránh.

1. Vì sao có hiện tượng suy giảm trí nhớ tuổi 30?

Hiện tượng suy giảm trí nhớ thường xảy ra với người từ 40 – 50 tuổi trở đi. Tuy nhiên, triệu chứng này đang dần có dấu hiệu trẻ hóa, khiến nhiều người lo ngại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau 25 tuổi, mỗi người có tới hơn 3000 tế bào não chết đi mà không được sản sinh thêm. Bên cạnh đó, sự liên kết của các nơron thần kinh cũng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này, gây ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ và tăng nguy cơ mắc các bệnh hội chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh Alzheimer, Parkinson. 

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã thống kê, có tới 85% người dưới 50 tuổi gặp phải ít nhất một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó người dưới 30 tuổi có đến 20 - 30%. Với người ở độ tuổi 30, có những biểu hiện của việc suy giảm trí nhớ, tức là não bộ đang lão hóa dần dần và cảnh báo cần có những phương pháp chăm sóc đặc biệt để giải quyết vấn đề này.

2. Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi 30

2.1. Căng thẳng, lo âu và trầm cảm

Cuộc sống ở độ tuổi 30 đa phần sẽ gặp phải rất nhiều áp lực từ công việc, gia đình, việc học tập, các mối quan hệ xung quanh... dễ dẫn đến căng thẳng và stress điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự chú ý và khả năng ghi nhớ của não bộ. 

Khi hệ thần kinh trở nên căng thẳng khiến chúng ta thường mất tập trung và giảm tốc độ phản ứng với các tình huống, từ đó khiến việc giải quyết vấn đề trở nên chậm chạp. Lâu ngày dẫn đến tình trạng trí nhớ kém, đầu óc không minh mẫn, não bộ bị suy giảm chức năng.

suy giảm trí nhớ tuổi 30
Căng thẳng là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi 30 

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2022 trên tạp chí Frontiers in Psychiatry, căng thẳng mãn tính không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm, điều này có thể gây những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng não bộ.

2.2. Rối loạn giấc ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ - một chứng rối loạn khiến hơi thở ngừng lại trong thời gian ngắn, có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Thiếu ngủ gây ra cảm giác mệt mỏi, từ đó có thể dẫn đến tình trạng sương mù não và các vấn đề về trí nhớ.

Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2022 trên Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ, những người mắc chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ ít có khả năng thực hiện tốt các bài đánh giá được thiết kế để đo lường trí nhớ so với những người không mắc các chứng bệnh đó.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng vào năm 2021 cho thấy, khi không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ điều hướng không gian, loại trí nhớ này bao gồm khả năng nhớ đường đi và nơi bạn đặt đồ vật, chẳng hạn như chìa khóa, điện thoại…

2.3. Tác động của gốc tự do trong quá trình chuyển hóa

Gốc tự do có khả năng gây tổn thương cho tế bào và các cấu trúc tế bào trong cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa và và tiếp xúc với các yếu tố môi trường như: tia tử ngoại, yếu tố ô nhiễm…các gốc tự do này được tạo ra. 

Các gốc tự do gây tổn thương cho tế bào và các cấu trúc tế bào trong cơ thể dẫn đến sự lão hóa, bệnh tật. Quá trình oxy hóa do các gốc tự do cũng có thể gây hại cho não bộ và là một trong các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở tuổi 30. 

2.4. Thuốc

Suy giảm trí nhớ tuổi 30 có thể là dấu hiệu cho thấy thuốc bạn đang sử dụng cần được điều chỉnh. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ dựa theo nghiên cứu của Hiệp hội Người về hưu Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc chống động kinh
  • Một số thuốc giảm đau
  • Thuốc hạ cholesterol
  • Thuốc ngủ

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng cảnh báo rằng các loại thuốc giảm cholesterol được gọi là statin có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và lú lẫn.

suy giảm trí nhớ tuổi 30
Suy giảm trí nhớ tuổi 30 có thể là dấu hiệu cho thấy thuốc bạn đang sử dụng cần được điều chỉnh 

2.5. Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin B12 - một trong những vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh, có thể khiến cơ thể trở nên lơ đãng, dễ nhầm lẫn và thậm chí là chứng mất trí nhớ.

Theo Viện Y tế Quốc gia, mỗi ngày, một người trưởng thành nên được cung cấp khoảng 2,4 microgam vitamin B12 trong chế độ ăn uống từ các loại thực phẩm như sữa, chế phẩm từ sữa, thịt động vật và cá hoặc từ thực phẩm được bổ sung thêm vitamin B12 chẳng hạn như ngũ cốc bổ sung.

Các yếu tố nguy cơ gây thiếu hụt vitamin B12 gây suy giảm trí nhớ ở tuổi 30 bao gồm:

  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa;
  • Tuân theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay nghiêm ngặt;
  • Dùng một số loại thuốc, bao gồm metformin, thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 (cả hai đều là thuốc làm giảm axit dạ dày) và thuốc tránh thai;
  • Tiêu thụ rượu quá mức. 

2.6. Công việc bị quá tải

Quá tải trong công việc cũng là một nguyên nhân thường gặp gây suy giảm trí nhớ tuổi 30. Việc thường xuyên phải làm thêm giờ để có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và khả năng ghi nhớ của não bộ. 

Để giảm tác động của công việc lên sức khỏe trí não, hãy tập cách quản lý công việc hiệu quả, phân bổ thời gian hợp lý, dành thêm thời gian cho các hoạt động thư giải trí và thư giãn. 

2.7. Đột quỵ thầm lặng

Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết các vấn đề liên quan đến suy giảm trí nhớ nhẹ cũng có thể phát triển dần dần sau “đột quỵ thầm lặng” hoặc những trường hợp xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào - ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ hơn. 

Não đặc biệt dễ bị tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu, làm mất oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một nghiên cứu đăng trên BMC Public Health vào năm 2021 đã chỉ ra rằng, những người bị mất trí nhớ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Và chứng hay quên có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh tim mạch, bao gồm cả đột quỵ.

2.8. Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc hoặc ma túy là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Các chất kích thích này gây hại cho trực tiếp đến não bộ và làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Hơn nữa, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ, điển hình như Alzheimer.

2.9. Thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc là quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, cũng như chức năng não. Thiếu ngủ có thể dẫn đến suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi 30 khi nhiều người phải đối mặt với thời gian làm việc kéo dài và lịch trình bận rộn.

3. Làm gì khi bị suy giảm trí nhớ tuổi 30?

Sự suy giảm trí nhớ đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thiếu dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh, hay các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để cải thiện suy giảm trí nhớ ở tuổi 30: 

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người mắc suy giảm trí nhớ cần cân đối hợp lý những thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Trong đó, những thực phẩm chứa nhiều đường, muối, carbohydrate tinh chế, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ… cần được cắt giảm ở mức phù hợp. 

Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ uống có ga cần được đưa vào danh sách hạn chế tối đa.

Chế độ ăn hàng ngày cần được tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), axit béo omega 3, choline có trong cá biển, nấm, ngũ cốc nguyên cám, trứng, sữa…

Nước cũng là một thành phần rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Duy trì thói quen uống đủ khoảng 2 lít nước/ngày.

suy giảm trí nhớ tuổi 30
Xây dựng chế độ ăn uống giúp phòng tránh suy giảm trí nhớ tuổi 30

3.2. Tập luyện thể dục thể thao

Vận động thể lực đều đặn là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và bảo vệ chức năng của não bộ. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi cần có chế độ vận động phù hợp. Ở giai đoạn 30 tuổi, bạn cần cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian vận động sao cho hợp lý, không nên tập luyện quá sức. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể lực, ưu tiên các bộ môn yêu thích và phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

3.3. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ đủ và chất lượng giúp bộ não được nghỉ ngơi, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Tập thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ, cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

3.4. Rèn luyện não bộ cần rèn luyện 

Giống như cơ bắp, não bộ cũng cần được tập luyện hàng ngày để luôn khỏe mạnh, minh mẫn và tăng khả năng ghi nhớ. 

Hãy dành thời gian chơi những trò chơi trí tuệ như: Sudoku, giải đố, cờ vua... thay vì lướt mạng xã hội một cách vô nghĩa cũng là một cách giúp cải thiện trí nhớ suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Hoặc học hỏi những điều mới như: Học một ngôn ngữ mới, học chơi một nhạc cụ mới, tập làm đồ thủ công (chẳng hạn như đan lát và may vá)…cũng là một gợi ý phù hợp dành cho bạn. 

3.5. Bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Sắp xếp kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi rõ ràng, hợp lý là cách giảm bớt áp lực cho não bộ khá hiệu quả. Dành thời gian để thực hiện các hoạt động thư giãn như: đọc sách, trò chuyện với người thân, bạn bè, nghe nhạc hoặc tham gia các hoạt động xã hội giúp não bộ có thời gian để nghỉ ngơi, phòng ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ và tăng khả năng tập trung. 

3.6. Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress 

Căng thẳng, stress chính là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ tuổi 30. Thiền và yoga là hai phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tâm trạng, giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.

Tóm lại, suy giảm trí nhớ tuổi 30 là một tình trạng đáng báo động, tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp phòng tránh và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và bảo vệ sức khỏe não bộ. Đừng quên thăm khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe tâm thần hoặc trí nhớ của mình.

Tài liệu tham khảo: Everydayhealth.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Có mấy loại rối loạn tâm thần thường gặp?

Có mấy loại rối loạn tâm thần thường gặp?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Hướng dẫn cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ

Hướng dẫn cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ

26

Bài viết hữu ích?