Zalo

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B là nhóm 8 loại vitamin thiết yếu có vai trò trong nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể, hỗ trợ các chức năng khác nhau bao gồm tạo ra năng lượng từ thức ăn, sản xuất tế bào máu và duy trì sức khỏe làn da. Vậy các vitamin nhóm B sẽ gồm những loại nào?

1. Vitamin nhóm B là gì?

Vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng để đảm bảo các tế bào cơ thể hoạt động bình thường. Chúng không chỉ giúp cơ thể chuyển đổi các dưỡng chất như carbohydrate, protein, chất béo thành năng lượng mà còn tạo ra các tế bào máu mới, duy trì các tế bào da, tế bào não và các mô cơ thể khoẻ mạnh. Các nhóm vitamin B sẽ gồm 8 loại với các chức năng riêng:

  • Vitamin B1 (Thiamin)
  • Vitamin B2 (Riboflavin)
  • Vitamin B3 (Niacin)
  • Vitamin B5 (Axit pantothenic)
  • Vitamin B6
  • Vitamin B7 (Biotin
  • Vitamin B9 (Folate)
  • Vitamin B12

Các nhóm vitamin B thường xuất hiện cùng nhau trong cùng một loại thực phẩm, vì vậy người bình thường hoàn toàn có thể nhận đủ vitamin nhóm B bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chỉ có những đối tượng không nhận đủ vitamin B từ chế độ ăn uống hoặc thiếu thụ do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, cơ thể đào thải chất quá nhiều mới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các loại vitamin nhóm B.

Ảnh 1: Vitamin nhóm B gồm 8 loại vitamin cần thiết cho cơ thể
Vitamin nhóm B gồm 8 loại vitamin cần thiết cho cơ thể

2. Vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Như đã đề cập, các vitamin nhóm B sẽ gồm 8 loại, cụ thể như sau:

Vitamin B1 (Thiamin):

  • Đây là loại vitamin B có hàm lượng cao trong tim, gan, thận và não. Cơ thể cần vitamin B1 để phá vỡ các phân tử carbohydrate từ thực phẩm; tạo ra một số chất dẫn truyền thần kinh, sản xuất chất béo và tổng hợp một số loại hormon cho cơ thể.
  • Thiamin có thể được cung cấp thông qua các loại thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo, thịt lợn, cá hồi, bí đao, các loại đậu và quả hạch.
  • Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B1 thường là người nghiện rượu, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch, suy tim hoặc đái tháo đường.
  • Khi thiếu vitamin B1 bạn có thể gặp phải các triệu chứng như sút cân, giảm trí nhớ, các vấn đề tim mạch, tê ngứa ở tay, mất khối lượng cơ bắp và giảm phản xạ.

Vitamin B2 (Riboflavin):

  • Là vitamin nhóm B rất cần thiết cho hoạt động sản xuất năng lượng, giúp cơ thể phân huỷ chất béo, hormone steroid và chuyển đổi tryptophan thành niacin (vitamin B3), chuyển đổi vitamin B6 thành coenzym mà cơ thể cần.
  • Các thực phẩm giàu vitamin B2 gồm nội tạng động vật, ngũ cốc ăn sáng tăng cường vitamin, cháo yến mạch, sữa chua, sữa, nấm,…
  • Thiếu hụt Riboflavin có thể gây ra các rối loạn nội tiết, các vấn đề tuyến giáp hoặc loét miệng, môi sưng, nứt nẻ, mắt đỏ, ngứa. Thậm chí thiếu hụt vitamin B2 nghiên trọng có thể dẫn tới thiếu máu và đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B2 khi mang thai có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn.
  • Những đối tượng có nguy cơ thiếu riboflavin cao nhất là những người ăn thuần chay, vận động viên không ăn thịt và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Ảnh 2: Vitamin B2 rất cần thiết cho phụ nữ mang thai
Vitamin B2 rất cần thiết cho phụ nữ mang thai

Vitamin B3 (Niacin):

  • Cơ thể chuyển đổi niacin thành một coenzym gọi là nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). NAD là một phần cần thiết của hơn 400 phản ứng enzyme khác nhau trong cơ thể, cao nhất trong số các coenzym có nguồn gốc từ vitamin.
  • Những enzyme này giúp chuyển hoá năng lượng trong carbohydrate, chất béo vào protein thành dạng mà cơ thể sử dụng được, tăng cường quá trình trao đổi chất trong tế bào,…
  • Thiếu hụt niacin có thể dẫn đến các triệu chứng như khô da, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm.
  • Đa phần những người thiếu niacin thường suy dinh dưỡng, mắc chứng chán ăn tâm thần, rối loạn sử dụng rượu, AIDS, viêm ruột,…

Vitamin B5 (Axit pantothenic):

  • Là vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể để tạo coenzyme, protein và chất béo. Các tế bào hồng cầu mang axit pantothenic đi khắp cơ thể để có thể sử dụng chất dinh dưỡng trong nhiều quá trình khác nhau, tạo ra năng lượng và trao đổi chất
  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B5 gồm gan bò, nấm hương, hạt hướng dương, thịt gà, cá ngừ, bơ, ngũ cốc ăn sáng tăng cường vitamin,…
  • Thiếu hụt vitamin B5 thường hiếm gặp, chủ yếu là những người bị suy dinh dưỡng nặng thiếu hụt nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.
  • Triệu chứng thiếu hụt axit pantothenic gồm tê bì, nóng rát ở tay chân, đau đầu, cáu gắt, bồn chồn, ăn ngủ kém,…

Vitamin B6 (Pyridoxine):

  • Là vitamin tham gia vào hơn 100 phản ứng enzyme trong cơ thể bao gồm chuyển hoá axit amin, phân giải carbohydrate và chất béo, phát triển não bộ, chức năng miễn dịch.
  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 gồm thịt, nội tạng động vật, đậu xanh, cá ngừ, cá hồi, gia cầm, khoai tây, ngũ cốc.
  • Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra thiếu máu, nứt nẻ môi, sưng lưỡi, miễn dịch suy yếu, trầm cảm, lú lẫn,…
  • Những người có nguy cơ thiếu vitamin B6 gồm người bị bệnh thận, bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, nghiện rượu,…

Vitamin B7 (Biotin):

  • Là vitamin nhóm B mà cơ thể cần nhằm phân giải chất béo, carbohydrate, protein cũng như tham gia vào quá trình quy định DNA.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều biotin gồm nội tạng động vật, trứng, cá hồi, thịt lợn, thịt bò,…
  • Thiếu hụt biotin có thể khiến tóc mỏng đi, phát ban quanh mắt mũi, dễ gãy móng tay, trầm cảm, mệt mỏi,…
  • Mặc dù rất hiếm gặp tình trạng thiếu hụt biotin nhưng có thể gặp ở những người bị rối loạn chuyển hoá thiếu hụt biotinidase, nghiện rượu hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú.

Vitamin B9 (Folate):

  • Folate là vitamin B cần thiết cho quá trình sao chép DNA, chuyển hóa vitamin, axit amin, phân chia tế bào. Bởi vì hầu hết mọi người không ăn đủ rau xanh ở mức cần thiết trong thai kỳ do đó trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thường đề xuất rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn thụ thai nên uống 400mcg axit folic mỗi ngày cùng với một chế độ ăn uống đa dạng có chứa folate.
  • Khi phụ nữ có đủ folate trước và trong khi mang thai, thai nhi sẽ ít có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới não và tuỷ sống.
  • Các thực phẩm chứa nhiều folate gồm rau lá xanh đậm, gan bò, trái bơ, đu đủ, nước cam, trứng, đậu, quả hạch.
  • Thiếu hụt folate có thể gây ra các biểu hiện như yếu cơ, đau đầu, nhịp tim nhanh, cáu gắt, loét lưỡi miệng,…
  • Những đối tượng thường thiếu hụt vitamin B9 gồm người nghiện rượu, bệnh Celiac, Phụ nữ mang thai và cho con bú

Vitamin B12 (Cobalamin):

  • Vitamin B12 được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới, tổng hợp DNA, chức năng não và thần kinh, chuyển hoá chất béo và protein,…
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 gồm gan bò, cá hồi, thịt bò, sữa và sữa chua,… Vì vậy những người không ăn các sản phẩm từ động vật có thể cần bổ sung vitamin B12 trong các thực phẩm bổ sung, ngũ cốc tăng cường vitamin hoặc men dinh dưỡng
  • Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ gây mệt mỏi, giảm cân, ăn mất ngon, tê ngứa bàn tay và chân, giảm trí nhớ, trầm cảm,…
  • Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 gồm người cao tuổi, bệnh Celiac, bệnh Crohn, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày, người ăn chay trường,…

3. Có nên sử dụng vitamin B tổng hợp để bổ sung hàng ngày?

Hầu hết các loại vitamin tổng hợp đều chứa một hoặc nhiều loại vitamin B và cung cấp hơn 100% nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, như đã đề cập mọi người hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B thông qua chế độ ăn với đa dạng các loại thực phẩm. Chỉ nên sử dụng vitamin B tổng hợp với các đối tượng không thể ăn hoặc hấp thụ đủ vitamin thông qua chế độ ăn hoặc mắc các bệnh lý giảm hấp thu. Dù sao thì việc bổ sung vitamin B không xấu nhưng không cần thiết nếu bạn đã có một chế độ ăn đa dạng và lành mạnh.

Tóm lại, mỗi loại vitamin B đều có chức năng riêng và phụ thuộc lẫn nhau để hấp thu thích hợp, mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất. Ăn một chế độ ăn đa dạng, lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin B mà một người trưởng thành cần. Ngoài ra, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng vitamin B tổng hợp để bổ sung cho cơ thể nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại vitamin nào.

Trong trường hợp không biết nên bổ sung vitamin B như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Lưu ý khi dùng vitamin nhóm B liều cao

Lưu ý khi dùng vitamin nhóm B liều cao

Các tác dụng của thuốc 3B B1 B6 B12

Các tác dụng của thuốc 3B B1 B6 B12

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

Da vàng là thiếu vitamin gì? Cần bổ sung ra sao?

Da vàng là thiếu vitamin gì? Cần bổ sung ra sao?

58

Bài viết hữu ích?