Zalo

Lưu ý khi dùng vitamin nhóm B liều cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển bình thường của cơ thể người. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin nhóm B liều cao có thể dẫn tới các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc, thậm chí là tổn thương thần kinh. Vì các chất bổ sung vitamin B liều cao chứa đầy đủ cả 8 loại vitamin B nên sẽ có các yếu tố nguy cơ khi sử dụng quá liều các vitamin nhóm B này. Vậy cần lưu ý những gì khi sử dụng vitamin nhóm B liều cao?

1. Đối tượng nào cần sử dụng vitamin nhóm B liều cao?

Vitamin B thông thường sẽ được bổ sung đầy đủ thông qua chế độ ăn. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng có thể cần bổ sung vitamin B liều cao như:

  • Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, chị em cần chú ý bổ sung cho cơ thể vitamin B9 đều đặn 400 mcg hàng ngày để làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Song song với đó, chị em cũng nên bổ sung cả vitamin B12 giúp hỗ trợ điều hoà huyết áp cho người mẹ, giảm tỷ lệ sảy thai và đảm bảo cân nặng cho thai nhi.
  • Người ăn chay trường: Phần lớn vitamin nhóm B tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vì vậy, người ăn chay trường dễ gặp phải hiện tượng cơ thể thiếu hụt vitamin B. Nhóm đối tượng này cần thường xuyên bổ sung vitamin B nếu không muốn cơ thể bị ảnh hưởng do thiếu dưỡng chất.
  • Người từng phẫu thuật cắt dạ dày: Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày có nhu cầu về vitamin B12 cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin nhóm B liều cao ở bệnh nhân này cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời điểm dùng.
  • Người lớn tuổi: Là nhóm đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B do khả năng hấp thu thấp từ thực phẩm khiến phần lớn người trên 65 tuổi bị thiếu hụt vitamin B12. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, người cao tuổi còn có nguy cơ thiếu hụt vitamin B6 dẫn tới trầm cảm vì vậy để duy trì một thể trạng khỏe mạnh, làm chậm tốc độ lão hoá thì người cao tuổi nên bổ sung thêm vitamin nhóm B.
Ảnh 1: Chỉ một số nhóm đối tượng cần bổ sung vitamin B liều cao
Chỉ một số nhóm đối tượng cần bổ sung vitamin B liều cao

2. Nhu cầu của các vitamin nhóm B đối với cơ thể

Một số khuyến nghị về nhu cầu sử dụng vitamin nhóm B gồm có:

  • Vitamin B1: Lượng thiamin được khuyến nghị là 1,5 mg mỗi ngày đối với người lớn và 0,7 mg cho trẻ em từ 1-4 tuổi. Thiamin thường không độc hại cho các đối tượng nói chung.
  • Vitamin B2: Lượng vitamin B2 khuyến nghị hàng ngày đối với người lớn là 1,7 mg và 0,8 mg đối với trẻ em từ 1-4 tuổi.
  • Vitamin B3: Nhu cầu niacin hàng ngày là 20 mg đối với người lớn và 9 mg đối với trẻ em từ 1-4 tuổi. Không có liều vitamin B3 độc hại nào được thiết lập ở người. Tuy nhiên, ở liều cao hơn 50 mg mỗi ngày có thể gây tác dụng phụ như đỏ da. Có thể dùng liều điều trị từ 1500-1600 mg mỗi ngày, nhưng có nguy cơ gây độc cho gan, đặc biệt là khi có bệnh gan từ trước đó.
  • Vitamin B5: Lượng axit pantothenic được khuyến nghị là 5mg mỗi ngày cho người lớn. Loại vitamin này được biết đến là không độc hại đối với người và không có mức tiêu thụ trên có thể chấp nhận được. Tình trạng tiêu chảy được ghi nhận khi dùng 10-20 mg mỗi ngày.
  • Vitamin B6: Lượng pyridoxine được khuyến nghị hàng ngày là 1,3 mg cho người trưởng thành từ 19-50 tuổi. Liều độc cấp tính chưa được thiết lập nhưng người ta biết rằng vitamin B6 có thể gây độc thần kinh ở liều 300-500 mg mỗi ngày theo gian.
  • Vitamin B7: Là đồng yếu tố của enzyme chủ chốt trong quá trình điều hoà gen. Lượng Biotin được khuyến nghị là 30 mcg mỗi ngày ở người lớn.
  • Vitamin B9: Lượng axit folic khuyến cáo hàng ngày là 400 mcg mỗi ngày đối với người trên 14 tuổi; 600 mcg đối với phụ nữ mang thai và 500 mcg đối với phụ nữ đang cho con bú. Nhu cầu vitamin B9 với trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi. Giới hạn trên an toàn của axit folic cho người lớn là 1000 mcg từ thực phẩm tăng cường và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên khi dùng nhiều hơn có thể che giấu các dấu hiệu thiếu vitamin B12 ở người lớn tuổi.
  • Vitamin B12: Lượng cobalamin khuyến nghị hàng ngày là 2,4 mcg đối với người trên 14 tuổi.
Ảnh 2: Nhu cầu của từng vitamin nhóm B ở các đối tượng là khác nhau
Nhu cầu của từng vitamin nhóm B ở các đối tượng là khác nhau

3. Lưu ý khi sử dụng vitamin nhóm B liều cao

Việc ăn thực phẩm chứa nhiều loại vitamin B khác nhau trong chế độ ăn uống hàng ngày không làm cho cơ thể tích trữ vitamin B này, vì chúng tan trong nước và sau đó được loại bỏ qua nước tiểu. Nếu bạn sử dụng các loại vitamin B có liều lượng cao thì sẽ xảy ra tình trạng quá liều vitamin B. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi bạn tự dùng các loại vitamin B có liều lượng cao mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những triệu chứng của việc sử dụng quá liều vitamin B bao gồm:

  • Cảm thấy khát
  • Gặp các vấn đề về da
  • Mờ mắt
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn
  • Đi tiểu nhiều
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đỏ da

Bạn cần đến ngay cơ sở y tế nếu đang gặp phải các triệu chứng quá liều vitamin B. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang dùng vitamin B liều cao mà không được chẩn đoán bị thiếu vitamin B. Uống quá nhiều vitamin B trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, mất kiểm soát các chuyển động cơ thể.

Nguồn: Dr. Catherine Shaffer, Ph.D. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6316433/
https://www.nutriadvanced.co.uk/vitamin-b-complex-90-tablets.html
https://www.news-medical.net/health/Can-You-Take-Too-Much-Vitamin-B.aspx

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Cơ thể thiếu vitamin B2 nên ăn gì để bù đắp?

Cơ thể thiếu vitamin B2 nên ăn gì để bù đắp?

Các tác dụng của thuốc 3B B1 B6 B12

Các tác dụng của thuốc 3B B1 B6 B12

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Vitamin B1 có tác dụng gì?

16

Bài viết hữu ích?