Suy giảm trí nhớ là tình trạng xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay nó có xu hướng trẻ hóa dần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó rất nhiều người quan tâm đến các cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ. Vậy suy giảm trí nhớ cần can thiệp điều trị như thế nào?
1. Suy giảm trí nhớ là gì?
Trước khi tìm hiểu về các cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ, chúng ta cần biết về những đặc điểm của bệnh lý này. Theo bác sĩ, suy giảm trí nhớ, hay gọi ngắn gọn hơn là mất trí nhớ, là một bệnh lý với tập hợp các biểu hiện khác nhau như tình trạng quên bất thường, không thể nhớ về những sự kiện vừa xảy ra hay gặp khó khăn khi nhớ lại các ký ức trong quá khứ… Bệnh suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến chức năng của vỏ não và khi tiến triển theo thời gian sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết chung của chứng suy giảm trí nhớ là việc người bệnh mất đi khả năng ghi nhớ những ký ức mới hoặc mất hoàn toàn những ký ức cũ, tuy nhiên suy giảm trí nhớ sẽ được phân chia thành nhiều dạng với các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Chứng quên ký ức cũ: Bệnh nhân không nhớ đến những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ và nguyên nhân thường là do chứng sa sút trí tuệ;
Chứng quên ký ức mới: Người bệnh không thể nhớ những sự kiện chỉ vừa mới diễn ra, có thể là quên tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nguyên nhân có thể là do tổn thương hồi hải mã trong não liên quan đến bia rượu, chất kích thích hay một số loại thuốc ức chế thần kinh…;
Suy giảm trí nhớ thoáng qua: Dạng mất trí nhớ này xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân từng trải nghiệm những ký ức đau buồn hay cảm xúc tiêu cực, và chính điều này sẽ khiến họ có xu hướng không chấp nhận sự thật.
Bên cạnh đó, chứng suy giảm trí nhớ còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như nhầm lẫn hoặc nhớ sai ký ức, mất phương hướng khi di chuyển… Điểm khác biệt giữa sa sút trí tuệ, bệnh suy giảm trí nhớ chỉ ảnh hưởng đến ký ức và hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh, do đó người bệnh vẫn sẽ nhớ về những thông tin quan trọng về bản thân.
2. Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Để tìm ra cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ phù hợp và hiệu quả nhất, việc xác định nguyên nhân có vai trò rất quan trọng. Theo bác sĩ, suy giảm trí nhớ có thể là một phần không thể thiếu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên hiện nay các trường hợp mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần, do đó ngoài vấn đề tuổi tác thì một số nguyên nhân sau đây vẫn có thể gây suy giảm trí nhớ, bao gồm:
Tác dụng phụ của thuốc;
Chấn thương đầu;
Rối loạn cảm xúc như stress, căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm;
Một số nguyên nhân khác như nghiện ma túy, mắc các bệnh về nhiễm trùng như lao, HIV, giang mai…
3. Cách điều trị suy giảm trí nhớ
Mục tiêu chính của quá trình điều trị suy giảm trí nhớ là kiểm soát triệu chứng và can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị suy giảm trí nhớ dứt điểm, thay vào đó người bệnh có thể cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng nhiều cách, điển hình là những cách sau:
Cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ đầu tiên được đề cập là học các kỹ năng rèn luyện trí nhớ bằng cách tăng cường trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu;
Với nguyên nhân do thiếu vitamin B1, đặc biệt là những người bệnh đã được chẩn đoán mắc hội chứng Wernicke-Korsakoff, cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ được đặt ra hàng đầu là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng cường bổ sung vitamin vào cơ thể;
Tận dụng các thiết bị thông minh như laptop, điện thoại thông minh hay đồng hồ thông minh để tự nhắc nhở bản thân về các cột mốc thời gian cũng như những sự kiện quan trọng trong ngày.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị suy giảm trí nhớ, cụ thể như sau:
Xây dựng thói quen tự ghi chép các triệu chứng bất thường gặp phải trong ngày;
Liệt kê các loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng hàng ngày;
Ghi chú lại những thắc mắc hay câu hỏi cần được giải đáp từ bác sĩ.
Cơ thể không đủ khỏe mạnh sẽ khiến chức năng của não bộ bị suy giảm, và góp phần gây suy giảm trí nhớ. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt và hỗ trợ cho những cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ kể trên, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng với đầy đủ các dưỡng chất quan trọng. Trong đó những nhóm chất sau có thể hỗ trợ người bệnh cải thiện chứng suy giảm trí nhớ bao gồm:
Acid béo omega 3: Đây là loại chất béo thiết yếu và có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá basa,… Acid béo Omega 3 tham gia cấu tạo nên màng tế bào thần kinh và qua đó cải thiện hoạt động của trí não;
Kẽm: Cơ thể thiếu kẽm là yếu tố góp phần gây suy giảm trí nhớ, do đó bổ sung kẽm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Theo bác sĩ, kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc như thịt, cá, các loại hải sản, đặc biệt là hàu biển;
Các chất khoáng và vitamin thiết yếu: Đây là nhóm chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chống oxy hóa tế bào, bao gồm cả tế bào não. Tình trạng thiếu hụt vitamin nhóm B (đặc biệt là acid folic và vitamin B12) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và đưa đến thiếu oxy cung cấp cho não bộ. Vì vậy, một cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ đơn giản là tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin thông qua các loại rau xanh và trái cây tươi.
Tài liệu tham khảo: Healthline.com, msdmanuals.com
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu