Zalo

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống, lo lắng và lo âu là các tình trạng tâm lý mà mọi người có thể bắt gặp một cách thường xuyên. Tác hại của lo âu bên cạnh việc khiến cho mọi người bị stress và mất ngủ thì còn có thể khiến cho trí nhớ bị ảnh hưởng và thậm chí ảnh hưởng chức năng não. Vậy, suy giảm trí nhớ và lo âu có liên hệ mật thiết ra sao và làm thế nào để cải thiện tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Suy giảm trí nhớ và lo âu có liên quan không? 

Rối loạn lo âu là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt ở các nước phát triển. Tình trạng rối loạn lo âu thường xảy ra ở người trong độ tuổi trưởng thành từ 25-65. Rối loạn lo âu lâu ngày sẽ có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, mất ngủ và ảnh hương sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. 

Lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ được sử dụng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mà còn có thể gây ra sự lan tỏa của rối loạn lo âu. Vậy, suy giảm trí nhớ và lo âu có liên quan gì đến nhau. 

1.1. Lo âu gây ra tăng cao nồng độ cortisol

Suy giảm trí nhớ do lo âu quá mức được lý giải là do nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao. Cortisol là một hormon có thể gây ra phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. 

Khi bạn đối mặt với căng thẳng, cơ thể tự chuẩn bị để đối phó với tình huống nguy hiểm. Sau khi tình huống căng thẳng qua đi, thường cơ thể sẽ thư giãn và trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khi rối loạn lo âu lan tỏa xảy ra, cơ thể có thể sản xuất quá nhiều cortisol, làm trì hoãn phản ứng thư giãn và khiến bạn mắc kẹt trong trạng thái căng thẳng cao độ. Điều này làm cho các tế bào thần kinh không rơi vào trạng thái thư giãn và dễ dàng bị tổn thương, điều này ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin và ghi nhớ.

Ngoài ra, tình trạng suy giảm trí nhớ và lo âu còn được nhiều chuyên gia sức khỏe nhận định rằng có thể tăng nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức và phát triển bệnh Alzheimer.

1.2. Suy giảm trí nhớ và lo âu: Mất ngủ là nguyên nhân thường gặp

Trước khi có gặp các vấn đề về trí nhớ, thông thường rối loạn lo âu sẽ gây ra mất ngủ kéo dài cho người bệnh. Sự lo lắng và căng thẳng thường xuyên cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 60% đến 70% những người mắc rối loạn lo âu tổng quát thường gặp vấn đề về giấc ngủ

Suy giảm trí nhớ do lo âu quá mức thường biểu hiện rõ ràng qua tình trạng chất lượng chất ngủ của bạn. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến trí nhớ theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, việc giấc ngủ không đủ chất lượng có thể làm giảm khả năng tập trung và gây khó khăn trong việc học hỏi. 

lo âu kéo dài làm suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ do lo âu quá mức thường biểu hiện rõ ràng qua tình trạng chất lượng chất ngủ của bạn 

Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ. Trong khi bạn ngủ, não của bạn xử lý thông tin mà bạn đã học trong suốt ngày và chuyển chúng sang bộ nhớ dài hạn để sử dụng sau này.

1.3. Suy giảm trí nhớ và lo âu biểu hiện như thế nào?

Suy giảm trí nhớ do lo âu quá mức có một số biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày mà bạn có thể không hề hay biết. Tuy nhiên, người thân và bạn bè có thể phát hiện và nói với bạn để cân nhắc việc đến bác sĩ để kiểm tra. 

  • Quên nơi đã đậu xe trong bãi đậu xe.
  • Thường xuyên mất các vật dụng như chìa khóa hoặc điện thoại.
  • Phải lặp lại những điều đã nói trong cuộc trò chuyện vì không nhớ đã nói gì.
  • Khó nhớ lại chỉ đường hoặc thông tin được cung cấp.
  • Khó nhớ các mặt hàng bạn muốn mua khi đi vào cửa hàng.

2. Các cách cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và lo âu kéo dài 

Suy giảm trí nhớ và lo âu nếu không điều trị và cải thiện lâu ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất trí nhớ và khả năng ghi nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang trong tình trạng lo âu kéo dài làm suy giảm trí nhớ thì hãy áp dụng một số cách sau đây để cải thiện. 

2.1. Các liệu pháp thư giãn 

Để đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ và lo âu kéo dài, cách tốt nhất bạn có thể làm là để cho não bộ được nghỉ ngơi. Một số liệu pháp thư giãn sau đây mà bạn nên áp dụng. 

  • Sử dụng kỹ thuật hít thở sâu.
  • Thực hành thiền.
  • Tập trung vào sự quan tâm và chăm sóc bản thân.
  • Thực hiện các bài tập thư giãn cơ tiến bộ.
  • Sử dụng hình ảnh hướng dẫn để giảm căng thẳng.

2.2. Duy trì việc tập luyện thể thao

  • Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên là một phương tiện hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng lo âu kéo dài.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục có thể giúp trong việc điều trị và ngăn ngừa chứng lo âu.
lo âu kéo dài làm suy giảm trí nhớ
Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên là một phương tiện hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng lo âu kéo dài 

2.3. Thử một số cách làm tăng khả năng ghi nhớ

  • Ghi chép những điều quan trọng ra sổ tay: Viết ra những thông tin quan trọng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ.
  • Tổ chức: Ghép các thông tin tương tự lại với nhau hoặc sắp xếp chúng theo một cách mà dễ dàng để ghi nhớ hơn.
  • Tập sử dụng sơ đồ tư duy: Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc hình ảnh hóa để biểu diễn các khái niệm, giúp trí não dễ dàng hình dung và ghi nhớ.
  • Tận dụng các kỹ năng ghi nhớ của bạn, như kỹ năng liên quan đến giác quan, để tăng cường khả năng ghi nhớ.

3. Khi nào cần đi khám điều trị?

Các vấn đề về trí nhớ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc, khối u não, rối loạn não, sử dụng chất gây nghiện, tình trạng y tế, thiếu hụt dinh dưỡng và các nguyên nhân khác. Để xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, việc thảo luận với bác sĩ là quan trọng. Mặc dù lo lắng có thể là nguyên nhân chính, nhưng các yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Do đó, việc nói chuyện với bác sĩ về các vấn đề về trí nhớ là điều cần thiết.

Nhìn chung, suy giảm trí nhớ và lo âu là tình trạng sức khỏe tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng do căng thẳng trong thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến khả năng ghi nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn mà cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như khả năng mắc bệnh Alzheimer tăng cao. Do đó, việc thực hành lối sống lành mạnh, tránh xa các thói quen có hại và đầu tư cho một giấc ngủ ngon là rất quan trọng để cơ thể không bị suy giảm trí nhớ do lo âu quá mức. 

Bên cạnh các cách phòng tránh suy giảm suy giảm trí nhớ kể trên, hiện nay nhiều nghiên cứu về việc đưa Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có tác động đối với suy giảm trí nhớ. NAD+ là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự giảm NAD+ có thể liên quan đến quá trình lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung NAD+ không những giảm thiểu suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà còn giúp cơ thể tăng năng lượng, khả năng phục hồi và cải thiện trí nhớ ở tất cả mọi người.

Tài liệu tham khảo: Verywellmind.com, Healthline.com, Rivier.edu

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm Xem thêm bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vì sao bạn bị suy giảm trí nhớ tuổi 30?

Vì sao bạn bị suy giảm trí nhớ tuổi 30?

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Các lưu ý khi sử dụng tế bào gốc: Ưu và nhược điểm

Các lưu ý khi sử dụng tế bào gốc: Ưu và nhược điểm

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

26

Bài viết hữu ích?