Căng thẳng, stress là một phản ứng dây chuyền biểu hiện về mặt thể chất, cảm xúc, tinh thần. Tiếp đến chúng gây ra sự ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày, bao gồm cả suy nghĩ và trí nhớ. Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận có 2 loại căng thẳng và cả 2 loại căng thẳng này đều gây ra những phản ứng sinh lý cho cơ thể, đó là:
Vậy tại sao stress gây suy giảm trí nhớ? Cortisol là một loại hormone gây stress chính trong cơ thể và được sản xuất ở tuyến thượng thận. Theo đó, cortisol được giải phóng vào cơ thể để phản ứng với các tình huống căng thẳng hoặc đe dọa. Chúng ta có thể coi cortisol như một chuông báo cháy, cảnh báo cơ thể phản ứng với mối nguy hiểm bằng cách chống lại mối đe dọa.
Có thể khẳng định, cortisol rất quan trọng đối với chức năng của phản ứng, vì nó có thể kích hoạt các phản ứng, điển hình như:
Bị suy giảm trí nhớ vì stress kéo dài được giải thích là khi nồng độ cortisol cao bất thường hoặc tăng đột biến kéo dài sẽ không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể như tăng cân, tiêu hóa kém mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, suy nghĩ làm việc. Theo đó, stress có thể ảnh hưởng đến trí nhớ bằng cách khiến cho các khớp thần kinh ở vùng hải mã, vỏ não trước trán bị thoái hóa dần theo thời gian, cụ thể:
Do đó, stress gây suy giảm trí nhớ là hoàn toàn có cơ sở, chúng gây khó khăn trong việc xử lý, lưu trữ và thu hồi thông tin ở các vùng não chịu trách nhiệm về cảm xúc, hành vi, trí nhớ và sự nhận thức,...
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, căng thẳng có thể khiến não bộ bị thu nhỏ lại. Trong đó, lượng cortisol dư thừa có thể khiến não bị mất đi và không thể sản xuất ra các tế bào thần kinh mới, cũng như các khớp thần kinh. Nếu tiếp tục tiếp xúc nhiều lần với cortisol, stress căng thẳng thì khi chúng ta già đi có thể khiến khớp thần kinh dần co lại và mất đi.
Không dừng lại ở đó, stress cũng khiến chất độc có cơ hội xâm nhập vào não bộ, khiến hàng rào máu não, lớp phủ bảo vệ có thể bị suy yếu, bao gồm cả các gốc tự do có thể giết chết tế bào thần kinh.
Đặc biệt, sự thoái hóa vùng não do căng thẳng có thể gây ra chứng nhanh quên - đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất trí nhớ ở những người cao tuổi.
Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là stress cũng chỉ là một phần gây ra sự ảnh hưởng đến não bộ, còn nhiều yếu tố khác cũng gây ra tình trạng thoái hóa, suy giảm trí nhớ. Do đó, nếu bạn bị suy giảm trí nhớ trầm trọng, thì hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Bị suy giảm trí nhớ vì stress kéo dài là hoàn toàn có cơ sở, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tình trạng stress có thể ảnh hưởng đến trí nhớ theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách cũng có những tác động riêng biệt.
Stress có thể ảnh hưởng đến cách hình thành trí nhớ, khi gặp phải những tình huống căng thẳng, stress thì con người sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành ký ức ngắn hạn và biến chúng thành những ký ức dài hạn. Điều này cũng có ý nghĩa là việc học sẽ trở nên khó khăn hơn khi bị stress, căng thẳng.
Ký ức cũng có thể thay đổi sau khi chúng được hình thành. Khi nhớ lại một ký ức nào đó, chúng ta có thể chiêm nghiệm bằng những trải nghiệm hiện tại của mình - giống như khi chúng ta lấy một thứ gì đó ra khỏi vị trí và đặt nó trở lại, để lại dấu vân tay khác sau khi xử lý lại nó.
Không chỉ ảnh hưởng đến cách hình thành trí nhớ mà stress còn ảnh hưởng đến các loại ký ức mà chúng ta hình thành. Nếu chúng ta gặp phải tình trạng stress trong một sự kiện nào đó thì chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc ghi nhớ một cách chính xác sự chi tiết của các sự kiện sau này. Vì vậy, tình trạng stress có thể ảnh hưởng đến nhận thức, cũng như khả năng ghi nhớ lại những gì chúng ta nhận thức.
Bị suy giảm trí nhớ vì stress kéo dài xảy ra càng phổ biến trong xã hội hiện đại, nên việc tìm ra những cách cải thiện stress để tăng trí nhớ, tăng sự trẻ trung của não ra rất quan trọng. Theo đó, việc duy trì sức khỏe tổng thể tốt có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa não, tăng sự trẻ trung của não bộ, phòng ngừa các bệnh lý thần kinh hiệu quả. Dưới đây là một số cách cải thiện stress để tăng trí nhớ, tăng sự trẻ trung của não:
Nghiên cứu cho thấy, có một số các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của não bộ. Bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, giàu chất chống oxy hóa như vitamin E và beta carotene. Việc này không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý mãn tính mà còn thúc đẩy giúp cho bộ não luôn khỏe mạnh.
Có thể bạn đã từng gặp những ứng dụng giúp bạn có thể làm trẻ hóa não bộ. Bạn có thể tham gia thực hiện các bài luyện tập trí não như trò chơi ô chữ, ghép hình, đọc sách hoặc học thêm một kỹ năng mới.
Tập thể dục không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất mà còn giúp não bộ luôn được khỏe mạnh. Việc hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng lưu lượng máu đến não, đồng thời cung cấp năng lượng dưới dạng glucose đến các tế bào của não.
Tương tự như chế độ dinh dưỡng và tập luyện, giấc ngủ tốt cũng hỗ trợ sức khỏe tinh thần và trí não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ có thể cải thiện khả năng hồi tưởng trí nhớ và “giảm mệt mỏi về tinh thần”. Hãy thiết lập đồng hồ sinh học và giữ một không gian thoáng mát, yên tĩnh để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Có thể thấy, stress gây suy giảm trí nhớ theo nhiều cách và khiến não bộ bị ảnh hưởng, ngoài các biện pháp kể trên bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp bổ sung NAD theo đường tĩnh mạch - Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) được nghiên cứu có tác dụng trẻ hóa não bộ, cung cấp các chất dinh dưỡng tốt giúp tăng cường hoạt động của não, từ đó làm tăng khả năng ghi nhớ, giúp đầu óc trở nên minh mẫn, sáng suốt.
Tài liệu tham khảo: Montclairmemoryclinic.com, Verywellmind.com
67
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
67
Bài viết hữu ích?