Thông thường, khi nhắc đến suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, trung niên, mọi người hay nghĩ tới bệnh Alzheimer và đây là nhầm lẫn khá phổ biến. Do đó, có không ít người thắc mắc rằng suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì và làm sao có thể phân biệt được chính xác các triệu chứng khác nhau này. Trên thực tế, chứng sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ có thể do bạn đang mắc phải một trong các bệnh sau.
Nếu bạn đang có những biểu hiện nhẹ của bệnh trầm cảm thì đó chính là câu trả lời cho việc bị suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì. Nếu bạn đang trải qua giai đoạn trầm cảm, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ công việc hàng ngày. Giấc ngủ của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng, có thể ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Bạn có thể sẽ không muốn gặp gỡ bạn bè và gia đình và thường cảm thấy mất hy vọng về bản thân trong một thời gian.
Trong khi đó, chứng suy giảm trí nhớ cũng là một biểu hiện của người bị mắc bệnh Alzheimer. Nhưng việc thăm khám sức khỏe và thảo luận với bác sĩ về các dấu hiệu bạn đang gặp phải sẽ giúp xác định chẩn đoán chính xác.
Suy giảm trí nhớ là bệnh gì, có liên quan đến đường tiết niệu không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu hoàn toàn có thể gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng, ảnh hưởng rõ ràng có thể biểu hiện qua việc đi tiểu tiện đau rát hoặc có máu, bạn có thể thấy tức ở bàng quang mặc dù uống ít nước hơn bình thường. Lau ngày tổn thương có thể ảnh hưởng tới thận.
Ở người cao tuổi, suy giảm trí nhớ do viêm đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng bắt nguồn đột ngột, tương tự như bệnh Alzheimer. Các triệu chứng có thể bao gồm sự bối rối, không thoải mái, buồn ngủ hoặc khó tập trung. Một số người có thể gặp ảo giác, cảm thấy họ thấy hoặc nghe thấy điều gì đó mà không ai khác có thể.
Trong một số trường hợp, suy giảm trí nhớ có thể là biểu hiện của bệnh lý tuyến giáp bao gồm suy giáp và cường giáp. Tuyến giáp tạo ra các hormone quan trọng giúp điều chỉnh hoạt động của cơ thể và kiểm soát sự tiêu hao năng lượng từ thức ăn. Khi tuyến giáp hoạt động quá nhanh hoặc quá chậm, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bạn. Hai bệnh tuyến giáp phổ biến ngày nay có thể ảnh hưởng làm suy giảm trí nhớ là cường giáp và suy giáp.
Trong một số trường hợp, tiểu đường có thể là câu trả lời cho vấn đề suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì. Ở người bệnh đái tháo đường, khi mức đường máu giảm quá thấp, cơ thể và não không có đủ nhiên liệu để hoạt động bình thường, gây ra tình trạng hạ đường huyết. Trong các trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến sự bối rối trong thực hiện các hoạt động hàng ngày cơ bản, cũng như cảm giác vụng về, say sưa hoặc thậm chí làm mất ý thức và suy giảm trí nhớ tạm thời.
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì, đôi khi, tình trạng này có thể do cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12, là một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, dây thần kinh và DNA, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp nó mà cần phải lấy từ thực phẩm. Do B12 thường chỉ được tìm thấy trong sản phẩm động vật, nên những người theo chế độ ăn chay có thể không nhận đủ lượng cần thiết.
Điều cần thiết đó chính là bổ sung vitamin B12 từ chế độ ăn hàng ngày, nếu bạn ăn chay, có thể tham khảo việc bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm bổ sung như viên uống vitamin tổng hợp để đảm bảo cơ thể không thiếu vi chất này.
Bệnh Alzheimer có lẽ là căn bệnh được nhắc tới nhiều nhất khi có ai đó thắc mắc suy giảm trí nhớ biểu hiện của bệnh gì. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh về não không thể khôi phục, khiến trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và năng lực tư duy bị suy giảm dần, cuối cùng dẫn đến khả năng không thể hoàn thành các công việc cơ bản. Bệnh này thường tiến triển chậm, bắt đầu từ các triệu chứng đãng trí nhẹ và dần trở nên nghiêm trọng hơn khi tổn thương não tăng lên.
Alzheimer là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Trung bình, người mắc Alzheimer chỉ sống được khoảng 8-10 năm sau khi bắt đầu phát hiện bệnh. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
Để chẩn đoán chính xác suy giảm trí nhớ là bệnh gì, bạn có thể cần phải xem xét tình trạng của sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, việc gặp các bác sĩ hay đến bệnh viện để chụp phim đánh giá tình trạng não, thực hiện các xét nghiệm tổng quát cũng đóng vai trò quan trọng, vì các triệu chứng suy giảm trí nhớ ở nhiều bệnh là tương đối giống nhau.
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì và khi nào cần đi khám bác sĩ. Trong cuộc sống hàng ngày, lối sống thiếu khoa học như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia thường xuyên hay thức khuya, mất ngủ cũng có thể gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Khi đó, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học một thời gian là có thể cải thiện. Tuy vậy, nếu gặp tình trạng sau đây thì nên xem xét gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Nếu bạn có những nghi ngờ về mất trí nhớ của mình và những điểm trên gây ảnh hưởng đáng kể, việc thăm bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn là điều nên làm.
Bên cạnh Alzheimer, một số bệnh lý phổ biến hiện nay như bệnh lý tuyến giáp và đái tháo đường có thể gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích việc thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích và thuốc lá để không ảnh hưởng đến các tế bào não. Hy vọng với những thông tin đề cập trên đây, bạn đọc đã trả lời được thắc mắc “suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?”.
Hiện nay nhiều nghiên cứu về việc đưa Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có tác động đối với suy giảm trí nhớ. NAD+ là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự giảm NAD+ có thể liên quan đến quá trình lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung NAD+ không những giảm thiểu suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà còn giúp cơ thể tăng năng lượng, khả năng phục hồi và cải thiện trí nhớ ở tất cả mọi người.
Tài liệu tham khảo: Webmd.com, Healthdirect.gov.au, Forbes.com, Mayoclinic.org
40
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
40
Bài viết hữu ích?