Zalo

Căng thẳng có hại cho hệ thống miễn dịch không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Căng thẳng là một cảm giác quen thuộc với tất cả mọi người và thường tăng cao trong những giai đoạn cấp bách. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức về tinh thần và gây ra các triệu chứng khó chịu về thể chất khi hệ thống nội tiết phản ứng. Vậy khi cơ thể bị căng thẳng có làm suy giảm miễn dịch không?

1. Căng thẳng làm suy yếu hệ miễn dịch như thế nào?

Căng thẳng tạo ra một loại hormone gọi là cortisol, trong thời gian ngắn có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách hạn chế tình trạng viêm. Nhưng theo thời gian, cơ thể quen dần với việc có quá nhiều cortisol trong máu, điều này tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn và có thể ngăn chặn khả năng chống lại những tác nhân từ bên ngoài của hệ thống miễn dịch.

Nếu bạn không kiểm soát mức độ căng thẳng của mình, tình trạng viêm mãn tính, căng thẳng làm suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến sự phát triển và tiến triển của nhiều bệnh về hệ thống miễn dịch, bao gồm:

  • Viêm khớp;
  • Đau cơ xơ hóa;
  • Lupus ban đỏ;
  • Bệnh vẩy nến;
  • Bệnh viêm ruột;

Căng thẳng kéo dài làm cơ thể yếu do căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, bao gồm nhịp tim nhanh và bệnh tim, cũng như loét dạ dày. Đồng thời, căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh ung thư khác nhau.

căng thẳng làm suy giảm miễn dịch
Căng thẳng kéo dài làm cơ thể suy yếu

2. Căng thẳng có hại cho hệ thống miễn dịch không?

Căng thẳng và hệ thống miễn dịch có mối quan hệ phức tạp. Hệ thống miễn dịch có khả năng nhận biết khi nào cơ thể gặp căng thẳng về công việc, gia đình, tài chính hoặc các sự kiện hiện tại. Cơ quan bảo vệ tự nhiên của cơ thể rất nhạy cảm với căng thẳng tâm lý, đặc biệt nếu nó mãn tính.

Theo nghiên cứu từ hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng kéo dài có thể làm giảm số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên hoặc tế bào lympho trong cơ thể, vốn cần thiết để chống lại virus. Đồng thời, căng thẳng cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng viêm. Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách hạn chế tình trạng viêm. Nhưng theo thời gian, cơ thể có thể quen với việc có quá nhiều cortisol trong máu và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn. Nếu tình trạng viêm dai dẳng và lan rộng thì cũng có thể góp phần gây ra các bệnh mãn tính, bao gồm xơ vữa động mạch. Đây chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức tạp giữa căng thẳng và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, căng thẳng kéo dài làm cơ thể yếu do làm giảm số lượng tế bào lympho của cơ thể - loại tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng. Mức độ tế bào lympho càng thấp thì cơ thể càng có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi-rút, bao gồm cả bệnh cảm lạnh và vết loét thông thường.

Mức độ căng thẳng cao cũng có thể gây ra trầm cảm và lo lắng dẫn đến mức độ viêm nhiễm cao hơn. Về lâu dài, mức độ viêm cao, kéo dài cho thấy hệ thống miễn dịch giảm do căng thẳng, làm việc quá sức, quá mệt mỏi và không thể bảo vệ cơ thể đúng cách.

căng thẳng làm suy giảm miễn dịch
Mức độ căng thẳng cao có thể gây ra trầm cảm

3. Bạn có thể làm gì để giảm căng thẳng kéo dài?

Các chiến lược giúp ngăn ngừa tình trạng căng thẳng làm suy giảm miễn dịch, bao gồm:

  • Dành thời gian cho các mối quan hệ: Căng thẳng kéo dài làm cơ thể yếu. Trong thời gian căng thẳng, bạn có thể cảm thấy muốn lùi lại và tránh giao tiếp. Tuy nhiên, đây là lúc việc tiếp cận những người yêu thương có ý nghĩa nhất. Một cách đơn giản để giảm căng thẳng làm suy giảm miễn dịch là dành chút thời gian để trò chuyện video với bạn bè, tham dự một buổi họp mặt trực tuyến hoặc gọi điện cho thành viên gia đình.
  • Nghe nhạc hoặc nghe postcard: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ca hát và nghe nhạc với mức độ cortisol thấp hơn, “hormone gây căng thẳng” và giảm cảm giác căng thẳng.
  • Đi dạo: Theo nghiên cứu cứ 90 phút đi bộ ngoài trời có thể làm giảm hoạt động trong não liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại. Đó cũng là một cách tuyệt vời để đưa một số hoạt động thể chất vào trong ngày.
  • Thiền (còn gọi là chánh niệm): Thiền là cách giảm căng thẳng kéo dài làm cơ thể yếu. Thiền trong thời gian kéo dài từ 10 phút đến 15 phút ba hoặc bốn lần mỗi tuần để giảm căng thẳng. Nó làm giảm mức cortisol và giảm viêm. Nghiên cứu cũng cho thấy thiền giúp ngăn ngừa sự phân hủy nhiễm sắc thể dẫn đến ung thư và lão hóa sớm.
  • Yoga: Tập yoga cũng làm giảm nồng độ hormone căng thẳng và làm dịu hệ thần kinh của bạn để giảm viêm. Hít thở sâu giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. Tư thế lộn ngược trong yoga giúp lưu thông chất lỏng qua hệ thống bạch huyết và lọc chất độc. .
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cortisol và các hormone gây căng thẳng khác. Nó cũng giải phóng endorphin, là loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giấc ngủ một cách hiệu quả.
  • Ngủ đủ: Cố gắng tránh đồ uống có chứa caffein vào buổi chiều để bạn có thể dễ ngủ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, bạn cần cố gắng thiết lập thói quen để có được giấc ngủ ngon dễ dàng hơn như tránh nhìn vào màn hình khi ở trên giường. Ngủ đủ giấc cũng giúp đầu óc tỉnh táo và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Ngoài những cách đơn giản trên để giảm căng thẳng kéo dài bạn cũng có thể sử dụng tới phương pháp tăng cường miễn dịch bằng liệu pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt chất tác dụng nhằm giúp cơ thể bù khoáng, cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào. Phương pháp này có tác dụng mang lại vẻ đẹp rạng rỡ, tự tin, mãi tươi trẻ như tuổi 20 và tăng cường sức đề kháng một cách chủ động.

Nguồn: baptisthealth.com - health.clevelandclinic.org - health.umms.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

39

Bài viết hữu ích?