Zalo

Vì sao mỡ máu cao gây chóng mặt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều người gặp tình trạng mỡ máu cao gây chóng mặt, nguyên nhân có thể do biến chứng của mỡ máu tăng cao. Mỡ máu cao không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Cụ thể các biến chứng có thể gặp là tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não hay suy tim…

1. Mỡ máu cao gây bệnh gì?

Nhiều người đặt ra câu hỏi mỡ máu cao gây bệnh gì? Cholesterol hay còn được gọi là mỡ máu kết quả của bệnh mắc phải nguyên nhân do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hàng ngày hay lối sống sinh hoạt không khoa học. Đa số mỡ máu cao không có bất cứ dấu hiệu triệu chứng nào rõ ràng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để xác định xem bạn có bị mỡ máu tăng cao hay không.

Cholesterol được chia ra làm 2 loại chính là cholesterol xấu, có hại LDL -cholesterol và cholesterol tốt, có lợi hay HDL-cholesterol. Theo thời gian chỉ số LDL-cholesterol tăng cao có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ mảng bám trong thành động mạch từ đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Tình trạng bệnh này làm hẹp lòng động mạch, từ đó gây ra các biến cố liên quan đến vấn đề tim mạch khác.

Mỡ máu tăng cao không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe cụ thể như sau:

  • Xơ vữa động mạch là hiện tượng tích tụ của các chất béo lắng đọng trong mạch máu;
  • Bệnh động mạch cảnh tình trạng bệnh lý làm hẹp các mạch máu đưa máu từ tim đến não;
  • Bệnh mạch vành đặc trưng là do xuất hiện tổn thương ở các mạch máu chính của tim;
  • Đau thắt ngực, đau tim;
  • Bệnh động mạch ngoại biên gây ra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu mang máu từ tim đi nuôi dưỡng đến các chi;
  • Tai biến mạch máu não.
mỡ máu cao gây chóng mặt
Mỡ máu gây bệnh gì là vấn đề nhiều người quan tâm 

2. Mỡ máu cao có gây chóng mặt không?

Mỡ máu cao có gây chóng mặt không? Nếu chỉ là bị mỡ máu hay cholesterol tăng cao đơn thuần thì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nồng độ cholesterol tăng cao, đặc biệt là cholesterol xấu tăng cao (LDL-C) có thể gián tiếp gây ra các dấu hiệu triệu chứng. Điều này xảy ra bởi cholesterol cao làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch là một tình trạng trong đó cholesterol và các thành phần khác tích tụ, tạo thành những mảng bám dọc thành động mạch. 

Tình trạng xơ vữa động mạch có thể là nguyên nhân gây ra một cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ. Tình trạng mỡ máu cao gây chóng mặt, đau đầu là triệu chứng đi kèm. 

Do đó, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám nếu xuất hiện tình trạng mỡ máu cao gây chóng mặt thường xuyên. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh xơ vữa động mạch cảnh đến não. Nếu không can thiệp và xử lý kịp thời, nó có thể gây ra đột quỵ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

3. Những ảnh hưởng của mỡ máu cao đến cơ thể

Bên cạnh mỡ máu cao gây chóng mặt, mỡ máu cao có thể gây ra một số tình trạng nguy hiểm sau:

  • Đau thắt ngực: Bản thân mỡ máu tăng cao không gây ra tình trạng đau thắt ngực chỉ bằng cách lưu thông trong máu. Tuy nhiên, khi các động mạch cứng lại do cholesterol tích tụ, thì các động mạch có thể bị thu hẹp theo thời gian khiến máu không thể chảy tốt qua tim gây ra tình trạng đau ngực khi bạn gắng sức hoặc tập thể dục. Đồng thời, việc các mảng bám cholesterol tích tụ trong động mạch đột ngột vỡ ra, gây ra tình trạng đau tức ngực đột ngột kèm theo đau tim.
  • Ảnh hưởng đến thận: mỡ máu cao gây bệnh gì? Khi lưu lượng máu đến thận bị suy giảm nguyên nhân do tích tụ cholesterol hay mỡ máu tăng cao có thể có dấu hiệu sưng phù, đặc biệt là ở chân, tăng huyết áp và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra suy thận. Suy thận là 1 trường hợp khẩn cấp đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Tê bì chân tay: Chân và bàn chân có thể tê hoặc yếu ngay cả khi nghỉ ngơi nếu bạn bị mỡ máu tăng quá cao hoặc bệnh động mạch ngoại biên. Dấu hiệu đặc trưng là cảm thấy ngứa ran và dễ bị chuột rút hơn. Các dấu hiệu đặc trưng khác trên lâm sàng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm mạch yếu ở các chi, chân tay lạnh bất thường, vết thương khó lành và da xanh nhợt nhạt.
  • Ảnh hưởng đến động mạch: Các chất béo tích tụ trong bệnh mỡ máu cao hình thành những mảng bám có thể làm tắc nghẽn động mạch. Khi những mảng bám tích tụ làm cho thành động mạch sẽ dày hơn. Điều này làm giảm lưu lượng máu và giảm cung lượng oxy cung cấp cho các tế bào. Mảng bám này thậm chí có thể chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim, não, xương chậu, chân, cánh tay hoặc thận và có thể đe dọa tính mạng.
  • Ảnh hưởng đến gan: Mỡ máu được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua gan, nó tiết ra cholesterol trong mật hoặc chuyển hóa thành muối mật. Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao có thể góp phần gây tổn thương gan. Chất béo sẽ tích tụ trong gan, có thể gây ra hình thành bệnh lý gan nhiễm mỡ.
  • Ảnh hưởng đến tim: LDL-cholesterol quá cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch nuôi sống tim, có thể dẫn đến đau tim.
  • Ảnh hưởng đến não: Cholesterol xấu (LDL-cholesterol) cao có thể gây bệnh động mạch cảnh, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thậm chí là đột quỵ não. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm mất thăng bằng đột ngột, đau đầu kèm theo chóng mặt, nói khó khăn, mờ mắt, không thể di chuyển và/ hoặc yếu liệt cơ mặt.
mỡ máu cao gây chóng mặt
Bên cạnh mỡ máu cao gây chóng mặt, mỡ máu cao có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

4. Cách để làm giảm mỡ máu cao

Khi bị mỡ máu cao, bạn nên thực hiện:

  • Kiểm tra mỡ trong máu định kỳ với tần suất 3 đến 6 tháng/ lần hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Duy trì cân nặng của bản thân ổn định trong giới hạn bình thường.
  • Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, chơi cầu lông, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu hay yoga …
  • Người bệnh mỡ máu cao cần phải sử dụng thuốc đều đặn, không được bỏ thuốc giữa chừng.
  • Đối với người đang gặp các vấn đề về tim mạch, bệnh thận mạn tính hoặc đái tháo đường thì cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mỡ trong máu ở mức độ tối ưu tác dụng dự phòng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Đối với những người cao tuổi kiểm tra 6 tháng/ lần. Đặc biệt, những người có thể trạng thừa cân, béo phì và những người mắc bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và dự phòng những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với mục đích nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Mỡ máu cao phải làm gì để hạ?

Mỡ máu cao phải làm gì để hạ?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các bài tập thể dục cho người mỡ máu cao

Các bài tập thể dục cho người mỡ máu cao

Vì sao mỡ máu cao gây tê bì chân tay?

Vì sao mỡ máu cao gây tê bì chân tay?

32

Bài viết hữu ích?