Zalo

Các chỉ số xét nghiệm máu cần biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi sức khỏe của con người. Nó cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe tổng quan và có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng mà bạn cần biết và cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm y tế quan trọng được thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng thể và chẩn đoán các tình trạng bệnh lý. Xét nghiệm máu đánh giá thành phần, chức năng và số lượng các yếu tố quan trọng trong máu, bao gồm hồng cầu, tiểu cầu hemoglobin, hematocrit, và nhiều chỉ số khác.

Các mục tiêu chính của xét nghiệm máu bao gồm:

  • Chẩn đoán bệnh

Các chỉ số xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe như các bệnh lý về máu, bệnh tim mạch, bệnh lý gan, bệnh tiểu đường, và nhiều loại ung thư.

  • Đánh giá sức khỏe tổng quan

Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ và nhà y tế đánh giá sự hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, và hệ tiêu hóa.

  • Theo dõi điều trị

Sau khi được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm máu thường được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hiệu quả của liệu pháp hoặc thuốc.

  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Các chỉ số xét nghiệm máu có thể cho biết nếu người đó có thiếu chất dinh dưỡng hoặc có vấn đề về dinh dưỡng như thiếu sắt hoặc vitamin.

  • Đánh giá sự tổn thương

Cuối cùng, xét nghiệm máu có thể sử dụng để theo dõi sự tổn thương do bất kỳ nguy cơ nào, bao gồm cả chấn thương hoặc phẫu thuật

Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi sức khỏe
Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi sức khỏe

2. Các chỉ số xét nghiệm máu cần biết

  • Số lượng hồng cầu 

Đây là một trong các chỉ số xét nghiệm máu vô cùng quan trọng, nó cho biết tổng số lượng hồng cầu trong một lượng máu nhất định.

Chỉ số xét nghiệm máu bình thường khi số lượng hồng cầu nằm trong khoảng 4.5 - 6 triệu hồng cầu/mm³ ở nam và 4 - 5.5 triệu hồng cầu/mm³ ở nữ.Nếu số lượng hồng cầu giảm, có thể chỉ ra tình trạng người bệnh bị thiếu máu. Nếu giá trị hồng cầu tăng, người bệnh có thể mắc chứng tăng hồng cầu.

  • Số lượng tiểu cầu 

Chỉ số này cho biết tổng số lượng tiểu cầu trong máu, đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể.

Chỉ số xét nghiệm máu bình thường khi số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng 4,000 - 11,000 tiểu cầu/mm³.

  • Hemoglobin 

Hemoglobin là một protein trong hồng cầu, Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và mô trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp và chuyển hóa.

Chỉ số xét nghiệm máu bình thường khi chỉ số hemoglobin bình thường nằm trong khoảng 12 - 16 g/dL ở phụ nữ và 13.8 - 17.2 g/dL ở nam.

  • Hematocrit 

Chỉ số này cho biết tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong toàn bộ khối lượng máu.

Chỉ số xét nghiệm máu bình thường khi chỉ số hematocrit thường nằm trong khoảng 37% - 52% ở nam và 32% - 47% ở nữ.

  • Số lượng bạch cầu trong máu 

Bạch cầu là tế bào máu có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh. Bạch cầu tham gia vào việc tiêu diệt vi khuẩn, virus, và các tế bào bất thường trong cơ thể. 

Đối với người bình thường khỏe mạnh thì số lượng bạch cầu ở khoảng từ 4,300 đến 10,800 tế bào trong một mm3. Nếu số lượng bạch cầu tăng thì bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, thiếu folate, thiếu Vitamin B, viêm gan,…

  • Chỉ số glucose

Đây là chỉ số đánh giá lượng đường có trong máu. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng từ 4,1 - 6,1 mmol/l. Những trường hợp vượt ra khoảng này thì có thể bạn đang bị giảm hay tăng đường huyết. Chỉ số này vượt mức càng cao sẽ càng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân

  • Chỉ số men gan (SGPT và SGOT)

SGOT và SGPT là hai loại men Transamin xuất hiện nhiều trong bào tương và ti thể, nhiều nhất là ở tế bào gan. Chỉ số xét nghiệm máu bình thường khi chỉ số bình thường của SGOT và SGPT là khoảng 20 - 40 UI/l.

Khi chỉ số này vượt qua giới hạn bình thường có nghĩa là chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề. Những trường hợp này cần lưu ý chế độ ăn uống. Hạn chế những thức ăn, đồ uống cơ thể khó hấp thu và có độc cho gan như thức ăn nhanh, dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga,…

  • Chỉ số mỡ trong máu (Triglyceride, Cholesterol, LDL-choles, HDL-choles)

Chỉ số Triglyceride bình thường vào khoảng 0,4 - 2,3 mmol/l. Cholesterol vào khoảng 3,4 - 5,4 mmol/l. LDL-choles là 0,9 - 2,1 mmol/l. HDL-choles là 0,0 - 2,9 mmol/l.

Nếu chỉ số này vượt các khoảng trên có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch của bệnh nhân. Chỉ số Cholesterol và LDL-Cholesterol quá cao sẽ xảy ra tình trạng cao huyết áp từ đó nguy cơ tai biến, đột quỵ rất lớn.

Ngược lại, chỉ số HDL-choles càng cao thì đây là dấu hiệu tốt và hạn chế được nguy cơ bị xơ vữa, tắc mạch quản cũng như tai biến.

Chỉ số mỡ trong máu là một trong những chỉ số xét nghiệm máu cần biết
Chỉ số mỡ trong máu là một trong những chỉ số xét nghiệm máu cần biết
  • Chỉ số Gama Glutamyl Transferase (GGT)

GGT là enzyme quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ở gan. Chỉ số GGT bình sẽ nằm trong khoảng 0 - 53 UI/l. Khi gan bạn buộc phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến chức năng lọc thải độc suy yếu thì chỉ số này sẽ tăng cao, nếu kéo dài có thể xảy ra suy gan.

  • Chỉ số Ure trong máu

Đây là một trong các chỉ số xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá được sức khỏe của thận. Chỉ số bình thường sẽ nằm trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l. Nếu khi xét nghiệm chỉ số của bạn vượt quá mức này thì có thể thận của bạn gặp một vấn đề nào đó và có thể là bệnh lý liên quan đến thận.

  • Chỉ số Creatinine

Đây cũng là một chỉ số liên quan đến thận, giới hạn bình thường nằm trong khoảng ở nữ giới là 44 - 97 µmol/l, nam giới 53 - 106 µmol/l. Creatinine được lọc qua cầu thận và theo nước tiểu ra ngoài.

  • Chỉ số Acid Uric

Chỉ số Acid Uric được tạo ra trong quá trình phân giải purine, một thành phần tự nhiên của thức ăn và tế bào cũ. Cơ thể loại bỏ acid uric qua thận và nó được tiết ra qua nước tiểu. Xét nghiệm Acid Uric được sử dụng để đánh giá chức năng thận và xác định nguy cơ và theo dõi bệnh gout)và bệnh thận.

Chỉ số ở nữ giới nằm vào khoảng 150 - 360 µmol/l, ở nam giới là 180 - 420 µmol/l. Chỉ số này khi tăng cao sẽ dẫn đến một số bệnh lý ở thận và bệnh gout.

Lưu ý, để đọc kết quả xét nghiệm máu một cách chính xác hãy tham khảo với bác sĩ. Họ sẽ đưa ra đánh giá chính xác dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và kết quả xét nghiệm cụ thể.

Việc hiểu các chỉ số xét nghiệm máu không chỉ giúp bạn tự quản lý sức khỏe một cách tốt hơn mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hay triệu chứng gì liên quan đến sức khỏe, hãy đăng ký xét nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Drip Hydration Việt Nam. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Nhờ sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nên Phòng Khám Đa Khoa Drip Hydration Việt Nam luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin,,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Bao lâu thì xét nghiệm máu một lần?

Bao lâu thì xét nghiệm máu một lần?

Baso trong xét nghiệm máu là gì?

Baso trong xét nghiệm máu là gì?

23

Bài viết hữu ích?