Trong cơ thể, sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó tạo ra hồng cầu. Hồng cầu lại giúp mang oxy đến các mô cơ thể. Ở người bình thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá huỷ và giải phóng ra. Có 5-10 % lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi và phân.
Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể phải nhận thêm sắt từ thức ăn. Quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày và hành tá tràng. Như vậy khi cơ thể bị mất máu nhiều trong thời gian dài hoặc không nhận được đủ sắt từ thức ăn thì cơ thể sẽ thiếu đi vi chất này. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Cung cấp sắt không đủ
Do trẻ hấp thu sắt kém
Trẻ đang mắc một số bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa, dị dạng ở dạ dày, ruột.
Do mất máu/ sắt mạn tính
Trẻ bị nhiễm giun móc, chảy máu cam nặng tái phát, loét dạ dày tá tràng, hành kinh ở trẻ gái dậy thì.
Do nhu cầu sắt cao
Trẻ trong giai đoạn lớn nhanh dậy thì cần rất nhiều sắt trong khi cơ thể không đủ cung cấp cũng có thể bị thiếu máu thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận ra nên hầu hết các cha mẹ thường không để ý chỉ khi đi khám hoặc vô tình kiểm tra sức khỏe tổng quát mới phát hiện ra. Triệu chứng chính của bệnh thiếu máu bao gồm:
Bệnh nặng có thể gây ra:
Khi có các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các bệnh viện,trung tâm dinh dưỡng uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn, điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của triệu chứng mà trẻ gặp phải. Thông thường với những trường hợp nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bổ sung sắt trong vòng 3-6 tháng. Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi nồng độ sắt của bạn thông qua các xét nghiệm.
Nếu phương pháp bổ sung sắt không làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể, có khả năng chứng thiếu máu ở trẻ là do xuất huyết hay một vấn đề hấp thụ chất sắt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ cần phải chẩn đoán thêm.
Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn bổ sung đúng lúc và đúng cách với các thức ăn có nhiều sắt như các loại rau lá màu xanh đậm như rau muống, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt cừu, hải sản như cua, cá hồi và tôm…
Xổ giun định kỳ hằng năm cho trẻ em trên 12 tháng tuổi.
Đối với các mẹ đang mang thai nên có chế độ ăn giàu sắt, uống viên sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt cho mẹ và bé.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
46
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
46
Bài viết hữu ích?