Zalo

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Truyền sắt là một trong những phương pháp cung cấp sắt qua đường tĩnh mạch với mục đích điều trị thiếu máu do thiếu sắt hay trong một số trường hợp khẩn cấp không thể dung nạp sắt qua đường uống. Tuy vậy, truyền sắt hoàn toàn vẫn có nguy cơ bị tác dụng phụ và khiến cho bạn cảm thấy khó chịu hay nguy hiểm về sức khỏe. Hãy tham khảo các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các nguy cơ khi truyền sắt 

Truyền sắt là một trong phương pháp nhằm cung cấp đủ sắt cho cơ thể khi điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt. Hay trong một số các trường hợp khẩn cấp như người bệnh cần phẫu thuật mà mất mất máu nhiều. Việc truyền sắt ngày nay đã phổ biến hơn trong điều trị thiếu máu thiếu sắt hay trong các trường hợp cần sắt khẩn cấp không thông qua đường uống. Dù vậy, việc truyền sắt vẫn tiềm ẩn các nguy cơ có hại, cụ thể là các tác dụng phụ khi truyền sắt. Dưới đây là một số nguy cơ khi truyền sắt mà bạn có thể gặp. 

  • Truyền sắt có thể mang đến cho bạn nguy cơ bị đau đau đầu, trong miệng có vị kim loại trong miệng hoặc đau các khớp.
  • Một trong các nguy cơ mà người được truyền sắt có thể gặp là đau ngực, chóng mặt, sưng miệng hoặc khó thở. Đây là dấu hiệu nguy cơ mà khi gặp bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức hoặc nên được cấp cứu kịp thời.
  • Một người sau khi truyền sắt có thể sẽ không cải thiện về sức khỏe rõ rệt mà cải thiện sau một vài tuần.Vì việc truyền sắt giúp xây dựng lại lượng sắt dự trữ của một người, vài phải trải qua vài tuần lượng sắt trong cơ thể mới được hấp thu và tăng lên mức bình thường.
tác dụng phụ khi truyền sắt
Việc truyền sắt vẫn tiềm ẩn các nguy cơ có hại, cụ thể là các tác dụng phụ khi truyền sắt 

Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra lượng sắt và lượng máu của người đó để đảm bảo việc truyền sắt có hiệu quả hay không. Cách này sẽ giúp người bệnh giảm được rủi ro và tác dụng phụ khi truyền sắt.

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh hân quay lại nhiều lần để được truyền thêm sắt như một phần trong quá trình điều trị của họ. Bác sĩ có thể tăng liều tùy theo khả năng dung nạp của mỗi người. Thỉnh thoảng, một người sẽ chỉ được truyền một lượng sắt nhất định để theo dõi phản ứng của cơ thể sau và các tác dụng phụ của truyền sắt.

2. Các tác dụng phụ khi truyền sắt

Có những tác dụng phụ có thể xuất hiện khi truyền sắt, thường ở mức độ tối thiểu, nhưng có thể bao gồm:

  • Tình trạng sưng hoặc đau ở mặt, cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.
  • Cảm giác chóng mặt, hoặc có thể ngất xỉu hoặc choáng váng khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi.
  • Đau đớn trong hệ thống tiêu hóa, có thể kèm theo buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy.
  • Vấn đề liên quan đến hô hấp.
  • Táo bón, khó đi đại tiện
  • Cảm giác đau đầu.
  • Đau ở các khớp hoặc cơ bắp.
  • Các vấn đề da, bao gồm cả việc xuất hiện phát ban.
  • Đau ngực.
  • Hạ huyết áp
  • Sốc phản vệ, một phản ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, ngứa hoặc phát ban trên toàn cơ thể.

3. Phòng tránh tác dụng phụ khi truyền sắt 

Tác dụng phụ khi truyền sắt hoàn toàn có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vậy, để hạn chế tác dụng phụ khi truyền sắt, bạn nên tuân thủ các tiêu chí sau.

  • Không nên truyền sắt nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc trong 16 tuần đầu tiên mang thai 
  • Không nên truyền sắt nếu trước đây đã có xảy ra phản ứng xấu (quá mẫn hoặc phản ứng dị ứng) với bất kỳ liệu pháp sắt tiêm tĩnh mạch nào.
  • Để hạn chế tác dụng phụ khi truyền sắt, bạn không nên truyền sắt nếu bạn bị bệnh gan nặng, bao gồm các nhiễm trùng, xơ gan, kể cả tổn thương của thận hoặc gan
  • Không nên truyền sắt nếu bạn bị thiếu máu không phải do thiếu sắt hoặc nếu bạn có hàm lượng sắt cao.

Nhìn chung, việc truyền sắt là phương pháp bổ sung sắt qua tĩnh mạch có thể áp dụng để điều trị thiếu máu do thiếu sắt phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp để hạn chế tổn hại đến sức khỏe. Cách tốt nhất là bạn nên được thăm khám bởi bác sĩ, tư vấn tình trạng thiếu sắt và tránh truyền sắt nếu tình trạng sức khỏe đang là chống chỉ định truyền sắt.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Đặc điểm khi móng tay thiếu sắt

Đặc điểm khi móng tay thiếu sắt

16

Bài viết hữu ích?