Mệt mỏi, đau đầu chóng mặt thường là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Vậy tại sao chúng ta lại bị mệt mỏi đau đầu chóng mặt? Hãy tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng này trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao bạn lại bị mệt mỏi đau đầu chóng mặt?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người mệt mỏi đau đầu chóng mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1.1. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng chính của CFS, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngoài mệt mỏi đau đầu chóng mặt, người bệnh mắc CFS còn gặp phải các triệu chứng như:
Các vấn đề về giấc ngủ: Người bệnh CFS thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu và dài. Người bệnh sẽ cảm thấy không được thư giãn sau khi ngủ.
Đau cơ hoặc khớp: Đau cơ và khớp là một triệu chứng phổ biến khác của CFS. Đau có thể xuất phát từ việc tập thể dục hoặc cảm thấy đau đớn tự nhiên.
Đau đầu: Đau đầu có thể xảy ra ở người bị CFS.
Đau họng: Đau họng và khó nuốt cũng là những triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Khó suy nghĩ, ghi nhớ hoặc tập trung: CFS có thể ảnh hưởng đến chức năng não, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tập trung, nhớ thông tin.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều: Một số người bị CFS có thể gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh hoặc không đều.
1.2. Hạ đường huyết có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi đau đầu chóng mặt
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng glucose trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Tình trạng này khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi đau đầu chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác khi hạ đường huyết như là:
Run rẩy hoặc bồn chồn.
Đổ nhiều mồ hôi đặc biệt ở khu vực đầu và cổ.
Thường xuyên cảm thấy đói.
Mờ mắt.
Lú lẫn.
Phối hợp kém và khó tập trung.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Trong trường hợp nặng, hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, bao gồm co giật, mất ý thức, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị tiểu đường cần phải có kế hoạch quản lý đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra đường huyết để tránh làm trầm trọng của bệnh.
1.3. Thiếu máu thiếu sắt (IDA) gây mệt mỏi đau đầu chóng mặt
Chất sắt (iron) đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người bởi nó cần thiết để tạo ra hemoglobin, một protein trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và mô cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt (IDA). Mệt mỏi đau đầu chóng mặt là những triệu chứng của bệnh IDA.
Dưới đây là một số triệu chứng khác của bệnh thiếu máu thiếu sắt:
Da nhợt nhạt hoặc vàng do sự giảm tổng hợp hemoglobin.
Khó thở hoặc đau ngực do cơ thể không có đủ oxy để cung cấp cho các cơ và mô, đặc biệt khi vận động.
Tim đập loạn nhịp.
Rụng tóc.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt là người ăn chay, phụ nữ mang thai, phụ nữ bị rong kinh và bệnh nhân mất máu nhiều máu do chấn thương hoặc phẫu thuật. Các bệnh lý tiềm ẩn như loét dạ dày, bệnh celiac và bệnh viêm ruột cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển IDA. Nếu có những triệu chứng của IDA hoặc ở trong nhóm nguy cơ, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
1.4. Chấn động não gây nên tình trạng mệt mỏi đau đầu chóng mặt
Chấn động não (concussion) là một loại chấn thương não tạm thời thường xảy ra sau khi đầu bị va đập hoặc chấn thương. Triệu chứng của chấn động não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều gặp phải triệu chứng mệt mỏi đau đầu chóng mặt. Một số triệu chứng khác của tình trạng chấn động não như:
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Lú lẫn
Mất trí nhớ tạm thời
Mất cân đối hoặc khó khăn trong việc duy trì thăng bằng.
Tâm trạng lâng lâng, lo lắng
Tầm nhìn mờ hoặc tăng gấp đôi.
Chấn động não là một loại chấn thương nên nếu bạn gặp chấn động não, quan trọng nhất là cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không được chăm sóc đúng cách, chấn động não có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài.
1.5. Chứng đau nửa đầu gây nên triệu chứng chóng mặt choáng váng
Đau nửa đầu (migraine) là một loại đau đầu mạn tính, có cảm giác đau như búa bổ. Tình trạng này có thể kéo dài từ vào giờ đến vài ngày, kèm theo các triệu chứng chóng mặt choáng váng. Các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số triệu chứng phổ biến của đau nửa đầu là:
Người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Các yếu tố này có thể làm cường độ cơn đau đầu gia tăng
Buồn nôn và ói mửa
Cảm giác kim châm ở mặt hoặc cánh tay
Gặp khó khăn trong suy nghĩ và nói
Nếu bệnh nhân đau nửa đầu gặp phải các triệu chứng sau cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài:
Bất tỉnh.
Chứng mất trí nhớ sau khi trải qua cơn đau đầu
Cơn đau đầu kéo dài hoặc không giảm đi sau khi sử dụng thuốc hoặc các biện pháp tự chăm sóc.
Nôn ói liên tục sau một cơn đau đầu.
2. Cách điều trị mệt mỏi đau đầu chóng mặt
Cách điều trị mệt mỏi đau đầu chóng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho các triệu chứng này:
Nghỉ ngơi: Nếu chóng mặt choáng váng do thiếu ngủ hoặc căng thẳng, việc thư giãn, ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện các triệu chứng này.
Cân bằng dinh dưỡng: Để cải thiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đảm bảo duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và glucose. Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt (IDA) và có thể dẫn đến mệt mỏi.
Thay đổi môi trường: Nếu tình trạng chóng mặt choáng váng liên quan đến môi trường sống và làm việc như nhiệt độ hoặc áp suất không khí, người bệnh hãy cố gắng điều chỉnh môi trường xung quanh để làm giảm các triệu chứng này.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nếu căng thẳng và lo âu gây ra mệt mỏi, đau đầu và cảm giác chóng mặt, bạn có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần như thiền, yoga,tập thể dục hoặc tìm kiếm tư vấn tâm lý để học cách quản lý căng thẳng.
Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau hoặc điều trị cụ thể cho triệu chứng đau đầu. Nếu cảm giác chóng mặt liên quan đến rối loạn tiền đình, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.
Điều trị nguyên nhân cơ bản: Nếumệt mỏi đau đầu chóng mặt là triệu chứng của các bệnh cơ bản như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường… người bệnh cần được điều trị triệt để.
Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống như không uống rượu, ngừng hút thuốc và tập thể dục đều có thể giúp cải thiện triệu chứng mệt mỏi đau đầu chóng mặt.
Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tại sao bị mệt mỏi đau đầu chóng mặt?”. Nếu như các triệu chứng này kéo dài hoặc không cải thiện sau khi uống thuốc, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tới liệu pháp phục hồi sức khỏe để sớm chấm dứt được tình trạng mệt mỏi đau đầu chóng mặt. Khi phương pháp này sẽ đưa hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải và vitamin qua đường tĩnh mạch vào cơ thể người bệnh để giúp chống lại sự mệt mỏi do cơ thể yếu, tăng cường năng lượng ở cấp độ tế bào, từ đó đẩy lùi được bệnh tật và gia tăng sức đề kháng.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888