Zalo

Đặc điểm khi móng tay thiếu sắt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là 1 khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Thiếu sắt là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Móng tay giòn dễ gãy, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu và da xanh xao có thể là những dấu hiệu cơ thể đang thiếu hụt sắt mà bạn cần lưu ý để kiểm tra sức khỏe kịp thời. Vậy móng tay bệnh thiếu sắt là gì và cách để khắc phục tình trạng móng tay thiếu sắt như thế nào?

1. Móng tay thiếu sắt là gì?

Trong cơ thể, sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu vì sắt là thành phần tổng hợp huyết sắc tố giúp mang oxy đi đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt sắt sẽ làm giảm lượng hồng cầu trong máu, dẫn đến toàn bộ các mô và cơ bắp sẽ hoạt động không hiệu quả do không nhận đủ oxy.

Khi cơ thể thiếu chất sắt sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận và biểu hiện ra bên ngoài. Móng tay thiếu sắt là một trong những biểu hiện thường gặp chứng tỏ cơ thể đang thiếu hụt sắt.

Bên cạnh dấu hiệu móng tay thiếu sắt, tình trạng cơ thể thiếu hụt sắt còn có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Màu da: Người bệnh thiếu sắt thường có làn da xanh xao và nhợt nhạt. Nguyên nhân là do khi thiếu sắt cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ lượng huyết sắc tố có màu đỏ nên da không thể hồng hào và khỏe mạnh như bình thường. Những bộ phận giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này như môi, móng tay, nướu và gương mặt.
  • Nhịp tim và nhịp thở: Khi cơ thể thiếu sắt, các tế bào và cơ quan không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi bạn thực hiện những hoạt động bình thường như đi bộ hay leo cầu thang thì bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hay đánh trống ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ bắp không nhận đủ lượng oxy nên bắt buộc cơ thể phải điều chỉnh và thúc đẩy nhịp thở trở nên dồn dập và nhịp tim nhanh hơn để cung cấp oxy cho các cơ quan và bộ phận khác nhau. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch như suy tim.
  • Đau đầu và mệt mỏi: Những biểu hiện điển hình của tình trạng thiếu hụt sắt có thể kể đến như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi. Nguyên nhân giải thích cho những triệu chứng này là do não bộ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết nên đã làm tăng áp lực lên mạch máu. Đồng thời, vì thiếu oxy nên các bộ phận khác cũng trở nên mệt mỏi thiếu năng lượng.
  • Bất thường ở miệng: Khi bạn nhìn vào khoang miệng và phát hiện lưỡi bị nhạt màu, sưng hoặc viêm thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu hụt sắt. Đồng thời, miệng sẽ thường bị khô, nứt nẻ ở vùng khóe miệng và môi trở nên khô hơn.
  • Hội chứng chân không yên: Thiếu hụt sắt có thể khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái bồn chồn và đứng ngồi không yên, hay còn gọi là hội chứng chân không yên. Hội chứng chân không yên thường được nhận biết rõ ràng hơn vào ban đêm khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Lúc này chân thường có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu và khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ. 
  • Bên cạnh những dấu hiệu trên, thiếu sắt có thể khiến bạn gặp phải một số triệu chứng khác như chân tay lạnh do thiếu oxy đến các chi, dễ bị nhiễm trùng do suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thèm ăn các món lạ như đá hoặc đất.
Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi
Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi

2. Đặc điểm của móng tay bị thiếu sắt

Khi cơ thể thiếu hụt sắt sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận trên cơ thể, trong đó có móng tay. Móng tay bệnh thiếu sắt sẽ có những đặc điểm như móng tay giòn, dễ gãy hơn, móng tròn có hình thìa và móng tay cũng dễ bị nứt hay tách lớp. Khi bạn quan sát thấy móng tay có những biểu hiện như trên thì có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt chất sắt. Bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tuy nhiên, tình trạng móng tay giòn và dễ gãy hơn bên cạnh nguyên nhân thiếu sắt thì có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Thiếu vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, sản xuất các chất hóa học trong cơ thể và duy trì sức khỏe tế bào thần kinh. Trong đó, vitamin B2 có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thu sắt và vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sự hình thành các tế bào hồng cầu. Vitamin B9 cũng rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của móng tay và vitamin B7 sẽ giúp móng tay chắc khỏe và bóng hơn. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt các vitamin nhóm B có thể khiến móng tay mỏng, dễ gãy và nhợt nhạt hơn.
  • Thiếu vitamin C: Trong cơ thể vitamin C giúp cho quá trình hấp thu sắt diễn ra dễ dàng hơn, Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò quan trọng trong việc kích thích cơ thể sản xuất collagen, là một protein cần thiết hỗ trợ cho sức khỏe của da, tóc và móng. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể khiến cho tóc và móng phát triển chậm hơn thông thường, khiến móng tay mỏng yếu và dễ bị xước ở phần khóe tay đau và khó chịu.
  • Thiếu canxi và vitamin D: Vitamin D và canxi là những khoáng chất giúp bạn xây dựng xương vững chắc. Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên khung xương, móng, răng và tóc. Còn vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi dễ dàng hơn. Vì vậy, thiếu vitamin D và canxi sẽ khiến cho móng tay trở nên mềm yếu và dễ gãy hơn.
Móng tay bệnh thiếu sắt sẽ giòn, dễ gãy hơn
Móng tay bệnh thiếu sắt sẽ giòn, dễ gãy hơn

3. Làm gì khi có hiện tượng móng tay bị thiếu sắt?

Khi có hiện tượng móng tay bị thiếu sắt bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định cơ thể bạn có bị thiếu hụt sắt hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thiếu sắt của cơ thể để chỉ định phương pháp bổ sung sắt với liều lượng phù hợp. 

Nếu thiếu sắt nhẹ bạn có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày chứa thực phẩm giàu sắt kết hợp với viên sắt uống để tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm:

  • Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và gan
  • Động vật có vỏ như ốc, trai, sò và cua đồng
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau bina và rau bí

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer để giúp tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Phương pháp Venofer thường chỉ mất một hoặc vài buổi để khôi phục lại mức độ sắt thiếu hụt của cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc những người mắc bệnh mãn tính có thể nhận được nhiều sắt hơn bằng phương pháp này.

Trường hợp thiếu sắt nặng dẫn đến thiếu máu thì bạn cần truyền máu để nhanh chóng bổ sung huyết sắc tố cho cơ thể.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thường có nguy cơ thiếu sắt cao. Vì vậy, mẹ bầu có thể bổ sung viên sắt và axit folic để vừa đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể cũng như tạo điều kiện thuận lợi để con phát triển toàn diện.

Thời điểm tối ưu để sung viên uống sắt cho cơ thể là trước bữa ăn sáng. Bên cạnh đó, sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi uống cùng các loại thức uống giàu vitamin C. Ngược lại, sắt sẽ giảm tác dụng và khó hấp thu khi uống sắt cùng canxi hay các loại đồ uống như trà và cà phê.

Tóm lại, móng tay giòn và dễ gãy hơn là biểu hiện của tình trạng móng tay bệnh thiếu sắt. Thiếu sắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể như mệt mỏi, chóng mặt, thai nhi chậm phát triển và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vì vậy, khi có biểu hiện móng tay bị thiếu sắt bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ thiếu hụt sắt của cơ thể mà bạn có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, viên sắt uống hoặc bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Có thể uống sắt cùng nước cam được không? Vì sao?

Có thể uống sắt cùng nước cam được không? Vì sao?

Người hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

Người hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

49

Bài viết hữu ích?