Zalo

Sức đề kháng là gì và vì sao nó quan trọng?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sức đề kháng là gì và vì sao không có nó thì cơ thể sẽ suy yếu, có lẽ đây là thắc mắc của không ít người. Với môi trường sống hiện nay, các tác nhân gây bệnh và làm cho sức đề kháng suy yếu cũng là nguyên nhân giảm tuổi thọ của con người. Cùng tìm hiểu sức đề kháng là gì và vì sao nó lại quan trọng trong bài viết dưới đây.

1.Hệ miễn dịch và sức đề kháng là gì? 

Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều đã nghe đến những lời dặn dò của các bác sĩ khi đi khám bệnh rằng phải ăn uống đầy đủ, tập thể dục để nâng cao miễn dịch, sức đề kháng. Vậy hệ miễn dịch và sức đề kháng là gì? 

1.1.Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là gì và vì sao không có sức đề kháng thì cơ thể sẽ suy yếu, đây có lẽ là vấn đề được nhiều người tìm kiếm trên mạng internet. Như mọi người đã biết, môi trường sống của chúng ta luôn có những yếu tố khiến cho sức khỏe bị tấn công suy giảm như vi khuẩn và virus, và khi đối mặt với các tác nhân gây bệnh này, hệ thống phòng vệ của cơ thể sẽ được kích hoạt, đó gọi là sức đề kháng, một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. 

Sức đề kháng tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, sức đề kháng là resistance, một phần thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy chức năng của sức đề kháng là gì? Sức đề kháng là đối phó với các tác nhân gây bệnh để bảo vệ sức khỏe của cơ thể. 

1.2.Hệ miễn dịch là gì?

Mặc dù có cùng chức năng nhưng khái niệm về hệ miễn dịch lại được định khác khác với sức đề kháng cơ thể là gì. Hệ miễn dịch là một cơ quan phức tạp hơn trong cơ thể. Hệ miễn dịch được cấu thành từ nhiều cơ quan, tế bào, và protein khác nhau, chúng hợp tác chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm.

  • Tế bào bạch cầu
  • Các kháng thể
  • Hệ thống hoàn thiện
  • Hệ thống bạch huyết
  • Lách
  • Tế bào tủy xương
  • Tuyến ức.

Mục tiêu chính của nó là chống lại các tác nhân gây bệnh để duy trì trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch, khi đang hoạt động mạnh mẽ, có khả năng đánh bại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, và thậm chí cả các tế bào ung thư, đồng thời giữ cho các cấu trúc mô cơ thể được bảo vệ và duy trì sức khỏe.

Hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh để duy trì trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể
Hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh để duy trì trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể

2.Vai trò của sức đề kháng là gì và vì sao nó lại quan trọng? 

Vai trò của sức đề kháng là chống lại các tác nhân gây bệnh, và để thực hiện được vai trò này, hệ miễn dịch của con người phải tiến bộ từ quá trình sinh ra và lớn lên. Vậy các loại sức đề kháng là gì?

2.1.Các loại sức đề kháng là gì?

  • Đề kháng bẩm sinh: Đây là hệ thống miễn dịch lúc mới sinh ra bất kỳ ai cũng đã có. Hệ thống này giúp phát hiện có kẻ xâm nhập. Miễn dịch bẩm sinh gồm da, giác mạc của mắt và niêm mạc bảo bọc ống hô hấp, đường ruột và đường tiểu. Miễn dịch bẩm sinh tạo ra các rào cản vật lý để bảo vệ cơ thể ngay từ khi mới sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh sử dụng các tế bào của mình để bao quanh và bao phủ yếu tố xâm nhập. Yếu tố xâm nhập sẽ bị tiêu diệt bên trong các tế bào miễn dịch (gọi là tế bào nuốt). 
  • Đề kháng thu được: Hệ miễn dịch thu được là khả năng kháng với các tác nhân gây bệnh mà theo thời gian cơ thể mỗi người tự thu nhận thêm sau mỗi lần mắc bệnh hoặc tiêm vaccine. Với sự giúp đỡ từ hệ thống miễn dịch bẩm sinh, tạo ra các protein đặc biệt (gọi là kháng thể) để bảo vệ cơ thể của bạn khỏi yếu tố xâm nhập. Những kháng thể này được phát triển bởi tế bào gọi là B lymphocytes sau khi cơ thể đã tiếp xúc yếu tố xâm nhập. Các kháng thể này sẽ ở lại trong cơ thể và được ghi nhớ. Sau lần tiếp xúc đầu tiên, hệ miễn dịch sẽ nhận ra kẻ xâm nhập và phòng ngự chống lại nó trong những lần sau. Miễn dịch thu được sẽ thay đổi theo thời gian, và ngày nay người ta thường tiêm vaccine cho trẻ nhỏ để tạo ra kháng thể chống lại các bệnh nguy hiểm ngay từ nhỏ.

2.2.Vì sao sức đề kháng lại quan trọng với mọi người?

Sau khi đã hiểu rõ về sức đề kháng cơ thể là gì, nhiều người sẽ thắc mắc vì sao sức đề kháng lại quan trọng với cơ thể. Nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động, khả năng chống lại bệnh tật sẽ là rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn có lối sống không lành mạnh và làm cho sức đề kháng suy yếu, khả năng mắc các bệnh dưới đây sẽ cao hơn bình thường. 

Suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh
Suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh

Bệnh dị ứng:

  • Dị ứng với thực phẩm, thuốc hoặc côn trùng đốt.
  • Sốc phản vệ 
  • Sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng)
  • Bệnh xoang
  • Bệnh hen suyễn
  • Nổi mề đay (mề đay)
  • Viêm da
  • Bệnh chàm

Bệnh tự miễn:

  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Bệnh tuyến giáp tự miễn
  • Bệnh tiểu đường loại 1
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm hạch bạch huyết

Nhìn chung, sức đề kháng và hệ miễn dịch là một hệ cơ quan cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta. Việc nâng cao sức đề kháng không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn mà còn có khả năng giúp phòng tránh bệnh tật và các yếu tố nguy hại từ môi trường sống hiệu quả. 

Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp, để nâng cao hệ miễn dịch bạn có thể lựa chọn thêm các liệu pháp tăng cường sức đề kháng, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe thường xuyên, thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết này cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ về “sức đề kháng là gì” và có những thói quen tốt để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các món ăn tăng sức đề kháng cho người lớn

Các món ăn tăng sức đề kháng cho người lớn

Các dấu hiệu của người có sức đề kháng tốt

Các dấu hiệu của người có sức đề kháng tốt

Vi chất dinh dưỡng là gì và gồm những gì?

Vi chất dinh dưỡng là gì và gồm những gì?

Mẹ ăn gì để tăng đề kháng cho con bú?

Mẹ ăn gì để tăng đề kháng cho con bú?

Các phương pháp tăng cường sức khỏe hiệu quả

Các phương pháp tăng cường sức khỏe hiệu quả

11

Bài viết hữu ích?