Zalo

Vi chất dinh dưỡng là gì và gồm những gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và các chức năng cơ bản của cơ thể. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu vi chất dinh dưỡng là gì và có những loại vi chất nào?

1.Vi chất dinh dưỡng là gì?

Vi chất là gì? Vi chất dinh dưỡng thường được gọi là vitamin và khoáng chất, mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ các vi chất dinh dưỡng này. Nhưng chúng lại đóng vai trò  rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ra những hậu quả tàn khốc. Theo thống kê của CDC, ít nhất một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. 

Vi chất dinh dưỡng gồm những gì? Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin như: vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K... cùng với các khoáng chất gồm : sắt, canxi, phốt pho, selen, kẽm,  i-ốt.... Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng khác không được sản xuất trong cơ thể và phải được lấy từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và các chức năng cơ bản của cơ thể
Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và các chức năng cơ bản của cơ thể

2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vai trò của vi chất là gì? Tất cả các vi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động bình thường của cơ thể. Các vi chất này tham gia vào việc xây dựng các tế bào, mô, các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương và là thành phần cần thiết để tạo ra các các dịch tiêu hóa, các loại hooc- môn…

Hơn thế nữa, một số vitamin và khoáng chất có cơ chế hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ chống lại tổn thương tế bào có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, Alzheimer và tim mạch. . Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng,  khi cơ thể được cung cấp đầy đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất có đặc tính chống oxy hóa sẽ giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ rằng, việc cung cấp đầy đủ vitamin A và C trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Bảy nghiên cứu cùng đưa ra một đánh giá rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A, C và E có liên quan đến việc giảm 12%, 17% và 24% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Một số vi chất dinh dưỡng cũng đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật. Nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa nồng độ selen trong máu thấp với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một đánh giá của các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim giảm 24% khi nồng độ selen trong máu tăng 50%.  Ngoài ra, một đánh giá của 22 nghiên cứu nhận thấy việc cơ thể được bổ sung canxi đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. 

3. Các loại vi chất dinh dưỡng phổ biến

Vi chất dinh dưỡng gồm những gì? là mối quan tâm của rất nhiều người. Như đã nói ở trên vi chất dinh dưỡng gồm các loại vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số vi chất phổ biến và quan trọng đối với sức khỏe: 

3.1.Vitamin A

Vitamin A hỗ trợ thị lực khỏe mạnh và chức năng của hệ thống miễn dịch. Trẻ em bị thiếu vitamin A phải đối mặt với nguy cơ mù lòa và tử vong cao hơn do các bệnh nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy.

Trên toàn cầu, tình trạng thiếu vitamin A ảnh hưởng đến khoảng 190 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Cung cấp vitamin A bổ sung cho trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong đó tình trạng thiếu vitamin A là mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.

3.2.Vitamin nhóm B

  • Vitamin B1 (Thiamine): Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng từ carbohydrate và duy trì sức khỏe của hệ thần kinh.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng từ protein, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, còn tham gia vào quá trình tái tạo tế bào.
  • Vitamin B3 (Niacin): Có vai trò hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và giữ cho da, tóc, và mắt khỏe mạnh.
  • Vitamin B5 (Pantothenic Acid): Tham gia vào quá trình tổng hợp hormone và các hợp chất khác và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): Đóng vai trò trong quá trình sản xuất các neurotransmitter (chất dẫn truyền thần kinh) và hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein.
  • Vitamin B7 (Biotin): Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và cải thiện cho sức khỏe của da, tóc và móng. 
  • Vitamin B9 (Folate/Folic Acid): Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và RNA. Đặc biệt quan trọng cho phụ nữ mang thai để phòng tránh các dị tật liên quan đến ống thần kinh của thai nhi. 
  • Vitamin B12 (Cobalamin): Hỗ trợ quá trình tạo ra hồng cầu và giúp duy trì cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh.

3.3.Vitamin D

Vitamin D giúp xương chắc khỏe bằng cách giúp cơ thể hấp thụ canxi giúp bảo vệ người  cao tuổi khỏi bệnh loãng xương. Ngoài ra, Vitamin D còn giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus và cần thiết cho chức năng cơ và hệ thống thần kinh.

Thiếu vitamin D gây ra các bệnh về xương, bao gồm còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Dữ liệu hiện nay cho thấy tình trạng thiếu vitamin D có thể lan rộng trên toàn cầu. Cơ thể tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời, nhưng điều này thay đổi tùy theo vị trí địa lý, màu da, ô nhiễm không khí và các yếu tố khác. 

Vitamin D là một trong những loại vi chất dinh dưỡng phổ biến cần thiết cho cơ thể
Vitamin D là một trong những loại vi chất dinh dưỡng phổ biến cần thiết cho cơ thể

3.4.Sắt

Sắt rất quan trọng cho sự phát triển vận động và nhận thức. Trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị tổn thương trước hậu quả của tình trạng thiếu sắt. Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu, được xác định là nồng độ hemoglobin thấp. Thiếu máu ảnh hưởng đến 40% trẻ em dưới 5 tuổi và 30% phụ nữ mang thai trên toàn cầu.

Thiếu máu khi mang thai làm tăng nguy cơ tử vong cho người mẹ và nhẹ cân cho trẻ sơ sinh. Trên toàn thế giới, tổng số ca tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh là từ 2,5 triệu đến 3,4 triệu mỗi năm. Trẻ chỉ bú sữa mẹ, chỉ bú sữa công thức hoặc kết hợp sữa mẹ và sữa công thức có những nhu cầu khác nhau về chất sắt.

3.5.Canxi 

Canxi là một vi chất quan trọng đóng vai trò quan trong cơ thể. Canxi chiếm phần lớn trong cấu trúc của xương và răng giúp chúng luôn chắc khỏe và không bị giảm chất lượng. Canxi tham gia vào quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, và kích thích co bóp của cơ như co bóp cơ tim và co bóp cơ trong quá trình tiêu hóa.

Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ gãy xương, và các vấn đề liên quan đến chức năng cơ bóp cơ và thần kinh. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ canxi là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của xương và toàn bộ cơ thể.

Các nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), cá hồi, rau lá xanh (cải xanh, rau bina), hạt chia và các loại hải sản, cá nhỏ.

3.6.Iốt

Iốt là thành phần chính của các hormone tăng trưởng được sản xuất tại tuyến giáp. Những hormone này quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt, iốt cần thiết trong thời kỳ mang thai và giai đoạn thơ ấu để trẻ sơ sinh tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển nhận thức.  

Hàm lượng iốt trong hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống đều thấp. Theo CDC Trên toàn cầu ước tính có khoảng 1,8 tỷ người không có đủ lượng iốt. Tăng cường muối bằng iốt là một biện pháp can thiệp thành công - khoảng 86% hộ gia đình trên toàn thế giới tiêu thụ muối iốt. Lượng iốt thêm vào muối được điều chỉnh để mọi người duy trì đủ lượng iốt ngay cả khi họ tiêu thụ ít muối hơn.

Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên bổ sung 150 microgam iốt mỗi ngày. Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên bổ sung iốt hàng ngày bắt đầu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

3.7.Kẽm

Kẽm thúc đẩy chức năng miễn dịch và giúp con người chống lại các bệnh truyền nhiễm bao gồm tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Kẽm cũng cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể giúp giảm tỷ lệ sinh non, giảm tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em, giảm số ca tử vong do mọi nguyên nhân và tăng tốc độ tăng trưởng, tăng cân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trên toàn cầu, 17,3% dân số có nguy cơ thiếu kẽm do chế độ ăn uống không đầy đủ; có tới 30% người dân có nguy cơ mắc bệnh ở một số khu vực trên thế giới. Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 5 tuổi được coi là một biện pháp can thiệp có hiệu quả ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, hãy bắt đầu cho trẻ ăn thực phẩm có chứa kẽm.

Tóm lại, vi chất dinh dưỡng là chìa khóa vàng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Hãy chú trọng đến thực hiện một chế độ ăn đa dạng sẽ giúp cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, mang đến một cuộc sống trường thọ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các phương pháp tăng cường sức khỏe hiệu quả

Các phương pháp tăng cường sức khỏe hiệu quả

Người có sức đề kháng yếu dễ ốm vặt, xanh xao

Người có sức đề kháng yếu dễ ốm vặt, xanh xao

Yoga tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách nào?

Yoga tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách nào?

Các dấu hiệu của người có sức đề kháng tốt

Các dấu hiệu của người có sức đề kháng tốt

Các món ăn tăng sức đề kháng cho người lớn

Các món ăn tăng sức đề kháng cho người lớn

3

Bài viết hữu ích?