Zalo

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bổ sung sắt giúp vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, đồng thời còn tham gia vào duy trì phát triển hệ thần kinh, tạo năng lượng cho cơ quan hoạt động… Những trường hợp cần được bổ sung sắt bao gồm phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hoá, ung thư…Lưu ý khi bổ sung sắt nên kèm theo vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể. Theo dõi bài viết để biết bổ sung sắt để làm gì?

1. Bổ sung sắt để làm gì?

Bổ sung chất sắt để làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sắt là khoáng vi lượng tự nhiên cần thiết cho sức khỏe con người. Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tăng cường và phát triển cơ đồng thời giúp vận chuyển oxy đi đến các mô của tế bào. Vì vậy bổ sung sắt sẽ giúp chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn:

  • Sắt vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt chính là thành phần quan trọng của hemoglobin. Trong hồng cầu hemoglobin sẽ thực hiện chức năng vận chuyển oxy đi từ phổi đến các mô và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt không chỉ giảm về số lượng và còn giảm cả kích thước hồng cầu. Tình trạng này sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể như mệt mỏi, nhợt nhạt, đau đầu, rối loạn nhịp tim, suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Sắt còn tham gia vào sự duy trì và phát triển của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Khi sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, thì sắt cũng tham gia tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin, noradrenalin… Các chất dẫn truyền thần kinh này có tác động đến chức năng cảm xúc, trí nhớ để học tập, tập trung làm việc… Không những thế sắt còn là thành phần của bao myelin bọc xung quanh các sợi thần kinh để bảo vệ đồng thời tăng tốc độ truyền xung thần kinh. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng hệ thần kinh bị suy yếu và gây ra các rối loạn tâm lý và suy nhược chức năng não. 
  • Sắt tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Bởi vì sắt là một thành phần của cytochrome có vai trò quan trọng trong chu trình Krebs và vận chuyển electron trong cơ thể. Hai quá trình này sẽ sinh ra năng lượng ATP, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu sắt, thì quá trình chuyển hoá năng lượng có thể bị ảnh hưởng dẫn tới thiếu năng lượng ATP. Từ đó làm cho quá trình sinh hoá trong cơ thể bị gián đoạn và gây ra các hậu quả như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 
  • Sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi khi còn đang trong bụng mẹ. Sắt sẽ tạo ra hồng cầu và khí oxy giữa mẹ và thai nhi, từ đó duy trì lượng máu cần thiết cho quá trình trao đổi chất và khí oxy của hai mẹ con. Hơn nữa, sắt cũng tham gia vào sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Nếu mẹ thiếu sắt, thì thai nhi có nguy cơ bị sinh non, cân nặng sơ sinh thấp, chậm phát triển trí tuệ và thể chất. 
  • Sắt còn là thành phần quan trọng của nhiều loại enzym trong cơ thể. Sắt là yếu tố cấu trúc điều hoà các enzym trong cơ thể. Các enzyme này có vài trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp DNA, đồng thời tham gia vào quá trình oxy hóa khử, phản ứng miễn dịch hay phản ứng viêm của cơ thể. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của enzym này gây ra rối loạn chức năng của tế bào và các cơ quan trong cơ thể. 
Bổ sung sắt sẽ giúp chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn
Bổ sung sắt sẽ giúp chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn

2. Những đối tượng nào cần bổ sung sắt?

  • Phụ nữ đang mang thai: Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường được bác sĩ khuyến cáo bổ sung, do ở giai đoạn này quá trình sản xuất hồng cầu của người mẹ tăng lên vì thế nhu cầu sắt cần cung cấp cho cơ thể cũng tăng lên. Sự gia tăng nhu cầu sắt này do đáp ứng cả nhu cầu của người mẹ, thai nhi và nhau thai để thực hiện quá trình vận chuyển oxy giữa hai mẹ con. Từ đó góp phần phát triển não bộ của thai nhi. Nếu thiếu sắt ở thời kỳ này có thể làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ và trẻ sơ sinh, hoặc có thể khiến trẻ bị sinh non, sinh nhẹ cân. 
  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc mẹ rơi vào tình trạng thiếu sắt. Vì sắt là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển trí não và thể chất. Trẻ sơ sinh thiếu sắt gây ra các ảnh hưởng như chậm lớn, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi và thành tích học tập bị giảm sút. 
  • Phụ nữ bị rong kinh hoặc chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt có thể mất đi lượng máu lớn, khiến giảm lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Lượng sắt dự trữ trong cơ thể không cung cấp đủ theo nhu cầu dẫn tới cơ thể bị thiếu sắt
  • Người thường xuyên hiến máu: Những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ thiếu sắt cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, cần được bổ sung sắt sau khi thực hiện hiến máu để đẩy nhanh quá trình trăng chưởng hồng cầu, nhằm bù lại lượng máu hiến cho cơ thể. 
  • Những đối tượng mắc ung thư: Người mắc bệnh thường có hàm lượng sắt giảm do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như chế độ ăn kém, rối loạn hấp thu sắt, chảy máu trong quá trình điều trị, hoặc tác dụng phụ của thuốc… Thiếu sắt ở những người mắc ung thư thường gây ra các biến chứng liên quan đến khó thở, rối loạn nhịp tim, giảm khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình phục hồi sau điều trị. 
  • Những người rối loạn tiêu hoá hoặc trải qua phẫu thuật đường tiêu hoá. Những người có tình trạng rối loạn tiêu hoá như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng hoặc phẫu thuật đường tiêu hoá như cắt bỏ một phần dạ dày, ruột non… thường sẽ gặp khó khăn trong quá trình hấp thu sắt. Khi đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 
  • Người mắc bệnh suy tim thường được điều trị thiếu máu. Bởi vì sắt sẽ giúp tăng sản xuất hemoglobin và hồng cầu giúp cải thiện vận chuyển oxy và dinh dưỡng tới các mô của cơ quan trong cơ thể. Bổ sung sắt cho những đối tượng này cũng giảm các triệu chứng thiếu máu hay suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh và chức năng hoạt động của tim. 
Phụ nữ thời kì mang thai cần bổ sung sắt
Phụ nữ thời kì mang thai cần bổ sung sắt

3. Các lưu ý cần biết khi bổ sung sắt cho cơ thể

Làm sao để bổ sung sắt cho cơ thể được hiệu quả là thắc mắc của nhiều người. Bổ sung sắt là một biện pháp khá quan trọng giúp cân bằng dinh dưỡng và duy trì cơ thể được khỏe mạnh. Thêm vào đó, còn giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, khi bổ sung sắt cho cơ thể cần lưu ý: 

  • Nên bổ sung sắt với hàm lượng vừa đủ, tránh tình trạng thừa. Liều bổ sung chỉ nên thực hiện vừa đủ theo nhu cầu và chỉ định của bác sĩ để tránh được tình trạng thừa sắt. Vì sắt là yếu tố tạo ra các gốc tự do trong cơ thể, là những yếu tố gây nguy cơ ung thư hoặc suy tim. Thêm vào đó, thừa sắt còn khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, yếu đuối, làn da đậm màu, xuất hiện đau khớp, đau bụng. Thậm chí thừa sắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả thai phụ và thai nhi.
  • Thời điểm bổ sung sắt nên áp dụng vào buổi sáng trước 1 giờ khi bắt đầu bữa sáng. Khi đó, dạ dày còn đang trống rỗng hoặc ít thức ăn sẽ tăng khả năng hấp thu sắt. Nếu bổ sung sắt mà gây khó chịu dạ dày thì có thể bổ sung cùng với cốc nước ép trái cây hoặc có thể bổ sung sắt sau 2 giờ ăn buổi tối. 
  • Nên bổ sung sát với các loại thực phẩm giàu vitamin C, như cam, chanh, bưởi, kiwi… Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt tốt hơn.  Ngược lại nên hạn chế các loại thực phẩm hạn chế quá trình hấp thu sắt như nước trà, cà phê, đồ uống có chứa chất kích thích.  Khi sử dụng thuốc ức chế bơm protin sẽ làm giảm nồng độ acid trong dạ dày và làm giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể. Nên tránh bổ sung sắt cùng với các loại thuốc này. 
  • Không nên sử dụng sắt cùng với các loại thuốc điều trị parkinson hoặc thuốc điều trị suy giáp, bướu cổ, hoặc ung thư tuyến giáp. Vì sắt có thể làm giảm khả năng hấp thu các loại thuốc này ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 
  • Bổ sung sắt có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón… Nếu có biểu hiện nghiêm trọng trong quá trình bổ sung sắt cần báo ngay bác sĩ để khắc phục tình trạng này. 

Bổ sung sắt thường áp dụng cho những trường hợp đặc biệt như phụ nữ đang mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, bệnh lý…. Tuy nhiên để bổ sung sắt hiệu quả cần lưu ý bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, đồng thời hạn chế các chất kích thích, hoặc tránh sử dụng cùng canxi…

Thiếu sắt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt không đúng theo nhu cầu và quy định cũng mang lại nhiều tác dụng trái chiều nghiêm trọng cho cơ thể.. Việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện xét nghiệm sắt và chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ chuyên môn để giúp kiểm tra mức độ thiếu máu thiếu sắt, đồng thời có thể bổ sung cho sự thiếu hụt bằng cách sử dụng các chất bổ sung đường uống hoặc phương pháp điều trị IV khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo: Verywellhealth.com, medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

40

Bài viết hữu ích?