Zalo

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu. Nồng độ sắt trong cơ thể thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Uống viên sắt sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Vậy liều lượng uống viên sắt như thế nào sao cho hiệu quả? Có nên uống viên sắt mỗi ngày? Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không? Đọc ngay bài viết để có câu trả lời chi tiết và chính xác.

1. Uống viên sắt mỗi ngày có sao không? 

Việc duy trì lượng sắt trong cơ thể ở mức cân đối rất quan trọng, nhưng cũng cần uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều. Đặc biệt với trẻ em vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhu cầu về sắt của trẻ em thường thấp hơn so với người lớn. Do đó, việc sử dụng bổ sung sắt cần được thực hiện theo chỉ định bác sĩ.

Liều lượng sắt mỗi người cần tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, giới hạn liều sắt cho người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên là 45mg mỗi ngày. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, giới hạn liều sắt thường là không nên dùng quá 40 mg mỗi ngày.

uống viên sắt mỗi ngày có sao không
Nhiều người thắc mắc uống viên sắt mỗi ngày có sao không? 

Nếu bạn thắc mắc rằng uống viên sắt mỗi ngày có sao không, thì việc uống quá liều sẽ dẫn đến tác động xấu tới sức khỏe. Nồng độ sắt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, phân đen ảnh hưởng đến chức năng gan. Ở mức độ cao, quá liều sắt có thể dẫn đến tử vong. 

Các triệu chứng của ngộ độc sắt thường xuất hiện theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 (trong vòng 6 giờ sau khi dùng quá liều): Nôn mửa, nôn ra máu, tiêu chảy, đau bụng, thở nhanh, nhịp tim nhanh, hôn mê, bất tỉnh, co giật, huyết áp thấp…
  • Giai đoạn 2 (6 đến 48 giờ sau khi dùng quá liều): Tình trạng ngộ độc có thể cải thiện.
  • Giai đoạn 3 (12 đến 48 giờ sau khi dùng quá liều): Huyết áp rất thấp, sốt, chảy máu, da vàng, suy gan, toan chuyển hóa và co giật…
  • Giai đoạn 4 (2 đến 5 ngày sau khi dùng quá liều): Gan bị suy nhược, nguy cơ tử vong do sốc, chảy máu và bất thường về đông máu, lượng đường trong máu có thể giảm, gây ra tình trạng lú lẫn và chậm chạp (ngất lịm) hoặc hôn mê…
  • Giai đoạn 5 (2 đến 5 tuần sau khi dùng quá liều): Dạ dày hoặc ruột có thể bị tắc do sẹo; đau bụng quặn thắt và nôn mửa do sẹo, sẹo nặng của gan (xơ gan).

2. Cách uống sắt an toàn theo tuổi/ tình trạng sức khỏe

Sau khi giải đáp băn khoăn uống viên sắt mỗi ngày có sao không, có thể thấy nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể của mỗi người. 

  • Trẻ sơ sinh thường được nhận vi chất sắt thông qua con đường sữa mẹ. Trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày.
  • Bé gái và bé trai từ 4 đến 13 tuổi cần cùng một lượng sắt: 10 mg mỗi ngày từ 4 đến 8 tuổi và 8mg mỗi ngày từ 9 đến 13 tuổi.
  • Trẻ 14 đến 18 tuổi lượng sắt bắt đầu thay đổi theo giới tính. Bé gái cần 15 mg sắt mỗi ngày. Bé trai cần 11 mg sắt mỗi ngày.
  • Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày do chu kỳ kinh nguyệt gây mất máu hàng tháng. Nam giới từ 19 tuổi trở đi cần 8 mg sắt mỗi ngày.
  • Sau khi mãn kinh, nhu cầu sắt của phụ nữ giảm xuống và trở lại mức 8 mg mỗi ngày, giống như nam giới.

Uống sắt mỗi ngày có tốt không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Nhu cầu sắt của cơ thể cũng có thể tăng lên trong những giai đoạn như thai kỳ, thai nghén và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Dưới đây là liều lượng sắt khuyến cáo cho từng đối tượng: 

Trẻ em: 

  • 0–6 tháng: 0,27mg
  • 7–12 tháng: 11 mg
  • 1–3 tuổi: 7 mg
  • 4–8 tuổi: 10 mg
  • 9–13 tuổi: 8 mg

Nữ giới:

  • 14–18 tuổi: 15 mg
  • 19–50 tuổi: 18 mg
  • Trên 50 tuổi: 8 mg

Nam giới:

  • 14–18 tuổi: 11 mg
  • 19–50 tuổi: 8 mg
  • Trên 50 tuổi: 8 mg

Phụ nữ mang thai

  • 14–18 tuổi: 27 mg
  • 19–50 tuổi: 27 mg

Phụ nữ cho con bú:

  • 14–18 tuổi: 10 mg
  • 19–50 tuổi: 9 mg
uống viên sắt mỗi ngày có sao không
Biết được uống viên sắt mỗi ngày có sao không giúp bạn bổ sung chất hợp lý 

3. Lưu ý khi bổ sung sắt nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả

3.1. Nhu cầu sắt có thể tăng cao trong một số trường hợp

  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai thường được khuyến khích bổ sung sắt để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cả mẹ và thai nhi.
  • Kinh nguyệt kéo dài: Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có thể mất sắt nhiều hơn và cũng cần cân nhắc việc bổ sung.
  • Bệnh thận: Những người có vấn đề về thận có thể có nhu cầu sắt khác biệt và cần sự giám sát của bác sĩ.
  • Người đang trải qua hóa trị: Những người đang trải qua liệu pháp hóa trị cũng có thể cần bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe.

3.2. Ai là người có nguy cơ thiếu sắt?

  • Trẻ sinh non và trẻ nhỏ.
  • Trẻ vị thành niên.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người già.
  • Những người mắc các bệnh lý như suy tim mãn tính, bệnh Crohn, bệnh celiac, viêm loét đại tràng.

3.3. Các thực phẩm giàu sắt nên đưa vào thực đơn hàng ngày

Một số thực phẩm giàu sắt như: Thịt, cá, gia cầm, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, trái cây, đậu lăng, đậu Hà Lan…

Bạn có thể tối ưu việc hấp thu sắt bằng cách ăn trái cây hoặc rau quả có nhiều vitamin C cùng với thực phẩm chứa sắt. Tránh ăn hoặc uống đồ có thể ảnh hưởng đến hấp thụ sắt như sữa, trứng, caffeine trong khoảng 1 giờ trước và sau khi uống thuốc bổ sung sắt.

3.4. Tương tác của viên uống sắt với các loại thuốc khác.

Nên báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn đang sử dụng để đảm bảo không có tương tác có hại giữa sắt và các loại thuốc đó. 

Như vậy, với các thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp các băn khoăn “Uống viên sắt mỗi ngày có sao không? Có nên uống viên sắt mỗi ngày?”. Bổ sung sắt đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi hàm lượng sắt trong máu và thảo luận với bác sĩ về cách điều chỉnh liều lượng bổ sung nếu cần thiết. Trong một số trường hợp, việc bổ sung sắt theo đường uống sẽ gặp những tác dụng không mong muốn hay thậm chí người bệnh không dung nạp được dạng bổ sung này. Do đó, ngày nay nhiều người chọn cách bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch, đây là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả. Để thực hiện được phương pháp này, người bệnh cần được bác sĩ khám, chỉ định xét nghiệm và đưa ra liều bổ sung qua đường tĩnh mạch phù hợp. 

Tài liệu tham khảo: Webmd.com, Healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

37

Bài viết hữu ích?