Zalo

Chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu do thiếu sắt có thể được điều trị bằng việc bổ sung sắt qua đường uống, truyền máu. Dù vậy, các phương pháp vẫn có một số hạn chế như người bệnh dung nạp qua đường uống kém hay các triệu chứng thiếu sắt do thiếu máu chưa nặng. Ngày nay, truyền sắt tĩnh mạch là một phương pháp hỗ trợ bổ sung sắt và điều trị thiếu máu do thiếu sắt được nhiều bác sĩ áp dụng cho người bệnh. Vậy, khi nào chỉ định truyền sắt tĩnh mạch, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Truyền sắt tĩnh mạch là gì? 

Truyền sắt tĩnh mạch là phương pháp giúp người bệnh nhận vi chất sắt thông qua một ống truyền được đưa vào tĩnh mạch. Thủ thuật truyền sắt tĩnh mạch được thực hiện bởi nhân viên y tế tại bệnh viện hoặc các phòng khám được cấp phép hành nghề tại địa phương.

Sắt là một nguyên tố quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin (hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố) cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu chất sắt, khả năng tạo ra huyết sắc tố bị ảnh hưởng. Huyết sắc tố này chủ yếu đóng vai trò trong việc mang oxy đến khắp cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất xuất hiện khi bạn không có đủ lượng sắt và có thể gây nên một số bệnh như.

  • Tình trạng tim đập nhanh có thể tạo cảm giác căng thẳng và mệt mỏi;
  • Rụng tóc và tình trạng bong móng có thể xuất hiện;
  • Sự giảm trí nhớ và sự suy giảm trí thông minh có thể là hậu quả;
  • Hệ miễn dịch yếu đuối và khả năng sinh sản giảm sút;
  • Các hoạt động cơ bản của cơ thể có thể chậm lại.

Các yếu tố có thể dẫn đến giảm cung cấp sắt cho cơ thể bao gồm:

  • Mất máu do vết lở loét, một số bệnh ung thư và các tình trạng khác, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
  • Chế độ ăn kiêng không cung cấp đủ sắt.
  • Thuốc ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Nhu cầu về sắt tăng lên do một số tình trạng như thai kỳ.

2. Khi nào cần truyền sắt tĩnh mạch? 

Truyền sắt tĩnh mạch là phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả. Tuy nhiên với tất cả trường hợp người bệnh thiếu máu thì các bác sĩ không thể chỉ định truyền sắt tĩnh mạch toàn bộ. Vậy, khi nào cần truyền sắt tĩnh mạch. 

chỉ định truyền sắt
Với tất cả trường hợp người bệnh thiếu máu thì các bác sĩ không thể chỉ định truyền sắt tĩnh mạch toàn bộ 

Trên lâm sàng, các trường hợp sau có thể được yêu cầu truyền sắt: 

  • Người bệnh đang chảy máu ở đường tiêu hóa và cần sắt ngay lập tức. (Sắt hấp thu nhanh hơn khi đi vào đường tĩnh mạch).
  • Người bệnh viêm ruột, gây đau, tiêu chảy và sụt cân, và không thể dung nạp sắt qua đường uống vì nó gây rối loạn đường tiêu hóa.
  • Người bệnh đang chạy thận và thường mất máu trong quá trình chạy thận, thường kết hợp với việc sử dụng thuốc kích thích erythropoietin (ESA) và có thể cần bổ sung thêm sắt.
  • Người bệnh thiếu máu do thiếu sắt và sẽ phải phẫu thuật mất nhiều máu (> 500ml) trong hai tháng tới, cần bổ sung sắt nhanh chóng.
  • Người mắc bệnh celiac (không thể tiêu thụ gluten).
  • Người bệnh đang điều trị ung thư, thiếu máu và sử dụng ESA.
  • Người bệnh đã từng sử dụng sắt qua đường miệng nhưng không có hiệu quả tốt.
  • Những người có vấn đề về mạch máu, gây mất máu nhiều.
  • Những người cần tăng cường sắt nhanh chóng do đang mang thai hoặc bị thiếu máu nặng.

3. Chỉ định và chống chỉ định truyền sắt tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ có thể tư vấn và chỉ định truyền sắt tĩnh mạch để đảm bảo cung cấp nhanh và chính xác lượng vi chất này cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định truyền sắt tĩnh mạch trong các trường hợp sau. 

  • Người bệnh không dung nạp sắt qua đường uống.
  • Người bệnh không dung nạp sắt đủ qua đường ruột.
  • Người bệnh không hấp thụ đủ sắt do mất máu.
  • Cần đáp ứng nhu cầu sắt nhanh để tránh các vấn đề y tế hoặc truyền máu.

Bên cạnh các trường hợp được chỉ định truyền sắt thì một số trường hợp sau sẽ được chống chỉ định truyền sắt để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Thay vào đó phải tìm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. 

  • Người bệnh thiếu máu nhưng không phải do thiếu sắt
  • Dị ứng với phác đồ truyền sắt, lần truyền sắt tĩnh mạch trước đó
  • Người bệnh có tiền sử xơ gan
  • Người đang bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính
  • Phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ
  • Người bệnh suy thận cấp
  • Người có tiền sử bệnh hen suyễn nặng, eczema hoặc các dạng dị ứng khác liên quan đến yếu tố di truyền

4. Phác đồ truyền sắt tĩnh mạch 

Hiện nay, người bệnh có thể bổ sung vi chất sắt khi được bác sĩ chỉ định truyền sắt tĩnh mạch. Tất nhiên, việc thực hiện phương pháp này phải thực hiện ở bệnh viện hoặc ở các phòng khám được cấp phép. Tại các bệnh viện và phòng khám thì phác đồ truyền sắt như sau. 

chỉ định truyền sắt
Người bệnh có thể bổ sung vi chất sắt khi được bác sĩ chỉ định truyền sắt tĩnh mạch 

4.1. Chuẩn bị người bệnh bằng thăm khám

  • Đầu tiên, bạn sẽ cần phải đưa các thông tin cơ bản cho nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe (tên, tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe dạo gần đây)
  • Một cuộc gặp gỡ với bác sĩ để tư vấn về tình trạng sức khỏe, có thể bạn sẽ được thực hiện một xét nghiệm tổng quát để đánh giá tình trạng thiếu sắt của cơ thể trước khi bác sĩ xem xét có chỉ định truyền sắt hay không. 
  • Hãy chắc rằng các bác sĩ đã nắm rõ các thông tin về người bệnh như: Điều kiện y tế của bạn, dị ứng bạn có, các loại thuốc người bệnh dùng hay đã từng dùng sắt uống như trước đây hay chưa. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định truyền sắt tĩnh mạch với liều lượng phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân. 

4.2. Quá trình truyền sắt tĩnh mạch 

Rửa sạch vùng nơi kim IV sẽ được đưa vào trên cánh tay hoặc bàn tay của bạn.

Đưa kim truyền vào tĩnh mạch. Kim có một ống bằng nhựa ở một đầu để đảm bảo vô khuẩn trước khi tháo ra sử dụng.

  • Cố định kim truyền bằng băng keo để ngăn nó di chuyển.
  • Treo túi chứa dịch truyền sắt lên cây truyền dịch
  • Tiến hành truyền sắt tĩnh mạch theo đúng y lệnh của bác sĩ. 
  • Quá trình truyền sắt qua IV có thể mất từ 15 đến 30 phút. Liều thông thường là 1.000 miligam sắt có thể được nhận trong khoảng thời gian này.
  • Loại thuốc được sử dụng để truyền sắt tĩnh mạch: Iron sucrose hoặc Iron dextran;

Cách tính liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:

  • Tổng liều (mg) = Trọng lượng cơ thể (P) x (Hb đích (g/L) - Hb thực (g/L)) x 0,24 + 500 mg
  • Trong đó P: trọng lượng cơ thể (kg); Hb: nồng độ huyết sắc tố (g/L).

4.3. Sau khi truyền sắt tĩnh mạch

Sau khi truyền sắt, nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ theo dõi bạn trong ít nhất 30 phút để đảm bảo không có phản ứng phụ xảy ra.

Tốc độ tác động của sắt sau truyền phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Thường mất một vài ngày đến một tuần sau khi bắt đầu điều trị bổ sung sắt trước khi bạn có thể cảm nhận sự cải thiện. Hãy tiếp tục quan sát các triệu chứng và lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ và nơi thực hiện chỉ định truyền sắt tĩnh mạch. 

Nhìn chung, đối với đa phần các trường hợp bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt thì bác sĩ có thể thăm khám, đánh giá tình trạng của người bệnh và chỉ định truyền sắt với hàm lượng phù hợp. Truyền sắt tĩnh mạch là một phương pháp hỗ trợ điều trị thiếu sắt do thiếu máu và các tình trạng sức khỏe mất sắt trầm trọng dẫn tới thiếu máu. Đây là một phương pháp điều trị phù hợp với nhiều cá nhân và đáp ứng được nhu cầu bổ sung sắt nhanh của mọi người. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Bổ sung sắt để làm gì? Ai cần bổ sung sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

63

Bài viết hữu ích?