Zalo

Tác dụng phụ và rủi ro truyền sắt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là một khoáng chất trong cơ thể bạn, tạo thành huyết sắc tố, là thành phần giúp các tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy đi khắp cơ thể bạn. Nếu không có đủ lượng sắt trong máu, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ huyết sắc tố và điều này có thể khiến bạn phát triển một tình trạng gọi là thiếu máu do thiếu sắt.

Bạn có thể tăng hàm lượng sắt bằng cách ăn thực phẩm có chứa lượng sắt cao. Các loại thịt có nhiều chất sắt là thịt đỏ, gà tây, cá và động vật có vỏ. Các loại rau giàu chất sắt bao gồm rau bina, các loại đậu và bông cải xanh. Ngay cả sô cô la đen cũng có hàm lượng sắt cao. 

Tuy nhiên, nếu bạn không dùng được sắt bằng đường uống thì có thể thay vào bằng đường tiêm hoặc truyền.

1. Sắt truyền tĩnh mạch là gì và được cung cấp như thế nào?

Truyền sắt tĩnh mạch (IV) tại Mỹ là cách cung cấp sắt trực tiếp vào tĩnh mạch, thường là ở khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay của bạn. Một cây kim nhỏ được sử dụng để tạo một lỗ trong tĩnh mạch để đưa một ống nhựa dẻo vào.

Một đầu của ống được đưa vào tĩnh mạch của bạn, đầu kia của ống được nối với một túi chứa chất bổ sung sắt lỏng và đặt trên một giá đỡ bằng kim loại bên cạnh. 

Quá trình truyền sắt có thể kéo dài từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào lượng sắt bạn cần. Bạn có thể sẽ cần một số đợt điều trị bằng sắt IV, thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất 1 tuần hoặc lâu hơn 3 tuần. Các phương pháp điều trị được đưa ra từ từ để giảm khả năng xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng được gọi là nhiễm độc sắt.

Một biện pháp khác mà bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ thực hiện để đảm bảo rằng bạn không bị bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào là tiêm cho bạn 1 liều sắt tiêm tĩnh mạch thử nghiệm trước khi cho bạn truyền đủ liều. Nếu bạn có bất kỳ biến chứng nào liên quan đến liều thử nghiệm, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ không tiếp tục truyền sắt.

Mặc dù truyền sắt mất nhiều giờ để hoàn thành, nhưng chúng thực sự là cách nhanh nhất để tăng mức độ sắt của bạn.

Điều này là do sắt đi trực tiếp vào máu của bạn thay vì phải đi qua hệ thống tiêu hóa theo cách thức ăn hoặc chất bổ sung đường uống. Khi chất sắt ở trong máu của bạn, nó sẽ hoạt động ngay lập tức để tăng mức độ huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, mặc dù sắt IV mất nhiều giờ để sử dụng, nhưng chúng bắt đầu có tác dụng ngay lập tức thay vì vài giờ sau đó.

truyền sắt
Sau khi truyền sắt cơ thể sẽ có một số tác dụng phụ được coi là phản ứng bình thường 

Sau khi truyền xong, bạn có thể thực hiện các hoạt động thông thường của mình. Bạn có thể tự lái xe về nhà hoặc quay lại làm việc nếu cảm thấy đủ sức.

2. Tác dụng phụ truyền sắt có thể xảy ra

Tuy nhiên, truyền sắt cũng đi kèm với nhiều rủi ro và tác dụng phụ của riêng chúng như:

  • Đầy hơi hoặc sưng ở cánh tay, mặt, bàn chân, bàn tay hoặc cẳng chân.
  • Cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu, choáng váng nếu bạn đứng dậy đột ngột sau khi nằm hoặc ngồi xuống.
  • Khó thở và đau ngực, thắt chặt cũng đã được báo cáo.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như chuột rút, buồn nôn và nôn.
  • Nhức đầu, đau khớp và đau cơ.
  • Ngứa và phát ban.
  • Thức ăn và đồ uống có thể có vị khác trong một thời gian ngắn sau khi bạn truyền dịch.
  • Việc điều trị cũng có thể làm cho huyết áp hoặc nhịp tim của bạn tăng hoặc giảm.

3. Tác dụng phụ nghiêm trọng của truyền sắt

Truyền sắt cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm độc sắt là 1 biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do truyền sắt. Các triệu chứng ngộ độc sắt có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần theo thời gian. Truyền dịch được thực hiện từ từ để giảm nguy cơ ngộ độc sắt và sốc phản vệ.
  • Nếu các triệu chứng xảy ra nhanh chóng, ngộ độc sắt có thể gây sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể khiến bạn khó thở. Bạn cũng có thể cảm thấy bối rối và chóng mặt, đột nhiên cảm thấy yếu ớt hoặc bất tỉnh. Nếu các triệu chứng sốc phản vệ bắt đầu dần dần, cơ thể bạn sẽ tích tụ quá nhiều sắt trong các mô.
truyền sắt
Loại thiếu máu này cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và nhịp tim nhanh

4. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Có một số triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt mà bạn nên chú ý. Bạn có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể bị khó thở. Cơ thể bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc nhận thấy tay và chân lạnh hơn bình thường. Bạn có thể bị nhiễm trùng do các vấn đề về hệ thống miễn dịch.

Loại thiếu máu này cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và nhịp tim nhanh.

5. Ai có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt?

Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn những người khác gồm:

  • Phụ nữ có thể bị thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc sau khi sinh vì cả 2 tình huống này đều dẫn đến mất nhiều máu.
  • Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì họ có xu hướng không nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình.
  • Bạn có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel, warfarin hoặc heparin.
  • Bạn có thể bị thiếu máu nếu bị suy thận – đặc biệt nếu bạn đang chạy thận nhân tạo – vì tình trạng này làm giảm khả năng tạo hồng cầu của cơ thể. Một nguyên nhân hàng đầu khác gây thiếu máu do thiếu sắt là nếu bạn gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt.

6. Ai cần truyền sắt?

Có một số lý do khiến bạn không thể uống sắt. Bạn sẽ cần truyền sắt IV nếu:

  • Bạn bị chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Bạn mắc bệnh viêm ruột (IBD) và sắt uống làm cho các triệu chứng IBD của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Bạn đang chạy thận nhân tạo. 
  • Bạn sẽ phẫu thuật trong 2 tháng tới, trong đó bạn sẽ mất nhiều máu.
  • Bạn mắc bệnh celiac, bị thiếu máu và ung thư hoặc đang dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESA).
truyền sắt
Không nên tự ý truyền sắt ở nhà 

7. Hiệu quả của việc truyền sắt

Hiệu quả của việc truyền sắt là khác nhau ở mỗi người. Thường mất khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau khi bắt đầu điều trị để hầu hết mọi người bắt đầu cảm nhận được lợi ích của sắt IV. 

Hãy chắc chắn để mắt đến các triệu chứng khi bạn trải qua quá trình điều trị và báo cho bác sĩ hoặc y tá của bạn ngay lập tức nếu bạn phát triển bất kỳ tác dụng phụ nào của việc truyền sắt.

6. Cách truyền sắt an toàn

Mặc dù sắt IV có nhiều tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó có thể được sử dụng một cách an toàn.

Nếu bạn quan tâm đến việc điều trị bằng sắt IV, điều cần thiết là phải trải qua các điều trị này dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không thể tự mình quyết định rằng truyền sắt. Các phương pháp điều trị rất an toàn miễn là chúng được thực hiện bởi một y tá đã đăng ký và được đào tạo. Bạn cần được theo dõi bởi 1 người biết cách quản lý các dịch truyền này và biết những gì cần thực hiện khi thấy xuất hiện các tác dụng phụ.

Bạn có thể cần truyền sắt IV nếu bạn mắc một số tình trạng sức khỏe khác. Nếu bạn thực hiện các phương pháp điều trị này trong khi được bác sĩ hoặc y tá chăm sóc thì có thể yên tâm rằng mình sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Nguồn tham khảo: driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Biên tập viên Đinh Thị Hải Yến xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
6 lợi ích hàng đầu khi truyền sắt

6 lợi ích hàng đầu khi truyền sắt

Ai nên truyền sắt?

Ai nên truyền sắt?

Truyền sắt cho bệnh nhân thiếu máu hiệu quả như thế nào?

Truyền sắt cho bệnh nhân thiếu máu hiệu quả như thế nào?

Người cao tuổi có thể được truyền sắt?

Người cao tuổi có thể được truyền sắt?

Top 5 thực phẩm và đồ uống giàu sắt

Top 5 thực phẩm và đồ uống giàu sắt

779

Bài viết hữu ích?