Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease – CKD) là tình trạng thận bị tổn thương kéo dài và mất dần chức năng theo thời gian, dẫn đến khả năng lọc và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể giảm đi.
Trạng thái suy thận mạn được đánh giá dựa trên độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate - GFR) - mức độ suy giảm chức năng lọc máu của thận. Thông thường, khi GFR giảm dưới 60 mL/phút/1,73m² trong thời gian ít nhất 3 tháng, và/hoặc có dấu hiệu tổn thương thận khác nhau, người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh thận mạn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO: Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, được nhận định bằng chỉ số khối cơ thể - BMI (kg/m2). Dựa theo thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á, BMI trong khoảng 23 – 24.9 được xem là thừa cân, và 25 được xem là béo phì.
Bệnh thận mạn gây ra rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như:
Suy thận và béo phì có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng ra gây ra các tình trạng sức khỏe như:
Khi cơ thể hấp thụ thực phẩm có năng lượng cao làm tăng khả năng tích tụ chất béo, đặc biệt là tích tụ mỡ tại các cơ quan nội tạng nói chung và thận nói riêng. Điều này sẽ đẩy nhanh hàng loạt các tổn thương ở thận như viêm nhiễm, stress oxy hóa và xơ hóa ở thận. Mỡ tích tụ lâu ngày dẫn đến tiểu đạm, bệnh cầu thận và ống thận.
Bên cạnh đó, mỡ tích tụ trong lòng mạch máu dễ dẫn đến áp lực trong lòng mạch tăng cao. Áp lực máu cao có thể gây tổn thương các cấu trúc và mạch máu trong thận, dẫn đến sự suy giảm dần chức năng của thận.
Sự liên quan độc lập giữa béo phì và nhiều bệnh mãn tính về thể chất và tinh thần, tăng nhập viện và tử vong, cũng như giảm chất lượng cuộc sống đã được ghi nhận rõ ràng ở dân số nói chung. Một cuộc khảo sát toàn cầu gần đây cho thấy, gánh nặng bệnh tật nặng nề ở những người béo phì và mắc bệnh thận mạn đã tăng đáng kể kể từ năm 1990. Ví dụ, năm 2015 thừa cân và béo phì ở những người mắc bệnh thận mạn góp phần 24,4% tổng số năm người bệnh bị giảm chất lượng cuộc sống và 7,2% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi xung quanh tác động chính xác của béo phì đối với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Nhiều nghiên cứu quan sát đã phát hiện mối liên hệ bảo vệ giữa béo phì và tỷ lệ sống sót, một hiện tượng được gọi là nghịch lý béo phì, đặc biệt rõ ràng ở những bệnh nhân lớn tuổi chạy thận nhân tạo. Sự nghịch lý về béo phì gây tranh cãi, với những người phản đối lo ngại về nhiều yếu tố nhiễu và thiên lệch còn dư sót, trong khi những người ủng hộ chỉ ra tính nhất quán của các phát hiện trong tài liệu.
Bất kể quan điểm nào là đúng, nghịch lý béo phì không trực tiếp giải quyết câu hỏi liệu bệnh nhân bệnh thận mạn bị béo phì có được lợi ích từ việc giảm cân không? Câu hỏi đó gần đây đã được cung cấp thông tin từ quan sát rằng phẫu thuật nội soi giảm béo, hiện được gọi là phẫu thuật chuyển hóa, có liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 31% sau 5 năm so với điều trị thông thường (tỷ số nguy cơ 0,69. Khoảng tin cậy 95% từ 0,60 đến 0,78) ở bệnh nhân béo phì nặng đang chạy thận. Các nghiên cứu tương tự ở nhóm bệnh nhân trước giai đoạn suy thận mạn hiện đang được tiến hành.
Tác giả | Thiết kế nghiên cứu | Số lượng bệnh nhân | Can thiệp | Mức độ giảm cân | Kết quả đối với thận |
Saiki et al. | Tiền cứu nghiệm | 22 BN ĐTĐ có protein niệu | Chế độ ăn giảm năng lượng | 6.2 kg | ↓ protein niệu, không thay đổi mGFR |
Morales et al. | Tiền cứu nghiệm | 30 BN protein niệu | Chế độ ăn giảm năng lượng | 3.6 kg | ↓ protein niệu, không thay đổi mGFR |
Praga et al. | Tiền cứu nghiệm | 59 BN protein niệu | Chế độ ăn giảm năng lượng | 4.5 kg/m2 BMI | ↓ protein niệu |
Friedman et al. | Tiền cứu nghiệm | 6 BN ĐTĐ giai đoạn cuối | Chế độ ăn giảm năng lượng và sinh nhiệt | 14.2 kg | ↓ creatinin, cystatin C, eGFR |
Look AHEAD | Thử nghiệm ngẫu nhiên | 5145 BN ĐTĐ | Can thiệp lối sống | 4 kg so với đối chứng | ↓ nguy cơ CKD giai đoạn cuối |
Ikizler et al. | Thử nghiệm ngẫu nhiên | 111 BN CKD giai đoạn 3-4 | Chế độ ăn và tập luyện | 2.4 kg | Không thay đổi eGFR |
MacLaughlin et al. | Tiền cứu nghiệm | 32 BN CKD | Chương trình quản lý cân nặng | 6.4 kg so với đối chứng | Chậm suy giảm eGFR |
Liraglutide | Phân tích thứ cấp của thử nghiệm | 9340 BN ĐTĐ | Liraglutide | 2.3 kg | ↓ protein niệu mới, không cải thiện eGFR |
Lorcaserin | Phân tích thứ cấp của thử nghiệm | 12,000 BN thừa cân, béo phì | Lorcaserin | ~4 kg | ↓ protein niệu mới, ↓ nguy cơ CKD |
Chang et al. | Hồi cứu | 985 BN phẫu thuật giảm béo | Phẫu thuật giảm béo | 34.2 kg | ↓ nguy cơ suy giảm eGFR, gấp đôi creatinin hoặc suy thận giai đoạn cuối |
Cohen et al. | Thử nghiệm ngẫu nhiên | 100 BN ĐTĐ | Phẫu thuật giảm béo so với điều trị y tế tối ưu | Giảm BMI tương đối 7% | Cải thiện protein niệu so với nhóm điều trị y tế |
Để phòng tránh nguy cơ béo phì dẫn đến suy thận, các Hiệp hội Y học về giảm cân người mắc bệnh thận mạn khuyến cáo:
Qua bài viết này, ta thấy được mối liên hệ mật thiết giữa suy thận và béo phì cùng tác hại to lớn của chúng lên cơ thể chúng ta. Vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn do béo phì, ngay bây giờ bạn hãy bắt tay vào việc thay đổi một chế độ ăn lành mạnh và tăng cường tập thể dục. Đây là những phương pháp tối ưu được kiểm chứng giúp kiểm soát cân nặng và giảm thiểu các biến chứng do béo phì và bệnh thận mạn gây nên.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Tài liệu tham khảo
1. Chronic kidney disease (CKD). Kidney Care UK. Accessed August 2, 2023. https://www.kidneycareuk.org/about-kidney-health/conditions/ckd/
2. American Diabetes Association, ed. Diabetes A to Z: What You Need to Know about Diabetes, Simply Put. 6th ed. American Diabetes Association; 2010.
3. Obesity. Accessed August 2, 2023. https://www.who.int/health-topics/obesity
4. Jiang Z, Wang Y, Zhao X, et al. Obesity and chronic kidney disease. American Journal of Physiology-Endocrinology and Metabolism. 2023;324(1):E24-E41. doi:10.1152/ajpendo.00179.2022
5. Friedman AN, Kaplan LM, le Roux CW, Schauer PR. Management of Obesity in Adults with CKD. J Am Soc Nephrol. 2021;32(4):777-790. doi:10.1681/ASN.2020101472
37
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
37
Bài viết hữu ích?