Chất béo nội tạng hay còn gọi là mỡ nội tạng, là 1 loại chất béo trong cơ thể được lưu trữ trong khoang bụng. Chất béo nội tạng nằm gần các cơ quan nội tạng như gan, dạ dày và ruột. Nó cũng có thể tích tụ trong lòng động mạch dưới dạng các mảng xơ vữa. Mỡ nội tạng đôi khi được gọi là “chất béo hoạt động” vì nó có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu bạn mỡ thừa tích tụ ở vòng eo của mình, đó không nhất thiết là chất béo nội tạng. Mỡ bụng cũng có thể bao gồm cả mỡ dưới da. Mỡ dưới da, đây là dạng mỡ dễ thấy ở tay và chân so với mỡ nội tạng. Trong khi đó, mỡ nội tạng thực sự nằm trong khoang bụng và không dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường
Một cách khác để kiểm tra xem bạn có mỡ nội tạng hay không là đo vòng eo. Ở phụ nữ, nếu vòng eo của bạn có chu vi từ 35 inch trở lên, bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến mỡ nội tạng. Còn đối với nam giới, nguy cơ tăng lên khi vòng eo của họ đo từ 40 inch trở lên.
Chất béo nội tạng thường được đo bằng cách sử dụng máy phân tích chất béo cơ thể hoặc thông qua kết quả quét MRI và thang điểm được chia thành khoảng từ 1 đến 59. Mức chất béo nội tạng được xem là lành mạnh nếu nó nằm dưới mức 13. Nếu bạn được xếp vào khoảng 13-16, đó là mức chất béo nội tạng có nguy cơ và đòi hỏi bạn cần thay đổi lối sống ngay lập tức.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì và tiểu đường tuýp 2 có mối liên quan mật thiết thông qua cơ chế rối loạn chuyển hóa dẫn tới kháng insulin. Vậy chất béo nội tạng và tình trạng kháng insulin có mối liên hệ như thế nào?
Một lượng lớn chất béo nội tạng trong cơ thể được biết đến là gắn với tình trạng kháng insulin, một trạng thái có thể gây ra sự không thể hấp thụ glucose và tiềm tàng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng các cơ quan nội tạng tạo ra một dạng protein được gọi là protein liên kết với retinol 4 (RBP4), mà đã được chứng minh có khả năng tăng cường sự kháng insulin.
Một lượng lớn mỡ tại nội tạng sẽ kích thích sản xuất các chất hoạt động sinh học được gọi là Adipocytokine, bao gồm resistin, leptin, interleukin-6 (IL-6), yếu tố hoại tử u α (TNFα) và angiotensin II. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin, đồng thời giảm nồng độ Adiponectin. Trong số các chất này, Adiponectin đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết đường huyết. Nếu thiếu chất này, cơ thể sẽ không sử dụng được insulin do tuyến tụy tiết ra và gây ra tình trạng kháng sinh insulin gây tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó, tăng nồng độ FFAs trong máu cũng có mối liên quan với nguy cơ kháng insulin cao hơn, dẫn đến giảm tác động ức chế của insulin đối với sản xuất Glucose và tân tạo mỡ tại gan. Kết quả của quá trình này là sự tích tụ mỡ ở các vị trí khác nhau như cơ vân, gan và buồng trứng, góp phần vào tình trạng ngộ độc mỡ.
Nhìn chung, chất béo nội tạng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính hiện nay, trong đó có tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Để giảm thiểu các biến chứng là béo phì và chất béo nội tạng mang lại, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giảm cân và giảm mỡ nội tạng.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
45
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
45
Bài viết hữu ích?