Zalo

Tiểu đường loại 2 rất dễ béo phì - kiểm soát thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì và tiểu đường loại 2 là những vấn đề y tế phổ biến, rất được quan tâm trên khắp thế giới. Việc kiểm soát béo phì ở người tiểu đường loại 2 mang đến nhiều lợi ích. Câu hỏi đặt ra là phải kiểm soát như thế nào?

1. Vì sao cần kiểm soát béo phì ở người tiểu đường loại 2?

Theo các nghiên cứu, béo phì là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được trong quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2, và đặc biệt tỷ lệ mắc cả 2 căn bệnh ngày đang tăng cao trên toàn thế giới. Xu hướng gia tăng của béo phì và tiểu đường loại 2 liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong, nguy cơ tim mạch và chi phí chăm sóc sức khỏe. Và đây chính là lý do quan trọng nhất để kiểm soát béo phì ở người tiểu đường loại 2. 

Cân nặng của một cá nhân sẽ được xác định bởi nhiều yếu tố, từ sinh lý, tâm lý và cả yếu tố xã hội. Do đó, việc đánh giá toàn diện bởi nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp xác định chính xác các yếu tố gây béo phì và từ đó đưa ra giải pháp sàng lọc nguyên nhân thứ phát, đánh giá nguy cơ tim mạch và xác định di chứng của béo phì.

Thống kê cho thấy, có đến 90% người trưởng thành mắc tiểu đường loại 2 được xác định là thừa cân hoặc béo phì. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 3 lần ở người thừa cân và 7 lần ở người béo phì. Các mô hình hiện tại dự đoán 9.5% dân số trưởng thành trên khắp thế sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030 và ⅓ của sự gia tăng này liên quan đến béo phì. Đến năm 2050, chi phí chăm sóc y tế liên quan đến thừa cân và béo phì được ước tính là 9.7 tỷ bảng Anh.

Theo các chuyên gia, cơ chế liên kết giữa béo phì và tiểu đường loại 2 rất phức tạp và vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm, nhưng nhìn chung có thể là sự cộng hưởng của những tình trạng sau:

  • Mô mỡ giải phóng các acid béo, glycerol, hormone và các cytokine tiền viêm… để làm suy yếu tín hiệu insulin của tế bào và đưa đến tăng đề kháng insulin;
  • Nồng độ lipid máu tăng cao mãn tính gây suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy, và do đó mức độ sản xuất insulin sẽ suy giảm.
tiểu đường loại 2
Cơ chế liên kết giữa béo phì và tiểu đường loại 2 rất phức tạp

2. Cần kiểm soát béo phì ở người bị tiểu đường loại 2 thế nào?

Để kiểm soát béo phì ở người bị tiểu đường loại 2, chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

  • Tuổi khởi phát thừa cân, béo phì;
  • Tiền sử gia đình béo phì, đặc biệt số người thân bị béo phì nghiêm trọng tương đương với số người có cân nặng bình thường;
  • Mô hình tăng cân, trong đó cần lưu ý những giai đoạn tăng nhanh hoặc giảm cân và mối quan hệ của chúng với sức khỏe hoặc các sự kiện trong cuộc sống;
  • Sử dụng rượu hoặc các thức uống sinh nhiệt khác;
  • Mức độ thành công và thất bại của giải pháp giảm cân trước đó.

Trong quá trình kiểm tra một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì, các khía cạnh cần xem xét bao gồm nguy cơ tim mạch, béo phì thứ phát (bao gồm do di truyền và các bệnh nội tiết như hội chứng Cushing) và di chứng (như viêm xương khớp và chứng ngưng thở khi ngủ). Một đánh giá kỹ lưỡng, kết hợp với một cách tiếp cận nhạy cảm có xem xét bối cảnh, sẽ cung cấp nền tảng để thảo luận về những giải pháp kiểm soát béo phì ở người tiểu đường loại 2 hiệu quả hơn.

2.1. Can thiệp thay đổi lối sống

Những lời khuyên về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, kết hợp với kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường loại 2 được cá nhân hóa, sẽ là nền tảng cho tất cả các giải pháp kiểm soát béo phì ở người bị tiểu đường loại 2. LOOK AHEAD là thử nghiệm chuyên sâu kéo dài 4 năm, bao gồm can thiệp thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát khẩu phần ăn, hoạt động thể chất và liệu pháp điều chỉnh hành vi. Nhóm được can thiệp tích cực cho kết quả mức độ giảm cân trung bình sau 1 năm là 8.6% so với chỉ 0.7% ở nhóm chứng. Thử nghiệm được duy trì trong hơn 4 năm với mức giảm cân trung bình lần lượt là 6.15% và 0.88% ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. 

Trong một nghiên cứu riêng biệt, những giải pháp can thiệp chế độ ăn uống chuyên sâu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 ngay sau khi phát hiện béo phì đã được chứng minh là cải thiện hiệu quả kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, việc duy trì cân nặng lại được báo cáo là một thách thức sau khi giảm cân thành công do lối sống của người bệnh.

tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2 là một bệnh lý mãn tính

2.2. Chế độ ăn ít calo

Tiểu đường loại 2 được mô tả là một bệnh lý mãn tính và tiến triển theo thời gian. Tuy nhiên, thử nghiệm DiRECT đã chứng minh việc kiểm soát và làm thuyên giảm bệnh tiểu đường vẫn có thể thực hiện được thông qua thay thế chế độ ăn kiêng với tổng lượng calo thấp.

Nhóm chứng được chăm sóc bệnh tiểu đường loại 2 theo phương pháp tốt nhất, trong khi nhóm can thiệp lại nhận được chương trình kiểm soát cân nặng với chế độ ăn thay thế hoàn toàn (khoảng 825–853 calo/ngày) trong thời gian 12-20 tuần. Bước tiếp theo đó là tư vấn thực phẩm từng bước trong thời gian 2-8 tuần và hỗ trợ duy trì cân nặng. Sau 24 tháng thử nghiệm, 36% người trong nhóm được can thiệp đã thuyên giảm bệnh tiểu đường và sự thay đổi cân nặng trung bình giữa nhóm đối chứng và nhóm can thiệp là 5.4kg. Sự thuyên giảm có liên quan chặt chẽ đến mức độ giảm cân, với 64% những người giảm ít nhất 10kg đạt được mục tiêu thuyên giảm bệnh tiểu đường. Sự thuyên giảm này có thể kéo dài sau 2 năm đối với hơn ⅓ số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã được báo cáo.

2.3. Điều trị y tế

Các lựa chọn kê đơn cho tiểu đường loại 2 và béo phì đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Các thử nghiệm quy mô lớn chứng minh giảm cân đáng kể cũng như lợi ích tim mạch với các tác nhân như GLP-1 và SGLT-2i. Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ/ Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Châu Âu phản ánh điều này và ủng hộ việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 có cân nhắc đến các bệnh đi kèm như béo phì.

Khi kê đơn cho một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì, một yếu tố rất hữu ích cho thấy thuốc chỉ là một công cụ trong chiến lược điều trị đa thành phần. Việc tư vấn đầy đủ về lợi ích, tác dụng phụ và tiêu chí ngưng thuốc nên được bác sĩ thực hiện với người bệnh, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Những thách thức trong việc kê đơn sẽ bao gồm tác dụng gây tăng cân của một số thuốc và mức độ cải thiện đường huyết. Các loại thuốc được phép sử dụng trong bệnh tiểu đường loại 2 với nguy cơ ảnh hưởng đến cân nặng được tóm tắt như sau:

  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase (Acarbose): Giảm 0.2kg;
  • Biguanide (Metformin): Giảm đến 3.8kg;
  • Nhóm ức chế DPP-4: Giảm đến 0.4kg;
  • Chất chủ vận GLP-1: Giảm 1.3 đến 7.2kg;
  • Nhóm ức chế SGLT2: Giảm 1.5 đến 2.4kg;
  • Insulin: Tăng 3.9 đến 5kg;
  • Sulphonylurea: Tăng 1.6 đến 2.6kg;
  • Thiazolidinediones: Tăng 4.2 đến 4.8kg.

2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật giảm cân là một phương pháp kiểm soát béo phì ở người bị tiểu đường loại 2 hiệu quả và lâu dài, đặc biệt là những trường hợp béo phì nghiêm trọng. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp 621 nghiên cứu với 135.246 bệnh nhân trải qua một loạt các thủ thuật điều trị béo phì đã báo cáo mức giảm cân trung bình là 38.5kg hoặc 55.9% cân nặng vượt mức. Kèm theo đó, 78.1% bệnh nhân tiểu đường đã thuyên giảm bệnh và hơn 8.5% có sự cải thiện trong việc kiểm soát tiểu đường. Kèm theo đó, tỷ lệ tái phát ở mức thấp đã được báo cáo ở những người đạt được sự thuyên giảm.

tiểu đường loại 2
Phẫu thuật giảm cân là một phương pháp kiểm soát béo phì ở người bị tiểu đường loại 2 hiệu quả và lâu dài 

Với các yếu tố liên quan, các chuyên gia khuyến nghị phẫu thuật giảm cân cấp tốc phù hợp với những người có chỉ số BMI từ 35kg/m2 trở lên mới mắc tiểu đường loại 2 (dưới 10 năm). Những người có chỉ số BMI 30-34.9 kg/m2 và mới khởi phát tiểu đường loại 2 cũng nên được xem xét để đánh giá. Mức BMI thấp hơn 2.5 kg/m2 là giới hạn được khuyến nghị dành cho người Châu Á.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có dưới 1% người có đủ điều kiện được giới thiệu và nhận được can thiệp phẫu thuật giảm béo. Mặc dù biện pháp này thường an toàn ở những người được lựa chọn và được chuẩn bị cẩn thận nhưng một số biến chứng, bao gồm hội chứng Dumping và thiếu hụt vitamin, vẫn có thể xuất hiện.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các công nghệ/ giải pháp mới giúp giảm béo an toàn

Các công nghệ/ giải pháp mới giúp giảm béo an toàn

Vì sao mỡ bụng dưới khó giảm?

Vì sao mỡ bụng dưới khó giảm?

Hướng dẫn cách giảm mỡ bụng bằng dưa chuột

Hướng dẫn cách giảm mỡ bụng bằng dưa chuột

108

Bài viết hữu ích?