Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 42,5% người trưởng thành ở Hoa Kỳ năm 2018 bị béo phì và khoảng 31% bị thừa cân. Thừa cân béo phì là một yếu tố rủi ro chính đối với các tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 2. Theo Báo cáo thống kê bệnh tiểu đường quốc gia, trong năm 2013–2016, tỉ lệ tiểu đường do béo phì ở người trưởng thành là 45,8% Báo cáo cũng lưu ý rằng trong số những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ, 89% bị thừa cân hoặc béo phì.
Ngoài ra, có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, 1 người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 10 lần so với người có cân nặng bình thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ tiểu đường do béo phì ở Hoa Kỳ có thể tăng lên 300 triệu người trưởng thành vào năm 2025.
Có nhiều cơ chế dẫn đến một người bị tiểu đường do thừa cân béo phì, cụ thể:
3 cách quan trọng nhất để giảm nguy bị tiểu đường do thừa cân béo phì liên quan đến việc thay đổi hoặc duy trì một số thói quen sinh hoạt nhất định, cụ thể đó là:
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì, một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn giảm tỉ lệ tiểu đường do béo phì. Ngoài ra, duy trì cân nặng khỏe mạnh còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng như tổn thương thần kinh, bệnh tim và đột quỵ. Điều quan trọng là phải ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm với số lượng phù hợp, bao gồm:
Tham gia hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm cân và duy trì cân nặng vừa phải. Mức độ chính xác của hoạt động thể chất cần thiết thay đổi từ người này sang người khác. Tuy nhiên, một mục tiêu tốt để hướng tới là 150–300 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải mỗi tuần. Điều này có thể bao gồm các hình thức vận động như đi bộ nhanh. Ngoài ra, một người có thể đặt mục tiêu tập thể dục cường độ mạnh trong 75–150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như chạy hoặc đạp xe.
Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và bệnh tiểu đường. Dư thừa mỡ trong cơ thể là 1 yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường loại 2 và nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của một người theo những cách khác nhau. Để giúp quản lý và có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mọi người nên duy trì cân nặng vừa phải. Các chiến lược để đạt được điều này bao gồm tập thể dục thường xuyên, thực hiện một kế hoạch ăn uống đa dạng và kiểm soát khẩu phần ăn.
Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
25
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
25
Bài viết hữu ích?