Zalo

Thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì được xem là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mức độ trầm trọng này còn biểu hiện rõ nét hơn ở những người béo phì tuổi trung niên. Vậy thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe và tuổi trung niên béo phì có nguy hiểm hay không?

Béo phì được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khởi phát và mức độ trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Đây là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở người cao tuổi, nó góp phần khởi phát sớm các bệnh mãn tính và suy giảm chức năng, đồng thời dẫn đến tử vong sớm. Dưới đây là những rủi ro cho sức khỏe ở những người béo phì tuổi trung niên.

1. Béo phì tuổi trung niên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động

Béo phì có nhiều tác động tiêu cực chức năng vận động hơn so với tình trạng gầy ở dân số già. Béo phì có thể làm trầm trọng thêm sự suy giảm chức năng thể chất liên quan đến tuổi tác. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khả năng vận động, giảm đi rõ rệt ở người thừa cân và béo phì. BMI có liên quan nghịch với hoạt động thể chất đo được ở người lớn tuổi. Cụ thể, chỉ số BMI tăng 3 đơn vị có liên quan đến việc giảm 1 điểm trong điểm kiểm tra hoạt động thể chất. Ngoài ra, khối lượng mỡ thừa trong cơ thể và chỉ số BMI ≥ 30 ở người trung niên có liên quan đến rối loạn chức năng thể chất và là dấu hiệu dự đoán về sự suy giảm tình trạng chức năng và khuyết tật trong tương lai.

Béo phì tuổi trung niên là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm 

2. Thừa cân tuổi trung niên và hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường týp 2 (trước đây là đái tháo đường không phụ thuộc insulin hoặc đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành) là căn bệnh nguy hiểm nhất liên quan đến thừa cân và béo phì. Béo bụng và hội chứng chuyển hóa do nhiều cơ chế sinh lý liên quan đến tuổi tác và các thành phần của hội chứng chuyển hóa (mỡ bụng dư thừa, chuyển hóa glucose kháng insulin, rối loạn lipid máu và huyết áp cao) đều phổ biến ở những người ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi. Các nhà khoa học cũng chỉ ra nhiều bằng chứng cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng theo tuổi. Có sự gia tăng sau độ tuổi 40, đạt mức cao nhất ở nam giới 50 – 70 tuổi và ở nữ giới 60 – 80 tuổi. Sự gia tăng khối lượng mỡ bụng ở cả nam và nữ ở độ tuổi 70 – 79 cho thấy hội chứng chuyển hóa ở mức độ cao.

3. Thừa cân tuổi trung niên và bệnh tiểu đường

Theo các nhóm chuyên gia chuyên về chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường, sau 30 tuổi, đường huyết lúc đói có thể tăng 1 – 2 mg/dL và đường sau ăn tăng 10 – 20 mg/dL ở những bệnh nhân thừa cân tuổi trung niên. Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp nhất của tình trạng béo phì tuổi trung niên.

Béo phì tuổi trung niên có liên quan đến bệnh đái tháo đường 

4. Thừa cân tuổi trung niên và tăng huyết áp

Khoảng 30% người từ 40 tuổi trở lên bị tăng huyết áp kết hợp với thừa cân béo phì. Ngay cả ở tuổi già, béo phì và huyết áp cao vẫn có mối tương quan với nhau. Thừa cân và béo phì là một yếu tố dự đoán độc lập về tăng huyết áp và trong một số nghiên cứu, nó là yếu tố dự đoán tốt hơn về tăng huyết áp so với BMI.

5. Thừa cân tuổi trung niên và viêm khớp

Béo phì tuổi trung niên và tình trạng viêm khớp có xu hướng đi cùng nhau. Tỷ lệ hiện gặp phải tình trạng viêm khắp ở người trưởng thành đã được báo cáo là thay đổi từ 0,5% đến 3,8% ở phụ nữ và từ 0,15% đến 1,37% ở nam giới nếu họ có yếu tố nguy cơ là thừa cân béo phì, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở tuổi trung niên và tuổi già. 

Đặc biệt, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài ở độ tuổi trung niên, nó cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp ở các khớp chịu trọng lượng. Viêm khớp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất động về thể chất ở người trung niên và lớn tuổi.

Người thừa cân, béo phì thường hay đau các khớp 

6. Thừa cân tuổi trung niên và bệnh tim mạch

Nếu bạn đang thắc mắc rằng tuổi trung niên béo phì có nguy hiểm không, thì những biến chứng tim mạch sẽ cho bạn câu trả lời phù hợp nhất. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành (CAD) có xu hướng gia tăng ở trên toàn thế giới, đặc biệt cao ở những bệnh nhân béo phì tuổi trung niên cũng như lớn tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tuổi trung niên. Dữ liệu từ các nghiên cứu dân số theo chiều dọc cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người trên 40 tuổi. BMI tăng ở nam giới tuổi trung niên có liên quan đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh mạch vành mới, nhồi máu cơ tim gây tử vong hoặc không gây tử vong, và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch trong 12 – 15 năm sau đó. Tuy nhiên, không quan sát thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng ở phụ nữ lớn tuổi béo phì trong một số nghiên cứu. Nhưng không phải vì thế mà chị em phụ nữ được phép chủ quan.

7. Thừa cân tuổi trung niên và bất thường về phổi

Béo phì, đặc biệt là tình trạng béo bụng ở những người trung niên, có liên quan đến các bất thường về chức năng phổi, hội chứng giảm thông khí do béo phì và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ càng nguy hiểm hơn ở người thừa cân, béo phì 

Trong một nghiên cứu tiến cứu kéo dài 5 năm, những người đàn ông lớn tuổi và nặng cân có chỉ số rối loạn hô hấp tăng cao nhất. Áp lực lên trên thành ngực tăng lên làm giảm độ giãn nở hô hấp, tăng công hô hấp và hạn chế thông khí. Đàn ông và cả phụ nữ béo phì ở tuổi trung niên có thể đặc biệt dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến cân nặng.

8. Thừa cân tuổi trung niên và ung thư

WHO tuyên bố rằng thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây ung thư quan trọng nhất, đây là những yếu tố nguy cơ có thể tránh được sau thuốc lá. Tỷ lệ mắc ung thư tăng theo tuổi và hơn 12 – 23% tổng số ca ung thư xảy ra sau 65 tuổi. Mặc dù nhiều hơn 25% trường hợp ung thư được chẩn đoán ở những người trên 60 tuổi, nhóm này ít được điều tra rộng rãi hơn và có lẽ ít được điều trị thích hợp hơn. Béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ruột kết, túi mật, tuyến tụy, thận, bàng quang, tử cung, cổ tử cung và tuyến tiền liệt... 

Một phân tích tổng hợp của 8 nghiên cứu đoàn hệ trên hơn 300.000 phụ nữ đã chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh có BMI ≥ 28 kg/m2 có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 26% so với những người có BMI < 21 kg/m2.

9. Béo phì tuổi trung niên và tình trạng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là một vấn đề phổ biến và đau khổ đối với người trung niên và cao tuổi. Tỷ lệ phổ biến dao động từ 5% - 25% ở nam giới và từ 7% - 42% ở nữ giới sau 50 tuổi. Béo phì góp phần làm tăng tỷ lệ tiểu không tự chủ ở người lớn tuổi và sự gia tăng tiểu không tự chủ có liên quan trực tiếp đến tăng chỉ số khối BMI của cơ thể.

Thừa cân tuổi trung niên góp phần tăng tỷ lệ tiểu không tự chủ 

10. Béo phì tuổi trung niên và đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thế chiếm phần lớn nguyên nhân gây mù lòa toàn cầu. Các nghiên cứu dựa trên báo cáo dân số cho thấy người có tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn thường liên quan đến số cân nặng lớn hơn. Suy giảm thị lực liên quan đến đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến gần 20% người dân ở độ tuổi ≥ 65 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. 

Nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện trên người trung niên (khoảng 40 tuổi trở lên) chỉ ra rằng thừa cân và béo phì có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ đục thủy tinh thể và số ca cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Tóm lại, béo phì là một vấn đề phổ biến nhưng ngày càng gia tăng ở người trung niên và cao tuổi. Số người béo phì ngày càng tăng do tổng số người trung niên tăng và tỷ lệ người trung niên béo phì cũng tăng. Tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn ở tuổi già, nhưng điều này có thể sẽ tăng lên trong tương lai. Béo phì có nhiều ảnh hưởng đến chức năng quan trọng ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi do suy giảm hoạt động thể chất và tiêu hao năng lượng. Ở người trung niên, nhiều hậu quả tiềm ẩn của béo phì có thể là đái tháo đường type 2, viêm khớp, bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, tiểu không tự chủ và trầm cảm. Viêm mãn tính và những thay đổi nội tiết góp phần vào những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và thành phần cơ thể đi kèm với quá trình lão hóa và thừa cân. Trọng tâm của điều trị nên là giảm mỡ hay giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời duy trì khối lượng cơ và sức mạnh thông qua hoạt động thể chất.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tại sao mọi người trở nên thừa cân? Gen có ảnh hưởng gì không?

Tại sao mọi người trở nên thừa cân? Gen có ảnh hưởng gì không?

7-10 bệnh liên quan đến thừa cân béo phì

7-10 bệnh liên quan đến thừa cân béo phì

Mất bao lâu để giảm cholesterol? Những cách tốt nhất

Mất bao lâu để giảm cholesterol? Những cách tốt nhất

40

Bài viết hữu ích?