Zalo

Sắt - khoáng chất đứng đầu trong danh sách thiếu hụt của cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu sắt xay ra rất phổ biến, đặc biệt là ở người ăn chay, phụ nữ mang thai và trẻ em. Cơ thể thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm chức năng não. Cùng tìm hiểu vai trò của khoáng chất sắt với cơ thể thông qua bài viết sau đây.

1. Vai trò của khoáng chất sắt với cơ thể

1.1. Sắt là khoáng chất gì?

Sắt là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần cho sự tăng trưởng và phát triển. Cơ thể chúng ta sử dụng khoáng chất sắt để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan của cơ thể và myoglobin là một loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp. Cơ thể cũng cần khoáng chất sắt để tạo ra một số hormone.

thiếu sắt
Cơ thể cần khoáng chất sắt để tạo ra một số hormone 

1.2. Nhu cầu khoáng chất sắt cho cơ thể như thế nào?

Lượng sắt cơ thể cần mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và liệu rằng chúng ta có ăn chế độ ăn chủ yếu là thực vật hay không. Lượng khuyến nghị trung bình hàng ngày được liệt kê bên dưới tính bằng miligam (mg). Những người ăn chay không ăn thịt, thịt gia cầm hoặc hải sản cần lượng sắt gần gấp đôi so với lượng được liệt kê trong bảng. Vì cơ thể không hấp thụ sắt nonheme trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật cũng như sắt heme trong các thực phẩm nguồn gốc động vật.

Bạn có thể tham khảo nhu cầu khoáng chất sắt mỗi ngày sau đây:

  • Sơ sinh đến 6 tháng: 0,27mg
  • Trẻ sơ sinh 7–12 tháng: 11 mg
  • Trẻ em 1–3 tuổi: 7 mg
  • Trẻ em 4–8 tuổi: 10 mg
  • Trẻ em 9–13 tuổi: 8 mg
  • Nam thiếu niên 14–18 tuổi: 11mg
  • Thiếu nữ 14–18 tuổi: 15 mg
  • Nam giới trưởng thành 19–50 tuổi: 8 mg
  • Phụ nữ trưởng thành 19–50 tuổi: 18 mg
  • Người lớn >51 tuổi: 8 mg
  • Thanh thiếu niên mang thai 27 mg
  • Phụ nữ mang thai 27 mg
  • Phụ nữ cho con bú: 10 mg

1.3. Vì sao thiếu sắt lại đứng đầu trong danh sách thiếu hụt khoáng chất?

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi sự cân bằng giữa lượng sắt đưa vào, lượng sắt dự trữ và lượng sắt mất đi của cơ thể không đủ để hỗ trợ hoàn toàn cho quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt hiếm khi gây tử vong nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. 

thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt hiếm khi gây tử vong nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người 

Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến hơn 25% người dân trên toàn thế giới. Con số này tăng lên 47% ở trẻ mẫu giáo. Trừ khi trẻ được cung cấp thực phẩm giàu chất sắt hoặc tăng cường chất sắt, nếu không chúng rất có thể bị thiếu chất sắt.

Khoảng 30% phụ nữ có kinh nguyệt cũng có thể bị thiếu máu do mất máu hàng tháng và có tới 42% phụ nữ trẻ, phụ nữ mang thai cũng có thể bị thiếu máu. Ngoài ra, những người có chế độ ăn chay và thuần chay có nguy cơ bị thiếu hụt cao hơn, vì cơ thể họ chỉ tiêu thụ sắt không phải heme, sắt heme hấp thụ tốt hơn loại sắt này.

2. Các triệu chứng và nguyên nhân gây nên tình trạng cơ thể thiếu sắt

Ban đầu, thiếu máu do thiếu sắt các triệu chứng có thể nhẹ đến mức không được chú ý. Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu máu thiếu sắt ngày càng tăng và tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn, cơ thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng ngày càng rõ nét hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu máu do cơ thể thiếu sắt có thể bao gồm: mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, nhức đầu… Ngoài ra những người bị thiếu máu do thiếu sắt có thể mắc hội chứng chân không yên, đó là cảm giác muốn di chuyển chân khi nghỉ ngơi.

Hiện nay theo đánh giá của các bác sĩ thì có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu như:

  • Mất máu: Sắt trong tế bào hồng cầu của máu. Vì vậy, nếu cơ thể mất máu, sẽ mất một số khoáng chất sắt. Phụ nữ bị rong kinh có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt do bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt. Mất máu chậm, mãn tính trong cơ thể, chẳng hạn như do loét dạ dày, thoát vị gián đoạn, polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng có thể là nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. 
  • Thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống: Cơ thể chúng ta thường xuyên nhận được khoáng chất sắt từ thực phẩm chúng ta ăn. Nếu tiêu thụ quá ít khoáng chất sắt, theo thời gian cơ thể có thể bị thiếu sắt. Những thực phẩm giàu khoáng chất sắt bao gồm thịt, trứng, rau lá xanh và thực phẩm tăng cường chất sắt. Để tăng trưởng và phát triển đúng cách, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần sắt từ chế độ ăn uống của chúng.
thiếu sắt
Thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống 
  • Không có khả năng hấp thụ sắt: Sắt từ thức ăn được hấp thụ vào máu trong ruột non của chúng ta. Rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa của ruột từ đó dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. 
  • Thai kỳ: Nếu không bổ sung sắt, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai, vì lượng sắt dự trữ cần cho lượng máu tăng lên của bản thân của mẹ bầu cũng như là nguồn cung cấp huyết sắc tố cho thai nhi đang phát triển.

Khi cơ thể thiếu sắt có thể giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt bằng cách chọn thực phẩm giàu chất sắt.

Thực phẩm giàu khoáng chất sắt bao gồm:

  • Thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt lợn
  • Hải sản
  • Đậu, đậu Hà Lan
  • Rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau chân vịt
  • Trái cây sấy khô, chẳng hạn như nho khô và quả mơ
  • Bánh mì, ngũ cốc tăng cường chất sắt

Cơ thể chúng ta hấp thụ nhiều khoáng chất sắt từ thịt hơn là từ các nguồn khác. Nếu chọn không ăn thịt, chúng ta nên chọn thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C trong nước ép cam quýt giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn trong chế độ ăn uống.Trên đây là những thông tin cần thiết về sắt - khoáng chất đứng đầu trong danh sách thiếu hụt của cơ thể. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ chuyên môn để giúp kiểm tra mức độ thiếu máu thiếu sắt, đồng thời có thể bổ sung cho sự thiếu hụt bằng cách sử dụng các chất bổ sung đường uống hoặc phương pháp điều trị IV khi cần thiết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Võ Thị Nhật xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Tìm hiểu nhu cầu sắt cho người trưởng thành

Tìm hiểu nhu cầu sắt cho người trưởng thành

24

Bài viết hữu ích?