Zalo

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở và tim đập nhanh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng thì xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt là một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

1.Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Trong cơ thể sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố và giúp cho oxy trong máu được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình phá hủy hồng cầu già, bên cạnh phần lớn lượng sắt được cơ thể tái hấp thu thì có một lượng sắt nhất định được bài tiết ra bên ngoài và chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ra sẽ giúp cho cơ thể bổ sung lượng sắt đã mất.

Thiếu máu thiếu sắt sắt là một bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần làm xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng thiếu máu thiếu sắt phổ biến như sau:

  • Thường xuyên cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống
  • Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao và mất đi vẻ hồng hào tự nhiên
  • Tóc khô xơ và dễ gãy rụng
  • Móng tay khô, dễ gãy hoặc có hình thìa
  • Chân tay lạnh
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt và choáng váng
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều
  • Khó thở
  • Thay đổi khẩu vị một cách bất thường và có thể thèm ăn những thực phẩm lạ như đá, đất sét và phấn
  • Trẻ em mắc bệnh thường có tình trạng chán ăn, ăn kém hoặc bỏ ăn. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt kéo dài có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất và trí tuệ
  • Phụ nữ có thai bị thiếu máu thiếu sắt sẽ khiến dinh dưỡng cung cấp cho con bị hạn chế và làm gia tăng một số nguy cơ như sinh non, sinh con suy dinh dưỡng hoặc thai lưu

Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng tức là tình trạng thiếu máu thiếu sắt đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt thì những người bệnh có nguy cơ cao nên được xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt định kỳ hàng năm để được điều trị kịp thời. Những đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao, bao gồm:

  • Người có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng trong thời gian dài hoặc những người mắc bệnh mãn tính lâu ngày, người già, người nghiện rượu, người chán ăn và ăn uống kém.
  • Một số thời kỳ nhu cầu sắt cần cung cấp cho cơ thể sẽ tăng lên như phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, phụ nữ trong tuổi dậy thì, trẻ sơ sinh hoặc sinh non.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể như rối loạn hấp thụ, rối loạn tiêu hóa kéo dài và viêm dạ dày.
  • Người bệnh bị mất máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt hay u cơ tử cung.
  • Một số bệnh thuộc bẩm sinh liên quan đến chuyển hóa sắt trong cơ thể.
Da xanh xao là dấu hiệu cảnh báo bạn cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt
Da xanh xao là dấu hiệu cảnh báo bạn cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

2. Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt gồm những gì?

Xét nghiệm máu là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định?

2.1 Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là loại xét nghiệm có thể giúp chúng ta đánh giá toàn bộ các yếu tố trong máu như huyết sắc tố, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Khi cơ thể bạn có tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thì có thể nhận thấy qua các chỉ số sau:

  • Số lượng hồng cầu và dung tích hồng cầu giảm
  • Nồng độ huyết sắc tố và hematocrit ở mức thấp hơn mức bình thường, cụ thể như sau: Đối với phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành, chỉ số hematocrit từ 34.9% đến 44.5% và huyết sắc tố từ 12 đến 15.5 g/dl được xem là bình thường. Đối với nam giới trong độ tuổi trưởng thành, chỉ số hematocrit từ 38.8% đến 50% và huyết sắc tố từ 13.5 đến 17.5 g/dl được xem là bình thường.
  • Khi quan sát hồng cầu dưới dạng tiêu bản có thể thấy hồng cầu nhược sắc và nhỏ.

2.2 Xét nghiệm sắt huyết thanh

Thiếu máu thiếu sắt xét nghiệm gì? Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp đo lượng sắt có trong huyết thanh và thường được thực hiện với các xét nghiệm sắt khác để cung cấp kết quả chính xác hơn.

Ở nam giới, nồng độ sắt huyết thanh bình thường nằm trong khoảng 75 -150 μg/dL (tương đương 13 - 27 μmol/L) và ở nữ giới là 60 - 140 μg/dL (tương đương 11 - 25 μmol/L).

Khi nồng độ sắt huyết thanh giảm chứng tỏ có tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể. Trong khi hội chứng quá tải sắt hay tan máu sẽ làm nồng độ sắt huyết thanh tăng.

2.3 Xét nghiệm ferritin huyết thanh

Thiếu máu thiếu sắt xét nghiệm gì? Xét nghiệm ferritin huyết thanh có thể giúp kiểm tra cơ thể đang trong tình trạng thiếu sắt hay thừa sắt.

Ở nam giới, giá trị ferritin bình thường nằm trong khoảng 88 ng/ml và nữ giới là 49 ng/ml. 

Nồng độ ferritin huyết thanh < 12 ng/mL là chỉ số đặc hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cơ thể. Tuy nhiên, nồng độ ferritin huyết thanh có thể tăng lên đến đến 100 ng/mL trong các trường hợp như u lympho Hodgkin, viêm gan và u đường tiêu hoá nhưng cơ thể vẫn có thể thiếu sắt.

2.4 Xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC)

Xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC) có vai trò đánh giá khả năng sắt trong máu được vận chuyển đến cơ quan dự trữ hoặc tế bào hồng cầu.

Giá trị bình thường của xét nghiệm TIBC sẽ nằm trong khoảng 250 - 450 μg/dL.

2.5 Xét nghiệm độ bão hòa transferrin

Chỉ số xét nghiệm này được tính bằng cách lấy lượng sắt huyết thanh chia cho khả năng gắn sắt toàn bộ (TIBC).

Số lượng hồng cầu giảm chứng tỏ cơ thể có tình trạng thiếu máu
Số lượng hồng cầu giảm chứng tỏ cơ thể có tình trạng thiếu máu

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt sẽ giúp chúng ta đánh giá được mức độ thiếu máu và hàm lượng sắt trong cơ thể. Do đó, những xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý thiếu máu thiếu sắt.

Để đạt được kết quả chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, bao gồm:

  • Bạn có thể được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm này vào buổi sáng vì khi đó nồng độ sắt sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và cho kết quả chính xác nhất.
  • Bạn nên nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm từ 8 đến 12 tiếng để cho mẫu máu chất lượng nhất.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc, vitamin và thảo dược thì bạn cần cho bác sĩ biết để được hướng dẫn cụ thể việc ngừng thuốc nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ tần suất thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt để kiểm tra đúng thời gian bác sĩ quy định. Tần suất thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân, tiền sử bệnh, triệu chứng và quá trình điều trị. 

  • Đối với những bạn có sức khỏe bình thường và không có triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt có thể thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng năm hoặc mỗi 2 năm một lần.
  • Đối với những bạn có yếu tố nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hoặc có triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt thì cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn để theo dõi.
  • Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và đang điều trị thì tần suất xét nghiệm sẽ được điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp theo dõi nồng độ sắt trong cơ thể và đánh giá hiệu quả quá trình điều trị.

Tóm lại, thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt như xét nghiệm công thức máu, nồng độ sắt huyết thanh, ferritin và transferrin trong máu sẽ giúp chúng ta chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và đánh giá nồng độ sắt trong cơ thể. Đặc biệt, dựa vào xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân như bổ sung sắt qua chế độ ăn, viên sắt uống, bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch và truyền máu.

Để bổ sung đầy đủ hàm lượng sắt cho cơ thể, bạn có thể tham khảo liệu trình bổ sung sắt mới Venofer. Những người được khuyến cáo nên bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch để giúp nâng cao sức khỏe như: 

  • Chứng tỏ sự không dung nạp được với thuốc sắt đường uống
  • Nhu cầu lâm sàng cần cung cấp sắt nhanh chóng nhằm bổ sung các kho sắt
  • Bệnh lý viêm đại tràng nặng không dung nạp được các chế phẩm của sắt hoặc bị chống chỉ định
  • Khách hàng không tuân thủ liệu pháp uống sắt

Trước khi thực hiện, bạn sẽ được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tư vấn liệu trình bổ sung phù hợp nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các tác dụng phụ khi bổ sung sắt có thể gặp phải

Các tác dụng phụ khi bổ sung sắt có thể gặp phải

Cơ thể bị thiếu sắt gây bệnh gì?

Cơ thể bị thiếu sắt gây bệnh gì?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

21

Bài viết hữu ích?