Zalo

Xét nghiệm Ferritin là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ferritin là 1 dạng protein hoạt động trong các tế bào máu, liên quan đến việc dự trữ sắt trong cơ thể. Xét nghiệm Ferritin máu thường được chỉ định để kiểm tra lượng sắt có trong cơ thể người bệnh. Vậy thực sự xét nghiệm Ferritin để làm gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Ferritin là 1 dạng protein hoạt động trong các tế bào máu, liên quan đến các tổ chức dự trữ sắt khớp cơ thể như gan, lách, tủy xương và một phần huyết thanh. Do đó, xét nghiệm Ferritin máu được bác sĩ sử dụng để kiểm tra nồng độ sắt trong máu người bệnh và chẩn đoán các bệnh lý như:

  • Thiếu máu thiếu sắt;
  • Hemochromatosis;
  • Hội chứng tay chân bồn chồn;
  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe ở bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý này.
xét nghiệm ferritin
Xét nghiệm Ferritin máu giúp kiểm tra nồng độ sắt cơ thể

Xét nghiệm Ferritin máu không gây hại gì cho cơ thể. Do đó có thể làm xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi diễn biến sức khoẻ. Ngoài xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu phối hợp khác để kiểm tra mức độ dự trữ sắt trong cơ thể người bệnh như:

  • Nồng độ sắt trong máu;
  • Nồng độ huyết sắc tố, kiểm tra số lượng hồng cầu;
  • Gen HFE để chẩn đoán bệnh hemochromatosis;
  • Xét nghiệm khả năng gắn sắt toàn phần, đo mức độ transferrin- protein vận chuyển ferritin.

2. Khi nào cần xét nghiệm Ferritin máu?

Xét nghiệm Ferritin máu có thể thực hiện bất cứ lúc nào khi cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Các hoạt động ăn uống hàng ngày hoặc đang mang thai không gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm này. Vì vậy, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm Ferritin trong các trường hợp nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt như:

  • Mệt mỏi, nhanh xuống sức dù chỉ vận động nhẹ mà không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở hoặc thở dốc;
  • Đau đầu, chóng mặt kéo dài không đáp ứng điều trị;
  • Ù tai nặng;
  • Sức khoẻ giảm sút, suy kiệt;
  • Khó tập trung, dễ hoa mắt, choáng váng.

Ngoài ra, các trường hợp thừa Ferritin cũng cần được xét nghiệm. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nhịp tim nhanh;
  • Đuối sức, mệt mỏi, không muốn hoạt động nhiều;
  • Cơn đau bụng không rõ nguyên nhân gây cảm giác chán ăn;
  • Đau mỏi các khớp tay, chân trên cơ thể.

3. Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin máu

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin máu còn tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh. Giá trị bình thường Ferritin máu sẽ nằm trong khoảng sau:

  • Nam trưởng thành: 20- 250 ng/mL;
  • Nữ trưởng thành: 10- 120 ng/mL;
  • Nữ > 40 tuổi: 12-263 ng/mL;
  • Trẻ mới sinh: 25-263 ng/mL;
  • Trẻ < 1 tháng tuổi: 200-600 ng/mL;
  • Trẻ 2-5 tháng tuổi: 50-200 ng/mL;
  • Trẻ 6 tháng- 15 tuổi: 7- 140 ng/ml.
xét nghiệm ferritin
Cần xét nghiệm Ferritin máu khi có các triệu chứng thiếu máu

Nếu mức độ Ferritin máu thấp hơn khoảng tham chiếu thì có thể là biểu hiện của thiếu hụt sắt dẫn tới thiếu máu. Lúc này cơ thể người sẽ không thể sản sinh đủ huyết sắc tố cần thiết cho việc vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể và gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt hoặc dễ đuối sức. Bác sĩ có thể cho bổ sung sắt bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nên bổ sung sắt kết hợp với vitamin C để tăng hấp thu sắt, đồng thời tránh sử dụng trà, cà phê, thuốc kháng axit hoặc dùng thuốc bổ sung canxi trong vòng 2 giờ sau khi bổ sung sắt. 

 Nếu mức độ Ferritin cao hơn bình thường thì có thể do các nguyên nhân như:

  • Bệnh tan máu (Thalassemia);
  • Viêm gan, viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm mãn tính;
  • Nghiện rượu;
  • Ung thư hạch Hodgkin- ung thư ảnh hưởng tới hệ bạch huyết;
  • Cường giáp;
  • Bệnh bạch cầu mạn, bệnh tủy xương;
  • Porphyria, nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến da và hệ thần kinh;
  • Bệnh nhân truyền máu nhiều lần. 

Bệnh lý dư thừa sắt di truyền có thể cần tới phương pháp điều trị chích máu tĩnh mạch- thủ thuật nhằm lấy bớt máu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được điều trị liên tục để duy trì nồng độ ferritin trong máu bình thường.

Tóm lại, xét nghiệm Ferritin máu là 1 trong những chỉ số nằm trong xét nghiệm máu tổng quát. Xét nghiệm này giúp đo lường mức độ ferritin trong cơ thể người bệnh để chỉ ra một số bệnh lý tiềm ẩn như thiếu máu thiếu sắt, hemochromatosis hoặc ung thư. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình bị thiếu máu thì nên đăng ký xét nghiệm máu tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất với bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

80

Bài viết hữu ích?