Zalo

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngoài các loại thịt thì trong các loại rau, đậu, hạt cũng chứa một lượng sắt khá lớn. Nhiều người thắc mắc không biết có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không và các loại nước ép bổ sung sắt là những loại nào?

1. Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Sắt là chất khoáng vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hemoglobin cho cơ thể, đồng thời có vai trò vận chuyển oxy trong máu tới các mô của cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khoẻ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sức đề kháng giảm sút…

Phòng thiếu máu có thể được thực hiện thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, với các loại thực phẩm như thịt bò, thịt trâu, trứng gà, … Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có hàm lượng sắt khá phong phú. Đặc biệt đây là sắt hem giúp hấp thu sắt vào cơ thể dễ dàng hơn, từ đó cung cấp sắt theo nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng chứa hàm lượng sắt  ở dạng không hem, chẳng hạn như các loại rau lá xanh đậm, trái cây màu đỏ, vàng, tím…Vậy, có thể sử dụng các loại nước ép bổ sung sắt cho cơ thể hay không?

Trong các loại nước ép có thể được chế biến từ rau lá xanh hoặc trái cây. Thành phần của những loại nước này không chỉ có chứa hàm lượng sắt cung cấp cho cơ thể mà còn chứa lượng vitamin C đáng kể. Vì thế, sử dụng nước ép bổ sung chất sắt hiệu quả  vitamin C trong nước ép giúp hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn. 

Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày
Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày

2. Các loại nước ép bổ sung sắt nào tốt nhất?

Các loại nước ép bổ sung sắt hiệu quả: 

  • Nước ép lựu có hàm lượng sắt khá phong phú cùng với các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác. Trong một quả lựu thường có khoảng 0.85 mg sắt. Vì vậy, uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp bổ sung sắt hiệu quả. Hơn nữa, nước ép lựu cũng được chứng minh có tác dụng trong phòng chống ung thư, giúp cải thiện làn da, cải thiện tình trạng huyết áp và tăng cường trí nhớ tốt. 
  • Nước ép dâu tằm được làm từ loại trái cây tự nhiên vô cùng bổ dưỡng. Đặc biệt nước ép dâu tằm không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn là đồ uống khá lành tính. Trong nước ép dâu tằm không chỉ chứa lượng sắt phong phú mà còn có nhiều vitamin C vừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, vừa giúp hấp thu sắt dễ dàng và hiệu quả. 
  • Nước ép táo có vị thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Thành phần của nước ép táo khá đa dạng với hàm lượng sắt phong phú, kết hợp với vitamin C, protein … Mặc dù hàm lượng sắt trong táo không quá nhiều nhưng khi sử dụng nước táo có kèm thêm vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể một cách đáng kể. 
  • Nước ép nho với thành phần dinh dưỡng phong phú vitamin như vitamin C, khoáng chất vi lượng như sắt, phospho… Những thành phần này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là sạch cơ thể nhờ khả năng chống oxy hóa tốt. Bổ sung nước ép nho mỗi ngày sẽ giúp cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. 
  • Nước ép rau bị bina có hàm lượng sắt khá nhiều, bởi trong 100 gam rau bina có chứa 4mg sắt. Hơn nữa, trong nước ép rau bina cũng có hàm lượng vitamin C nhiều nên tăng hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời trong rau bina còn chứa vitamin K và nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi sử dụng sắt. 
  • Nước ép kiwi có chứa nhiều chất quan trọng bao gồm vitamin C, vitamin A, vitamin E, sắt, chất xơ, folate… Ngoài việc giúp đẹp da thì nước ép kiwi cung cấp lượng sắt đáng kể theo nhu cầu hàng ngày và kết hợp với vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. 
  • Nước ép dâu tây là loại nước giải khát được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt các chị em phụ nữ thường lựa chọn để cải thiện sắc đẹp làn da. Bên cạnh đó, nước ép dâu tây còn cung cấp sắt khá phong phú. Vì vậy nếu cần bổ sung sắt có thể sử dụng nước ép dâu tây hàng ngày. Ngoài ra trong nước ép dâu tây còn chứa nhiều carbs, chất xơ, folate, vitamin C… có nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
  • Nước ép dưa hấu là loại đồ uống khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Trong nước ép dưa hấu không chỉ có nhiều vitamin và khoáng chất, mà còn cung cấp lượng sắt dễ hấp thu đáng kể cho cơ thể. Ngoài ra, nước ép dưa hấu còn giúp lợi tiểu, điều trị viêm thận, giảm huyết áp, tăng cường chuyển hóa protein và các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể. 
  • Nước ép bí ngô ngoài đặc tính có chứa chất chống oxy hoá, còn chứa chất khoáng vi lượng như sắt cần thiết cho cơ thể. 
  • Nước ép củ cải đường có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như folate, mangan, kali, sắt, vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ oxy trong các tế bào hồng cầu. Kết quả nghiên cứu cho rằng sử dụng nước ép củ cải đường thường xuyên giúp tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Trong 100 gam củ cải đường có khoảng 0.8mg sắt. Vì vậy có thể bổ sung thêm chanh cho nước ép củ cải đường để bổ sung vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt tốt hơn. 
Nước ép lựu có hàm lượng sắt khá phong phú cùng với các loại vitamin và chất dinh dưỡng
Nước ép lựu có hàm lượng sắt khá phong phú cùng với các loại vitamin và chất dinh dưỡng

3. Lưu ý khi sử dụng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể

Một số lưu ý khi sử dụng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể: 

  • Khi sử dụng đồ uống bổ sung sắt cho cơ thể cần bổ sung thêm vitamin C giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt
  • Canxi có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể, vì vậy không nên sử dụng nước ép cùng với các loại thực phẩm có chứa canxi, như sữa, đậu hũ, phô mai…
  • Người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung sắt từ cả nguồn thực phẩm động vật và thực vật. 
  • Nếu cơ địa thuộc nhóm đối tượng khó hấp thu sắt thì cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định bổ sung sắt phù hợp. 
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có gas, nước ngọt, cà phê hoặc đồ uống có chứa chất kích thích. 

Thực phẩm nói chung và trái cây nói riêng đều có hàm lượng sắt nhất định trong mỗi loại. Để phòng tránh tình trạng thiếu sắt bạn có thể lựa chọn các loại nước ép trái cây bổ sung cả sắt và vitamin C giúp hấp thu sắt hiệu quả, chẳng hạn như bưởi, cam, lựu, mơ, mận…

Đối với những trường hợp không thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn, hoặc những trường hợp khó hấp thu sắt có thể áp dụng phương pháp bổ sung sắt ở dạng viên nén hoặc viên nang hoặc điều trị bổ sung sắt bằng tĩnh mạch, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đánh giá toàn bộ bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp và có thể đưa ra khuyến nghị về thời gian nên bổ sung sắt hoặc điều trị bằng bổ sung sắt bằng tĩnh mạch.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Phụ nữ nên uống sắt khi nào để đảm bảo hiệu quả?

Phụ nữ nên uống sắt khi nào để đảm bảo hiệu quả?

14

Bài viết hữu ích?