Hệ miễn dịch là một hệ thống được cấu tạo từ mạng lưới các tế bào đặc biệt bao gồm protein, mô và cơ quan. Hệ thống này chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, chống lại các vi sinh vật gây bệnh và ngăn ngừa các loại bệnh tật, nhiễm trùng.
Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác nhau như môi trường, tuổi tác,... làm hệ miễn dịch bị suy giảm. Đây là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, virus và độc tố tấn công, làm cho bạn mắc một số loại bệnh.
Có thể nói, hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu cơ thể không có đủ sức miễn dịch sẽ dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh. Ngược lại, khi bạn có một sức đề kháng khỏe mạnh có thể ngăn chặn các bệnh từ nhẹ đến nặng như:
Mỗi người có thể tăng cường hệ miễn dịch nhờ chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày.
Không ít người thắc mắc “Tập yoga tăng cường hệ miễn dịch không?”. Câu trả lời là phương pháp yoga không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể mà yoga tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy trẻ hóa.
Một số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch như: chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin… có thể giúp ích ở một mức độ nào đó. Việc duy trì thói quen tập yoga thường xuyên sẽ có tác dụng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch một cách toàn diện. Cụ thể:
Căng thẳng có thể là dấu hiệu của của bệnh cảm lạnh, sốt khi virus xâm nhập vào đường mũi. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính làm nghiêm trọng thêm hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh như: trầm cảm, các bệnh về tiêu hóa, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh Alzheimer và hen suyễn…
Tập yoga giúp giảm hormone căng thẳng và xoa dịu hệ thần kinh.
Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ hô hấp đường trên. Nếu hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để loại bỏ chúng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào phổi và dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…
Yoga là một trong những biện pháp để duy trì sức khỏe của hệ hô hấp. Thường xuyên thực hiện các bài tập thở và asana giúp điều hòa đường hô hấp và tăng cường hoạt động của phổi.
Công việc văn phòng và lối sống ít vận động khiến một số cơ quan không nhận đủ lượng máu lưu thông, dẫn đến tắc nghẽn và tích tụ độc tố trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ bộ phận của cơ thể.
Nếu bạn duy trì thói quen tập yoga mỗi ngày sẽ có tác dụng kích thích hệ bạch huyết loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đặc biệt các tư thế Asana trong yoga giúp lưu thông máu đến các cơ quan và tuyến khác nhau. Sự tăng cường lượng máu giàu oxy đến các cơ quan đảm bảo chức năng tối ưu của chúng.
Tình trạng đau khớp và đau cơ ngày càng phổ biến hiện nay và thường gặp ở hầu hết người trưởng thành. Cấu trúc xương yếu, thiếu vận động thể chất và thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Yoga có thể giúp bôi trơn các khớp bằng dịch khớp và ổn định cơ bắp thông qua các bài tập tăng cường sức mạnh, giúp loại bỏ cơn đau.
Một số bài tập yoga dưới đây có thể giúp kích thích hệ thống miễn dịch, thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn và nội tiết của bạn và tăng cường chức năng của các cơ quan. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành 30 phút tập luyện mỗi ngày, sau 30 ngày bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả nó đem lại.
Dhanurasana còn được gọi là tư thế cây cung, các bước thực hiện tư thế này như sau:
Tư thế Balasana còn có tên gọi khác là tư thế em bé. Bạn có thể thực hiện tư thế này dễ dàng theo các bước dưới đây:
Tư thế Bhujangasana hay rắn hổ mang. Đây là một phần của chuỗi các tư thế trong Padma Sadhana và Surya Namaskar.
Tư thế này liên quan đến chuyển động của các cơ dạ dày, đặc biệt là cơ hoành. Các bước thực hiện như sau:
Những tư thế yoga trên nếu được thực hiện thường xuyên sẽ mang lại cho bạn hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, thúc đẩy trẻ hóa.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Tập yoga tăng cường hệ miễn dịch không?”, đồng thời gợi ý một số bài tập yoga giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy trẻ hóa.
16
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16
Bài viết hữu ích?