Zalo

Cách nào chữa đau khớp háng tại nhà?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau khớp háng là 1 tình trạng gặp ở mọi lứa tuổi, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi lại nói riêng và các hoạt động hàng ngày nói chung. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Vậy đau khớp háng xuất phát từ đâu và khi đau khớp háng phải làm sao? Chữa đau khớp háng như thế nào?

1. Nguyên nhân gây đau khớp háng

Khớp háng được tạo bởi sự kết hợp giữa xương chậu và đầu trên của xương đùi, đây là 1 khớp khá quan trọng vì nó nối giữa phần thân trên với thần chi dưới và chịu một áp lực khá lớn từ việc nâng đỡ cơ thể đứng thắng. Chính vì lý do đó, đau khớp háng thường là một chứng đau khá nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cụ thể là việc đi lại. Đau khớp háng là một triệu chứng chung của rất nhiều loại bệnh lý về xương khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng đau khớp háng thường gặp nhất:

  • Viêm khớp háng: Một số loại viêm khớp ảnh hưởng đến vùng háng, bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, những người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Túi hoạt dịch là những túi chất lỏng được tìm thấy giữa các mô như xương, cơ và gân. Chúng giảm bớt ma sát do các mô này cọ xát với nhau. Khi bao hoạt dịch khớp háng bị viêm, chúng có thể gây đau tại vị trí này. Viêm bao hoạt dịch thường là do các hoạt động lặp đi lặp lại làm việc quá sức hoặc gây kích ứng khớp háng.
  • Chấn thương: Hoạt động quá mức hoặc chấn thương do tai nạn hay té ngã có thể làm tổn thương các bộ phận như cơ, xương, gân và dây chằng tại vùng khớp háng, thường gặp nhất là tình trạng gãy xương. Người lớn tuổi dễ bị gãy xương vùng khớp háng hơn vì sức khỏe xương ở tuổi này thường khá kém. Một số loại chấn thương ở khớp háng khác mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
    • Trật khớp háng;
    • Tổn thương sụn khớp;
    • Căng cơ;
    • Đứt dây chằng.
Đau khớp háng có thể xuất phát từ chấn thương khi chơi thể thao
  • Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh lý khá phổ biến gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi. Nguyên nhân là do quá trình hoạt động kéo dài dẫn đến mòn các khớp, khiến lớp sụn ổ cối mỏng dần và biến mất. Khi khe khớp háng bị hẹp nhỏ, đồng thời với sự xuất hiện của các gai xương, tình trạng đau khớp háng sẽ xảy ra và ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bất thường về cấu trúc: Chứng loạn sản phát triển xương chậu có thể gây ra tình trạng đau khớp háng, căn bệnh này có thể xuất hiện khi còn nhỏ, nó có thể là kết quả của việc sinh ngôi mông. Khi ổ cối khớp háng quá nông, phần đầu trên xương đùi không cắm sâu và liên kết chặt chẽ với ổ cối xương chậu, kết quả là khiến khớp háng dễ bị trật và gây đau đớn.
  • Bệnh Perthes: Hay còn được gọi là bệnh Legg Calvé Perthes, là một bệnh ảnh hưởng đến khớp háng khá hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ em từ 6 - 10 tuổi. Bệnh Perthes gây mất máu tạm thời cho chỏm xương đùi, kết quả là chỏm xương đùi bị thiếu máu, dễ vỡ ra và thay đổi hình dạng. Lâu dần, nó không còn vừa khít với ổ khớp xương chậu và gây đau nhức khớp háng.
  • Ung thư xương: Các khối u nằm trong xương xương chậu hoặc chỏm xương đùi có thể gây đau ở khớp háng cũng như các xương khác của cơ thể. 
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi… đều có thể gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, điều này có thể khiến bệnh nhân đau khớp háng rất nặng và hạn chế vận động khá nhiều.
  • Thoát vị bẹn: Thoát vị bén là một nguyên nhân khá hiếm gặp gây ra đau khớp háng. Lúc này, các khối thoát vị như ruột, mạc treo di chuyển khỏi khoang bụng và mắc kẹt tại ống bẹn. Điều này về sau sẽ tạo một áp lực lên vùng khớp háng, gây sưng nề và đau đớn.
  • Một số nguyên nhân khác: Một số bệnh lý khác tại vùng lân cận khớp háng như vẫn có thể gây ra đau khớp háng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, chèn ép thần kinh, viêm ruột, u nang buồng trứng, sưng hạch bạch huyết vùng háng…

2. Chữa đau khớp háng tại nhà có an toàn không?

Như đã nói ở trên, đau khớp háng có thể xuất phát từ 1 những nguyên nhân khá đơn giản cho đến phức tạp. Do đó, câu trả lời phù hợp cho thắc mắc chữa đau khớp háng tại nhà có an toàn không là còn tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Điều này đồng nghĩa với việc khi xảy ra tình trạng đau khớp háng, trước khi nghỉ đến các phương pháp chữa đau khớp háng tại nhà, bạn nên cần đi khám bác sĩ ngay. Các chuyên gia và bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám và đánh giá tình trạng để đưa ra nhận định và chỉ định bạn có được phép tự điều trị tại nhà hay không hay cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp y tế khác.

Đối với những trường hợp không quá phức tạp và được chỉ định điều trị tại nhà của bác sĩ, bạn có thể thực hiện chúng với đúng những hướng dẫn đã đưa ra. Trong trường hợp này, các bác sĩ hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ đưa ra một số bài tập phục hồi chức năng phù hợp và những lời khuyên sinh hoạt để bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Khi chữa đau khớp háng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, việc vận động, sử dụng thuốc không kê đơn hay việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.
  • Nên bắt đầu các bài tập với nhịp điệu chậm rãi và từ từ để các cấu trúc vùng khớp háng có thời gian thích nghi với những chuyển động.
  • Trước khi tập luyện cần khởi động thật kỹ bằng cách giãn cơ và làm nóng cơ thể trong khoảng 5 - 10 phút. Ngưng tập nếu xuất hiện các bất thường tại khớp háng hoặc các vùng xung quanh.
  • Chế độ tập luyện cần cân bằng với thời gian nghỉ ngơi cũng như bồi bổ dinh dưỡng hợp lý và khoa học.
  • Thường xuyên báo cáo và cập nhật tình hình cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để được điều chỉnh chế độ tự chăm sóc một cách phù hợp. Đồng thời, thường xuyên đi tái khám đúng lịch hẹn để được đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình chữa đau khớp háng tại nhà.
  • Việc chữa lành bệnh lý cơ xương khớp nói chung và tình trạng đau khớp háng nói riêng cần rất nhiều thời gian, vì thế hãy kiên trì và nỗ lực mỗi ngày để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu các cách chữa đau khớp háng tại nhà không mang lại hiệu quả hoặc cơn đau vẫn kéo dài sau một khoảng thời gian nghiêm túc thực hiện, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình.
  • Thông báo ngay với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi gặp phải những vấn đề sau:
    • Biến dạng khớp háng;
    • Khó di chuyển chân và khớp háng;
    • Cảm giác sưng đau, tê bì đột ngột;
    • Yếu liệt chi dưới.
    • Dấu hiệu nhiễm trùng như ớn lạnh, sốt hoặc mẩn đỏ
Chữa đau khớp háng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ 

3. Cách chữa đau khớp háng tại nhà

Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng khi đau khớp háng phải làm sao nếu ta điều trị tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo khi được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, cũng như một số bài tập chữa đau khớp háng hiệu quả:

  • Cố gắng tránh các hoạt động làm cho cơn đau khớp háng trở nên tồi tệ hơn như bước chân quá dài, ngồi chéo chân, nằm sang bên bị đau…
  • Ngủ nghiêng về phía vùng cơ thể không bị đau, hoặc khi ngủ bạn nên đặt một cái gối giữa hai chân của bạn.
  • Thực hiện liệu trình giảm cân nếu bạn đang thừa cân để giảm bớt sức nặng của cơ thể ép lên vùng tổn thương. Giảm ít nhất 5% trọng lượng của bạn có thể đẩy lùi đáng kể tình trạng viêm và giảm đau khớp háng.
  • Cố gắng không bất động ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Nếu phải đứng hay ngồi lâu, hãy sử dụng bề mặt mềm hoặc có đệm. Khi đứng, nên đứng với trọng lượng bằng nhau trên mỗi chân.
  • Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại giày bệt có đệm và thoải mái.
  • Nghỉ ngơi hợp lý vì việc này rất quan trọng để phục hồi khớp háng. Nghỉ ngơi có thể giúp khớp háng phục hồi và giảm viêm, đồng thời giảm được những áp lực lên khớp háng.
  • Thực hiện các bài tập chữa đau khớp háng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Trong quá trình tập tại nhà, bạn nên nhờ người thân giúp đỡ hoặc quan sát bạn.
  • Điều trị bằng chườm nóng hoặc chườm lành là một trong những biện pháp khắc phục đau khớp háng tốt nhất tại nhà. Chườm lạnh giúp ngăn ngừa sự gia tăng chấn thương và tránh viêm nhiễm. Nó giúp giảm tổn thương cho bất kỳ mô hoặc cơ nào trong khớp và giảm sưng khớp và tổn thương sụn. Gói nhiệt chườm nóng giúp giảm đau và viêm vì chúng tạo điều kiện cho máu lưu thông. Điều này làm giảm căng cơ và giúp nó hồi phục nhanh hơn. Đối với những cơn đau cấp tính, bạn nên thực hiện việc chườm lành trước, sau 48 giờ, bạn nên đổi sang chườm nóng.
  • Băng ép vùng khớp háng cho phép các khớp giữ nguyên vị trí, hỗ trợ chuyển động và cải thiện lưu thông máu trong khu vực này. Đồng thời, nó giúp ngăn ngừa các áp lực đột ngột lên khớp háng từ đó giảm đau khớp háng.
  • Uống các thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc Paracetamol… các loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Nếu các biện pháp chữa đau khớp háng tại nhà không hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này, không tự ý sử dụng thuốc.

Tiếp theo là một số bài tập chữa đau khớp háng tại nhà bạn có thể tham khảo:

Bài tập duỗi thẳng chân:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Nằm sấp và úp mặt xuống thảm tập, bạn có thể xoay mặt sang phải hay bên trái để cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Siết cơ vùng bụng và vùng mông để nâng chân phải lên khỏi sàn, đồng thời vẫn giữ hông chạm sàn. 
  • Giữ ở tư thế này trong khoảng 5 – 10 giây và lặp lại 3 lần với chân phải.
  • Đổi sang chân trái và thực hiện tương tự.

Bài tập Yoga tư thế bắc cầu:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại, lòng bàn chân đặt trên thảm tập, hai cánh tay thả lỏng dọc theo cơ thể. 
  • Dùng lực bụng và mông nâng xương chậu và lưng từ từ lên khỏi sàn, đồng thời giữ cho cơ thể tạo thành đường thẳng từ vai đến đầu gối. 
  • Giữ ở tư thế này trong khoảng 5 giây rồi từ từ hạ xuống về tư thế ban đầu
  • Hãy bắt đầu với 5 lần mỗi hiệp.
Bài tập bắt cầu giúp chữa đau khớp háng hiệu quả 

Bài tập xoay hông khi đang nằm:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên thảm và gập đầu gối lại, mở đầu gối rộng gần bằng hông, hay tay đưa sang ngang trên sàn.
  • Từ từ nghiêng hai gối về một phía cho đến khi chạm sàn, trong khi đó vẫn giữ lưng luôn nằm trên sàn và không nâng lên theo chân.
  • Sau đó đưa cả hai chân về giữa. 
  • Tiếp tục nghiêng sang bên còn lại. 
  • Hãy bắt đầu với 5 lần mỗi hiệp.

Bài tập căng chân khi ngồi:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn hãy ngồi trên thảm tập tương tự như tư thế ngồi xếp bằng
  • Gập đầu gối từ từ sao cho hai lòng bàn chân áp sát vào nhau. 
  • Dùng tay ấn nhẹ nhàng đầu gối xuống mặt sàn cho đến khi cảm thấy tức nhẹ và căng cơ. 
  • Giữ ở tư thế này trong khoảng 10 giây. 
  • Sau đó giãn cơ ra và lặp lại động tác 5 lần mỗi hiệp

Bài tập trượt gót chân:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên thảm tập, hay chân duỗi thẳng, tay đặt dọc theo thân người.
  • Từ từ gập chân lại và kéo đầu gối về phía ngực. 
  • Sau đó trượt gót chân xuống phía dưới để duỗi thẳng đầu gối từ từ về tư thế duỗi thẳng. 
  • Lặp lại động tác này với chân đối diện.
  • Hãy bắt đầu với 10 lần mỗi chân.

Bài tập mở rộng hông:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, tay tựa đối diện vào một vật vững chắc như ghế lựa, thành tủ, tường hoặc kệ…
  • Từ từ kéo thẳng chân về phía sau, đồng thời giữ đầu gối không bị cong.
  • Siết chặt các cơ vùng mông và giữ ở tư thế này trong khoảng 5 giây.
  • Lặp lại động tác này với chân đối diện.
  • Hãy bắt đầu với 5 lần mỗi chân.

Bài tập nâng khớp háng khi đứng:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, tay tựa vào một vật vững chắc như ghế lựa, thành tủ, tường hoặc kệ… Thân người ở tư thế ngang so với điểm tựa.
  • Từ từ đưa một chân sang ngang đến hết mức có thể và cố gắng giữ thăng bằng
  • Siết chặt các cơ vùng mông và giữ ở tư thế này trong khoảng 5 giây.
  • Lặp lại động tác này với chân đối diện.
  • Hãy bắt đầu với 5 lần mỗi chân.

Bài tập cơ tứ đầu:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân.
  • Gồng cơ tứ đầu để để duỗi chân ra hết mức.
  • Giữ ở tư thế này trong khoảng 5 giây.
  • Thảo lỏng chân về tư thế ban đầu và lặp lại động tác này với chân đối diện.
  • Hãy bắt đầu với 10 lần mỗi chân.

Bài tập kéo đầu gối đến ngực:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng
  • Dùng tay nắm lấy đầu gối một bên chân, từ từ kéo về phía ngực cho đến khi cảm thấy căng cơ nhẹ. Trong khi đó vẫn giữ chân còn lại duỗi thẳng.
  • Giữ ở tư thế này trong khoảng 10 giây và lặp lại với chân đối diện.
  • Hãy bắt đầu với 10 lần mỗi chân.

Bài tập Squat:

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị vật dụng tạo điểm tựa như ghế. 
  • Vịn hai tay vững trên ghế và thực hiện động tác ngồi xổm xuống và đứng lên. 
  • Khi hạ mông xuống, luôn giữ lưng thẳng và đầu gối không nên đưa ra phía trước vượt quá mũi chân
  • Hãy bắt đầu với 10 lần mỗi hiệp
Squat là bài tập chữa đau khớp háng tại nhà hiệu quả 

Ngoài các chữa đau khớp háng tại nhà kể trên, bạn có thể cải thiện thời gian hồi phục của khớp háng thông qua các bài tập aerobic, yoga, thái cực quyền,… ở cường độ và tần suất từ thấp đến trung bình. Đi dạo hoặc đi bộ xung quanh nhà hay quanh khu vực bạn sống cũng là một cách để cải thiện vấn đề này.

Tóm lại, đau khớp háng không còn quá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về các nguyên nhân gây bệnh cũng như sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn xuất hiện tình trạng đau khớp háng, để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp khác nhau.

Hiện nay, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền phục hồi cơ xương khớp để giúp giảm nhanh các triệu chứng và khó chịu do bệnh đau khớp háng gây ra, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả. Phương pháp này sử dụng những hormone peptide mới cải tiến, có tác dụng giúp giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và tăng cường phục hồi sau chấn thương. Đồng thời làm tăng lưu lượng mạch máu đến gân và dây chằng để tăng khả năng chữa lành và phục hồi cơ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chữa đau khớp vai thế nào?

Chữa đau khớp vai thế nào?

Cách giảm đau viêm đa khớp

Cách giảm đau viêm đa khớp

Các bài tập giảm đau khớp háng

Các bài tập giảm đau khớp háng

Cách giảm đau viêm khớp dạng thấp

Cách giảm đau viêm khớp dạng thấp

Các dấu hiệu da khô thiếu nước điển hình

Các dấu hiệu da khô thiếu nước điển hình

57

Bài viết hữu ích?