Zalo

Các bài tập giảm đau khớp háng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khớp háng là khớp có biên độ vận động lớn nên có các hệ thống dây chằng bao khớp và hệ cơ chắc khoẻ bao quanh hỗ trợ vận động khớp háng. Tuy nhiên khi khớp háng đã bị trật thì rất dễ tái phát, việc chấn thương và căng cứng khớp háng cũng không dễ điều trị. Các bài tập giảm đau khớp háng được ra đời như một phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng của khớp háng người bệnh. Vậy có những bài tập chữa đau khớp háng nào?

1. Lợi ích của các bài tập thể dục chữa đau khớp háng

Đối với người bệnh có các vấn đề về khớp háng, đặc biệt là trật khớp háng thì việc tập luyện sớm sẽ mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu nguy cơ biến chứng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục để trở lại sinh hoạt bình thường. Một số lợi ích của các bài tập giảm đau khớp háng gồm có:

  • Cải thiện lưu thông tuần hoàn chi dưới
  • Phòng ngừa thuyên tắc mạch máu
  • Tăng sức cơ vận động vùng háng cũng như tầm vận động của khớp
  • Tăng cường sức khoẻ cho cơ quanh khớp háng, cơ vùng đùi, tăng độ linh hoạt khớp
Đau khớp háng là tình trạng thường gặp do đặc thù khớp có biên độ vận động lớn

2. Có các bài tập giảm đau khớp háng nào?

Mục tiêu chung của các bài tập đau khớp háng là hồi phục chức năng khớp và giúp khỏe cơ, tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Một số bài tập giảm đau khớp háng mà người bệnh có thể tham khảo gồm có:

Bài tập mở khớp háng đơn giản

  • Người tập nằm ngửa, dựng hai đầu gối cạnh nhau, chân chống xuống đất, hai tay để bên cạnh thân người, lòng bàn tay úp
  • Sau đó từ từ đưa hai đầu gối ra xa nhau, cố mở khớp háng rộng cho tới khi đầu gối hai bên mở tối đa, thậm chí chạm tới mặt sàn, giữ nguyên trong 5 giây
  • Tiếp theo nâng hai đầu gối lên về vị trí ban đầu
  • Cố gắng thực hiện động tác 5-7 lần

Bài tập tư thế con ếch

  • Người tập ở tư thế quỳ gối, hai tay chống về phía trước
  • Từ từ mở rộng khớp háng sao cho mặt trong đùi áp sát với mặt sàn, hai chân mở rộng tối đa
  • Duy trì tư thế trong 30 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu

Bài tập tư thế vũ công

  • Người tập đứng thẳng, hai chân dang rộng vững chắc
  • Đầu tiên co chân trái lên, gót chân hướng ra phía sau, tay trái nắm lấy cổ chân trái
  • Chân phải làm chân trụ, cố giữ thăng bằng
  • Cúi người xuống sao cho lưng song song với sàn, tay phải vươn thẳng về phía trước
  • Giữ tư thế trong 5 giây
  • Đổi chân và thực hiện như động tác đầu. Mỗi bên có thể tập khoảng 5 lần

Bài tập khóa khớp háng

  •  Người tập ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng hai chân thành hình chữ V
  • Gấp chân trái, cổ chân trái đè lên đầu gối chân phải
  • Luôn giữ chân phía dưới thẳng song song mặt đất, không bị cong đầu gối lên
  • Ép thân người xuống dưới sát về phía chân, hai tay vươn về phía trước xa nhất sao cho khớp háng bên trái được mở trong tối đa
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi từ từ thu tay về, đưa chân trái lại vị trí duỗi thẳng ban đầu
  • Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại
  • Mỗi bên tập 5 lượt
Các bài tập giảm đau khớp háng như một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho người bệnh

Ngoài việc tập các bài tập chữa đau khớp háng thì người bệnh cũng được khuyến khích tập một số môn thể dục thể thao có tác dụng tương đương bài tập khớp háng như:

  • Đi bộ: Đây là môn thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết để nuôi dưỡng khớp háng
  • Đạp xe tĩnh trên máy: Đây là bài tập thay thế cho đạp xe hoặc đi bộ thông thường đối với những người có khớp háng còn yếu chưa thể thực hiện các động tác quá sức
  • Bơi lội: là môn thể thao được khuyến khích cho bệnh nhân bị đau khớp háng

3. Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập cho người bị đau khớp háng

  •  Người bị đau khớp háng đầu tiên cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định được nguyên nhân của vấn đề khớp háng trước khi thực hiện các bài tập đau khớp háng tại nhà
  • Phụ nữ có thai chỉ nên thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng thay vì các bài tập khớp háng 
  • Người bị loãng xương cũng cần hạn chế các động tác khó, các tư thế vặn, bẻ để phòng ngừa gãy xương xốp, giòn do thiếu canxi
  • Dừng lại ngay khi cảm thấy đau bất thường hoặc đau tăng khi thực hiện các động tác trong bài tập
  • Không ngồi ghế quá thấp hoặc quá mềm
  • Không mang vác các đồ vật nặng
  •  Hạn chế quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị khớp háng
  • Người bị đau khớp háng nên ngồi ghế cao, thường xuyên đặt gối giữa hai chân khi ngủ, kê một gối đủ dày giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng
  •  Giảm cân cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị đau khớp háng vì người thừa cân - béo phì dễ tạo áp lực lớn lên khớp háng.

Song song với việc thực hiện các bài tập giảm đau khớp háng thì bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp làm chậm quá trình lão hóa khi sử dụng hormone peptide mới cải tiến, có tác dụng giải quyết các vấn đề do căng thẳng, stress, bệnh cơ xương khớp, lão hóa hoặc rối loạn tình dục gây ra. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp cơ thể kích thích sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da, cơ xương khớp, từ đó vấn đề đau khớp háng cũng được cải thiện, phục hồi giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.

So với những cách thông thường thì phương pháp này mang tới ưu điểm là an toàn, hiệu quả cao cũng như phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt những người đang gặp vấn đề cơ thể lão hóa hay mắc nhiều bệnh lý cùng một lúc.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chữa đau khớp bằng dừa và đậu đen được không?

Chữa đau khớp bằng dừa và đậu đen được không?

Phụ nữ bị suy giảm ham muốn, phải làm sao?

Phụ nữ bị suy giảm ham muốn, phải làm sao?

Cách giảm đau khớp ngón tay

Cách giảm đau khớp ngón tay

Chữa đau khớp háng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa đau khớp háng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa đau khớp gối bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Chữa đau khớp gối bằng thuốc nam có hiệu quả không?

135

Bài viết hữu ích?