Đau khớp vai là hiện tượng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau do đặc thù biên độ vận động lớn của khớp vai, phụ trách nhiều động tác khó và dễ chấn thương trong hoạt động hàng ngày. Vì vậy, hiện tượng đau khớp vai sẽ khiến khả năng cử động của cánh tay bị ảnh hưởng, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Vậy có cách chữa đau khớp vai tại nhà nào hiệu quả không?
1. Đau khớp vai do đâu?
Khớp vai được biết đến là 1 khớp có cấu trúc phức tạp, đảm nhận biên độ vận động lớn của phần trên cơ thể. Vì vậy có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của khớp vai gây đau vai như:
Chấn thương: Do đảm nhận các hoạt động vận động gần như toàn bộ cánh tay nên việc chấn thương khớp vai rất hay gặp trong các hoạt động thể dục thể thao sử dụng cơ bắp vùng vai nhiều như cầu lông, bóng chuyền hay cử tạ. Thậm chí chấn thương vai còn có thể đến từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như phơi đồ, giặt quần áo hoặc với tay quá cao.
Thoái hoá khớp vai: Việc vận động quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến sụn khớp vai bị bào mòn kéo theo hư tổn ở phần đầu dưới sụn các đầu xương bả vai không được bảo vệ tốt, cuối cùng khi vận động sẽ cọ xát gây đau đớn. Bên cạnh đó, khi đã mất đi lớp đệm tự nhiên sẽ khiến xương cọ xát vào nhau làm xơ hoá xương, tạo gai và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp.
Viêm khớp vai: Là tình trạng phần khớp ở sụn, xương khớp bị tổn thương gây đau nhức. Các trường hợp viêm khớp quanh vai nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị tuy nhiên các trường hợp nặng có thể lan xuống cả bả vai, cánh tay, mu bàn tay và xương tay dẫn đến cơn đau dai dẳng. Người bệnh thậm chí còn có thể mắc các biến chứng về xương như yếu khớp vai, teo cơ, mất khả năng vận động.
Rách cơ chóp xoay vai: Là hiện tượng rách 1 phần hay toàn phần cơ xoay khớp vai gây đau. Hiện tượng này chủ yếu do gân cơ chóp xoay bị mài mòn do vận động quá mức, gây rách cơ chóp xoay vai.
Trật khớp vai: Là chấn thương khớp phổ biến nhất gây đau khớp vai, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được. Cánh tay biến dạng xoay ra ngoài từ 30-40 độ. Cơ vai co thắt gây đau dữ dội và hoàn toàn có thể thấy rõ hình dạng của vai bị trật bằng mắt thường. Các vết tụ máu xuất hiện và có cảm giác bị tê, yếu.
Đông cứng khớp vai: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là hiện tượng dính bao khớp gây đau, cứng bên trong khớp, rất khó vận động khớp vai.
2. Các cách chữa đau khớp vai
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp chữa đau khớp vai hiệu quả, có thể là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật điều trị.
Các thuốc chữa đau khớp vai gồm có
Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen có thể kết hợp codein hoặc tramadol.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có thể giúp giảm triệu chứng đau, kháng viêm.
Tiêm corticoid tại chỗ: Thường áp dụng cho viêm khớp vai đơn thuần, vị trí tiêm vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta. Nếu bệnh nhân đau trở lại sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại. Tránh tiêm corticoid cho bệnh nhân đứt gân bán phần do thoái hoá vì có thể dẫn tới hoại tử gân và đứt gân hoàn toàn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt: Các trường hợp đau khớp vai do rướn tay quá mức hoặc làm việc nặng nhọc hầu hết có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Một số bài tập nhẹ như căng duỗi cơ vai, ngực, lườn cũng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi hiệu quả.
Các trường hợp đau khớp vai cần phải phẫu thuật
Chỉ định mổ có thể đặt ra ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương để nối lại gân bị đứt.
Người lớn tuổi (trên 60) cần thận trọng trong chỉ định phẫu thuật đứt gân do thoái hoá.
Phẫu thuật nội soi khớp vai cũng được thực hiện nhằm khảo sát các vấn đề ở khớp vai để điều trị.
3. Các cách chữa đau khớp vai tại nhà
Một số cơn đau khớp vai có thể điều trị tại nhà qua các phương pháp như:
Chườm lạnh vai trong 15-20 phút, 3-4 lần/ngày giúp giảm đau.
Để vai nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi hoạt động lại bình thường và tránh bất kỳ động tác nào có thể gây đau, hạn chế làm việc hoặc hoạt động trên cao để khớp vai có thể phục hồi và ít tổn thương.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số bài tập vai tại nhà như một phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị đau khớp vai:
Xoay vai: Người tập ngồi thoải mái tay buông thõng xoay tròn vai đau từ sau ra trước rồi từ trước ra sau vừa phải, tập trong khoảng 2 phút.
Kéo dãn: Tận dụng các vật dụng tại nhà như song cửa sổ, tay vịn cầu thang, khung cửa để tập các bài tay giơ thẳng lên đầu, tay giơ thẳng trước mặt vuông góc với ngực, tay giơ thẳng ngang vai, xuôi tay dọc theo thân. Người tập lần lượt tóm tay- vai đau vào các vật chuẩn theo tư thế đã đề cập, kéo dãn vai với lực kéo chủ yếu từ vai.
Dãn ép: Người tập ngồi trên một chiếc ghế có lưng tựa chắc chắn, ép phía vai không đau vào lưng tựa của ghế. Tóm tay- vai đau vào thành ghế theo tư thế ép mạnh người vào. Sau đó làm động tác xoay người ra phía ngoài lực kéo tập trung ở vai, tập trong vòng 2 phút.
Lăng tay và thư giãn: Người tập đứng nơi thoáng, tay- vao đau buông lỏng, lăng tay với cảm giác lỏng hoàn toàn với tần số lăng tay tăng dần kết hợp thư giãn toàn thân, khi thấy các đầu ngón tay căng tức thì dừng lại.
4. Phòng ngừa đau khớp vai như thế nào?
Mặc dù không thể ngăn ngừa tuyệt đối các bệnh lý khớp vai nhưng có thể phòng ngừa đau khớp vai thông qua các biện pháp sau:
Khởi động kỹ khớp vai trước khi tập thể thao
Không tập luyện cường độ quá cao trong thời gian dài, dễ gây chấn thương khớp vai, đau vai
Chế độ dinh dưỡng tăng cường protein (thịt cá, trứng, sữa), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng) để duy trì cơ, xương khớp, dây chằng khỏe mạnh.
Ngoài ra, để có thể hỗ trợ chữa đau khớp vai hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau do bệnh gây ra thì bạn hãy cân nhắc sử dụng liệu pháp phục hồi cơ xương khớp. Phương pháp này sử dụng những hormone peptide mới cải tiến, có tác dụng giúp giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và tăng cường phục hồi sau chấn thương. Đồng thời làm tăng lưu lượng mạch máu đến gân và dây chằng để tăng khả năng chữa lành và phục hồi cơ thể.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888