Zalo

Các cách giảm đau khớp vai

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau khớp vai hay được biết đến nhiều hơn là tình trạng đau vai gáy, đây là một tình trạng mà nhiều người đang phải đối mặt. Về cơ bản, đau khớp vai liên quan đến những vấn đề tại xương khớp vùng bả vai, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân đau khớp vai đến từ đâu và khi đau khớp vai phải làm sao?

1. Vì sao khớp vai bị đau?

Khớp vai của bạn là nơi mà xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Xương cánh tay khớp với ổ tròn của xương bả vai ở mỗi bên cơ thể bạn. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm gồm các cơ và gân, được gọi là vòng bít quay, bao phủ và bảo vệ xương cánh tay, đồng thời cho phép bạn nâng cao và di chuyển cánh tay của mình.

Đau ở vai của bạn có thể có nhiều nguyên nhân. Bạn có thể làm nó bị thương do ngã hoặc tai nạn, hoặc đau khớp vai do làm việc quá sức. Đôi khi đau vai xuất phát từ một tình trạng như viêm khớp, hay thậm chí có thể bắt nguồn từ các vấn đề ở các bộ phận khác trên cơ thể bạn, được gọi là cơn đau quy chiếu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra đau khớp vai:

  • Thoái hóa khớp: Sụn là một mô mềm, mịn bao phủ các đầu xương nơi chúng gặp nhau trong khớp. Sụn khỏe mạnh giúp khớp vùng vai cử động trơn tru. Theo thời gian, sụn xương có thể bị mòn, hoặc bị hư hỏng đây chính là tình trạng thoái hóa khớp vai, dẫn đến khớp vai cử động khó khăn và gây đau đớn khi hoạt động.
  • Chấn thương, gãy xương và bong gân: Xương có thể bị gãy hoặc nứt nếu bạn bị ngã hoặc bị va đập mạnh. Các vùng gãy phổ biến nhất là xương đòn và đầu trên xương cánh tay. Ngoài ra, tình trạng chấn thương còn có thể gây ra những tổn thương khác như bong gân, rách sụn xương, rách cơ… từ đó gây ra tình trạng đau nhức, thậm chí là liệt khớp vai.
Chấn thương là nguyên nhân thường gặp gây đau khớp vai
  • Vai đông cứng (viêm bao khớp dính): Tình trạng cứng khớp vai xảy ra do chất lỏng hoạt dịch bị ít đi, từ đó việc bôi trơn khớp bị kém đi, đồng thời các bao khớp vai bị dày lên hoặc bị viêm cũng góp phần khiến khớp vai bị đau khi cử động hoặc cử động rất khó khăn. Vấn đề này thường xảy ra sau một chấn thương hoặc sau phẫu thuật vùng khớp vai.
  • Viêm bao hoạt dịch: Đau liên quan đến bao hoạt dịch bị viêm cũng thường gặp ở vai. Túi hoạt dịch là một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng làm giảm ma sát giữa hai cấu trúc, chẳng hạn như xương, cơ và gân. Ở vai, bao hoạt dịch nằm giữa gân chóp xoay và đầu xương vai, khi nó bị viêm, khớp vai sẽ hoạt động kém đi và gây đau nhức.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tấn công lớp màng bảo vệ trong khớp vai. Nó cũng có thể gây đau và cứng ở vai của bạn.
  • Trật khớp vai: Nếu vai của bạn bị kéo ra quá xa và mạnh sau một chấn thương hoặc một động tác sai tư thế, phần trên của cánh tay có thể bật ra khỏi ổ cắm của xương vai, từ đó gây ra tình trạng trật khớp vai. Bạn sẽ cảm thấy đau và yếu ở vai, đồng thời sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng, tê và bầm tím.
  • Tổn thương mạch máu thần kinh: Đám rối thần kinh tại vùng nách hay các mạch máu tại vùng vai có thể bị tổn thương do trật khớp vai hoặc gãy xương cánh tay, từ đó gây ra tình trạng đau nhức hay yếu liệt vùng khớp vai.
  • Đau quy chiếu: Đau khớp vai cũng có thể do ảnh hưởng từ những vấn đề ở vùng bụng (ví dụ như sỏi mật), tim (ví dụ như đau thắt ngực hoặc đau tim) và phổi (ví dụ như viêm phổi). Đây chính là những cơn đau quy chiếu, hay nói cách khác đau khớp vai không đến từ những thương tổn tại vùng vai.
  • Cổ và gáy: Các vấn đề về khớp và các dây thần kinh liên quan ở cổ và lưng trên (gáy) cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai. Cơn đau từ cổ và gáy thường cảm thấy ở phía sau khớp vai và lan ra bên ngoài cánh tay trên.

2. Đau khớp vai phải làm sao?

Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng đau khớp vai phải làm sao và có những cách giảm đau khớp vai nào có thể giúp giải quyết được tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp chữa đau khớp vai hiệu quả mà bạn có thể áp dụng và thực hành ngay tại nhà.

2.1. Nghỉ ngơi thư giãn

Cơn đau khớp vai sẽ ngày càng tăng nếu bạn tiếp tục di chuyển cổ sai cách hoặc duy trì tư thế không đúng khi đang làm việc. Lúc này, cách giảm đau khớp vai tốt và nhanh nhất là hãy để vùng vai được nghỉ ngơi, đồng thời hạn chế tối đa các hoạt động nặng tác động đến vùng vai, cổ gáy như việc xoay vặn hay đánh tay quá mức. Một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

  • Sử dụng đai quấn để cố định cổ vai gáy cũng là một cách hỗ trợ cho việc tránh các cử động mạnh nhưng cần kết hợp thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng. 
  • Nếu vấn đề của bạn liên quan đến công việc, nếu có thể thì hãy nói chuyện với sếp của bạn về việc chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn
  • Nếu cơn đau vai liên quan đến tập thể dục thì có thể bạn đang tập luyện quá sức hoặc với hình thức tập luyện không tốt, hãy tham khảo ý kiến ​​của huấn luyện viên.
  • Nghỉ ngơi một chút là tốt, nhưng việc nằm nghỉ trên giường quá nhiều không phải là một ý kiến hay đối với bất kỳ loại chấn thương cơ xương nào

2.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với tất cả các cơn đau cấp tính, bao gồm cả đau khớp vai vì nó làm co mạch máu (làm giảm lưu lượng máu) giảm tình trạng sưng nề và làm tê liệt các sợi thần kinh, từ đó giúp giảm cơn đau một cách nhanh chóng và rõ rệt. Chườm lạnh với túi chườm đá hoặc dùng túi gel lạnh trong 10 - 15 phút mỗi giờ, thực hiện trong 3 - 4 giờ đầu tiên, sau đó giảm tần suất khi cơn đau và sưng ở vai giảm dần. Một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Luôn bọc đá hoặc túi gel đông lạnh trong một chiếc khăn mỏng để tránh bị tê cóng hoặc bỏng lạnh.
  • Chườm lạnh không áp dụng cho các cơn đau vai gáy có sự xuất hiện dấu hiệu cứng cổ hoặc đau mãn tính.

2.3. Chườm nóng

Chườm nóng là một trong những cách chữa đau khớp vai nhờ hơi nóng giúp thư giãn cơ, kích thích lưu thông máu và làm dịu cơn đau vùng khớp vai. Bạn có thể chuẩn bị một chai nước ấm, túi chườm ấm hoặc khăn ướt nóng để chườm lên vùng vai bị đau nhức. Một cách khác khi dùng sức nóng để chữa đau khớp vai là tắm nước ấm hoặc xông hơi mỗi ngày. Một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Chườm nóng là một phương pháp điều trị những cơn đau mãn tính, không nên sử dụng trong giai đoạn đau cấp (dưới 48 giờ).
  • Không nên sử dụng nhiệt quá cao, vì có thể gây bỏng da.
  • Không chườm nóng quá 20 phút mỗi lần.

2.4. Thay đổi tư thế ngủ

Ngủ sai tư thế có thể là nguyên nhân khiến các cơn đau khớp vai bị tái đi tái lại. Do đó, việc thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách giảm đau khớp vai bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Những cách điều chỉnh bao gồm:

  • Xem xét lại giường ngủ của bạn, nệm quá mềm hoặc gối quá dày có thể góp phần gây đau khớp vai. Sử dụng tấm nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ khớp vai và cơ thể chắc chắn hơn.
  • Lựa chọn gối kê phù hợp, có độ mềm và mỏng vừa phải để hỗ trợ cho cổ vai gáy tốt hơn.
  • Tránh nằm kê gối quá cao
  • Có thể cần nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về phía vai không bị đau khi ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần để không làm nặng vai. Tránh tư thế nằm sấp.
Thay đổi tư thế ngủ là cách chữa giảm đau khớp vai 

2.5. Bài tập giảm đau khớp vai

Hãy thử áp dụng bài tập giảm đau khớp vai tại nhà để giảm đau vùng khớp vai và cổ gáy. Đây là một trong những cách chữa đau khớp vai phổ biến, được các chuyên gia khuyến khích thực hiện mỗi ngày. Dưới đây là một số bài tập

Bài tập ngồi duỗi vai

  • Ngồi thẳng trên ghế, đặt tay trái về phía bên phải, dùng bàn tay phải nắm vào khuỷu tay trái.
  • Xoay vai và cánh tay trái hướng xuống dưới và ra sau, đồng thời dùng tay phải kéo để trợ lực.
  • Khi bạn cảm thấy căng ở vai trái thì giữ ở tư thế đó khoảng 10 - 30 giây.
  • Quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại ở tay phải.
  • Mỗi tay bạn nên thực hiện khoảng 2 - 4 lần.

Bài tập căng cơ tam đầu khi ngồi

  • Ngồi thẳng trên ghế, gập khuỷu tay phải để đặt bàn tay lên vai phải.
  • Nắm chặt khuỷu tay phải của bạn bằng tay trái.
  • Kéo vai phải theo hướng xuống dưới và ra sau, nâng khuỷu tay phải lên hướng trần nhà đến mức căng cứng.
  • Cảm nhận sự căng ở mặt sau của cánh tay trên bên phải và vai của bạn, giữ ở tư thế đó khoảng 10 - 30 giây.
  • Quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại ở tay trái.
  • Mỗi tay bạn nên thực hiện khoảng 2 - 4 lần.

Bài tập căng ngực khi ngồi

  • Ngồi thẳng trên ghế, quay mặt sang một bên trên ghế không có tay vịn.
  • Nắm hai tay ra phía sau lưng, đan xen các ngón tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía bạn.
  • Nhẹ nhàng nâng tay về phía trần nhà đến mức căng cứng, giữ ở tư thế đó khoảng 10 - 30 giây.
  • Từ từ trở lại vị trí bắt đầu, bạn cần thực hiện khoảng 2 - 4 lần.

Nếu cơn đau vai của bạn là do gắng sức quá mức (đặc biệt là khi đang làm việc) thì bạn có thể áp dụng các bài tập giảm đau khớp vai và tăng cường sức mạnh, với điều kiện là bạn thực hiện chúng một cách an toàn và chính xác. Khi cơn đau ban đầu của bạn giảm bớt thì hãy cố gắng đưa các bài tập tăng cường sức mạnh khớp vai với cường độ thấp. Làm việc với một huấn luyện viên cá nhân hoặc nhà trị liệu vật lý để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các bài tập một cách chính xác.

2.6. Giảm căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng kéo dài có thể gián tiếp khiến vùng khớp vai bị căng cứng, từ đó gây ra đau tại vùng này. Việc giải tỏa căng thẳng lúc này có thể là mẹo chữa đau khớp vai đơn giản nhất. Hãy thực hiện điều này với những cách đơn giản như nghỉ giải lao 5 – 10 phút giữa mỗi lần làm việc, ngồi thiền hoặc tập yoga, tham gia các hoạt động yêu thích như xem phim, nghe nhạc, ra ngoài cùng bạn bè, ngủ đủ giấc và đúng giờ, hạn chế thức khuya…

2.7. Uống đủ nước

Uống nhiều nước mỗi ngày luôn là một phương pháp đơn giản có thể sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng đau khác nhau, trong đó có đau khớp vai. Việc uống đủ nước không chỉ giữ nhiệt cho cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu mà còn giúp nuôi dưỡng và cấp nước cho vùng khớp vai và các đốt cột sống cổ của bạn. Từ đó, giúp vùng khớp được chắc nhưng vẫn giữ được sự dẻo dai. Hãy tập thói quen uống đủ khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng đau khớp vai.

2.8. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin… paracetamol, thuốc giãn cơ có thể là giải pháp ngắn hạn giúp bạn đối phó với cơn đau khớp vai. Chúng có thể được tìm thấy ở mọi hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa. Một số lời khuyên cho bạn:

  • Hãy nhớ rằng những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng lên dạ dày, thận và gan của bạn, vì vậy tốt nhất bạn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc này.
  • Không nên dùng thuốc liên tục trong hơn 2 tuần và nên dùng cùng với thức ăn.
  • Sử dụng đúng hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ.
Sử dụng các loại thuốc chữa đau khớp vai 

2.9. Tạo ra môi trường thoải mái

Việc làm việc trong một môi trường không thích hợp, thường xuyên ngồi hoặc đứng sai tư thế, cụ thể là làm việc trên bàn máy tính 8 tiếng mỗi ngày có thể gây ra tình trạng đau khớp vai. Hãy thực hiện một số mẹo sau như một cách giảm đau khớp vai trong khi làm việc:

  • Điều chỉnh ghế ngồi làm việc ở tư thế thoải mái, đầu gối thấp hơn hông một chút và hai chân đặt trên sàn.
  • Giữ tay đặt ngang và lưng thẳng với bàn làm việc.
  • Điều chỉnh màn hình vừa tầm mắt.
  • Giữa giờ làm việc bạn nên đứng lên đi lại hoặc vươn vai để thư giãn các cơ.

2.10. Cách giảm đau khớp vai bằng biện pháp Đông y

Một số biện pháp Đông y như chườm thảo dược hay sử dụng muối Epsom cũng là những cách chữa đau khớp vai hiệu quả. Bạn có thể đặt các túi chườm (bao gồm các dược liệu như cây hương thảo, hoa oải hương) vào vùng cổ vai gáy bị đau trong khoảng 20 phút. Nhiệt độ nóng cùng các tinh chất thảo dược sẽ giúp các cơ cổ được thư giãn, giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể pha muối Epsom với nước ấm để ngâm cổ và vai. 

2.11. Vật lý trị liệu trị 

Massage và xoa bóp vai gáy

Massage rất hữu ích đối với tình trạng căng cơ vai gáy từ nhẹ đến trung bình, vì nó làm giảm co thắt cơ, chống viêm và thúc đẩy thư giãn. Bạn có thể thực hiện massage cổ vai gáy khoảng 30 phút mỗi ngày bởi các chuyên gia trị liệu. Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước ngay sau khi massage để loại bỏ các sản phẩm gây viêm và axit lactic ra khỏi cơ thể.

Châm cứu

Châm cứu để điều trị đau khớp vai (do chấn thương hoặc viêm khớp) có thể có hiệu quả, đặc biệt nếu được thực hiện khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu. Châm cứu hoạt động bằng cách giải phóng nhiều chất bao gồm endorphin và serotonin có tác dụng giảm đau. Việc châm cứu được xem là phương pháp bán can thiệp, vì thế cần được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc những kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

2.12. Điều trị chuyên sâu

Khi các cách giảm đau khớp vai kể trên không mang lại kết quả tích cực sau một thời gian sử dụng. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đổi sang sử dụng các biện pháp y tế chuyên sâu hơn.

Tiêm Corticoid

Corticoid hay Cortisone là một loại hormone được sử dụng trong y tế để điều trị chấn thương và các dạng viêm khớp khác nhau như viêm khớp dạng thấp. Tiêm thuốc Corticoid gần hoặc vào cơ, gân hoặc dây chằng vùng khớp vai có thể nhanh chóng giảm đau, giảm viêm và giúp vai bạn cử động bình thường, không bị hạn chế trở lại. Corticoid so với NSAID, có thời gian tác dụng dài hơn và tác dụng mạnh hơn. Các chế phẩm phổ biến nhất được sử dụng là prednisolone, dexamethasone và triamcinolone.

Phẫu thuật

Nếu tiêm corticosteroid không giải quyết được vấn đề về vai của bạn thì phẫu thuật nên được xem xét. Vì thế, hãy coi phẫu thuật là phương án cuối cùng để chữa đau khớp vai. Tuy nhiên, trong cách trường hợp gãy xương hay trật khớp vai nặng, phẫu thuật có thể cần được thực hiện ngay. Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật vai bao gồm nhiễm trùng tại chỗ, phản ứng dị ứng với thuốc mê, tổn thương dây thần kinh và sưng đau mãn tính.

Đau khớp vai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đi khám và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó đưa ra được các phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.

Một phương pháp giảm đau khớp vai phổ biến hiện nay được nhiều người sử dụng đó là lựa chọn liệu trình truyền làm chậm lão hóa cơ thể. Liệu trình này có sử dụng hormone peptide mới cải tiến, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau xương khớp, giảm đau vùng vai gáy, hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, hormone này cũng kích thích sản xuất collagen - thành phần chính cấu tạo của sụn khớp, giúp cơ xương khớp luôn khỏe mạnh, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo Xem thêm bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo
xem thêm
Chữa đau khớp vai thế nào?

Chữa đau khớp vai thế nào?

Cách giảm đau khớp ngón tay

Cách giảm đau khớp ngón tay

Chữa đau khớp háng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa đau khớp háng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Phương pháp xông hơi giảm đau nhức xương khớp không?

Phương pháp xông hơi giảm đau nhức xương khớp không?

Các dấu hiệu da khô thiếu nước điển hình

Các dấu hiệu da khô thiếu nước điển hình

33

Bài viết hữu ích?