Zalo

5 lời khuyên để tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ miễn dịch của con người là 1 mạng lưới phức tạp bao gồm các tế bào, cơ quan trải qua quá trình trao đổi chất chuyên biệt để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và chữa lành khi bị bệnh.Vậy làm sao để tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho bản thân ở trạng thái khỏe mạnh nhất? Dưới đây là 5 bước quan trọng để giúp bạn tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Việt Cường - Bác sĩ Nội khoa

1. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các cơ quan, tế bào và protein khác nhau, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Nó bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, vi trùng và những thay đổi tế bào có thể khiến chúng ta bị bệnh.

Khi hệ thống miễn dịch hoạt động trơn tru, bạn hầu như sẽ không cảm thấy bất kể sự khác biệt gì. Nhưng khi hệ miễn dịch yếu đi và không thể chống lại những loại vi trùng đặc biệt “hung hãn” hoặc mới gặp lần đầu, thì cơ thể bạn sẽ đổ bệnh.

Nếu không có hệ thống miễn dịch, cơ thể người sẽ không có cách nào chống lại những thứ có hại xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể hay những thay đổi có hại xảy ra bên trong cơ thể. Nhiệm vụ chính của hệ thống miễn dịch trong cơ thể là:

  • Chống lại vi trùng gây bệnh, các mầm bệnh như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm và giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể;
  • Nhận biết và vô hiệu hóa các chất độc hại từ môi trường;
  • Chống lại những thay đổi gây bệnh trong cơ thể, ví dụ như tế bào ung thư.
Chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch

2. Làm sao để tăng hệ miễn dịch?

Để giữ cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất, bạn cần đến vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự gây hại cho hệ miễn dịch của mình nếu lựa chọn chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: Sử dụng đường tinh chế, carbohydrate, thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói và chất béo chuyển hóa

Vậy nên “ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch?”. Bạn có thể thiết lập chế độ ăn lành mạnh, đủ chất với tỷ lệ: 50% trái cây và rau, 25% thịt nạc và protein, 25% ngũ cốc nguyên hạt. Dưới đây là 1 số gợi ý về các nhóm thực phẩm bạn nên lựa chọn:

  • Hoa quả và rau: Các loại rau xanh (rau diếp, rau bina, cải xoăn), các loại rau cải (bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels, súp lơ), cà chua, táo.  Trái cây có múi (cam, bưởi), quả mọng (quả mâm xôi, việt quất)... đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin D, C giúp kiểm soát nhiễm trùng bằng cách tăng sinh bạch cầu.
  • Các loại ngũ cốc: Lúa mạch, lúa mì nguyên cám, hạt diêm mạch (quinoa), yến mạch, gạo lứt… đều rất tốt cho sức khỏe.
  • Thịt nạc và protein: Hải sản như các loại cá béo thường khá giàu axit béo Omega-3 giúp giảm viêm. Thịt gia cầm, các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan), các loại hạt (hạnh nhân và óc chó) đều là những nguồn protein tuyệt vời.
  • Prebiotics và men vi sinh: Giúp thay thế các vi khuẩn tốt mà cơ thể mất đi trong “trận chiến” chống lại nhiễm trùng. Probiotics (men vi sinh) là vi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa, còn prebiotics là chất xơ cung cấp thức ăn cho probiotics. Bạn có thể tìm thấy men vi sinh trong: sữa chua Hy Lạp, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha, kefir… còn Prebiotic thường có trong các loại thực phẩm giàu chất xơ như: Táo nguyên vỏ, chuối và đậu.
  • Ưu tiên dùng dầu oliu hay dầu hạt cải thay vì bơ và các loại dầu khác để hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
  • Sử dụng thêm một số loại thảo mộc, gia vị trong chế biến thức ăn như: Rau húng quế, hương thảo, cỏ xạ hương, quế, nghệ, tỏi, gừng… để tận dụng các chất “chống viêm tự nhiên”.

3. Ngủ ngon giấc, chìa khóa cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Khi bạn ngủ sâu, cơ thể trải qua nhiều quá trình giúp tăng cường và trẻ hóa hệ miễn dịch. Đây là 1 nghịch lý khá thú vị là trong khi hầu hết các quá trình trong cơ thể diễn ra chậm nhất (nhịp thở, nhịp tim chậm) trong khi ngủ sâu, thì các chức năng của hệ miễn dịch lại tăng tốc. Nhiều chuyên gia giấc ngủ đã chỉ ra rằng: Mức độ sâu nhất của giấc ngủ tương ứng với sự gia tăng sản xuất các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch (cytokine) giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng khi cảm lạnh hoặc cúm tấn công.

Ngoài ra, trong khi ngủ cơ thể cũng sản sinh nhiều hormone melatonin giúp kháng viêm. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy ngủ sâu giấc còn có thể củng cố hiệu quả của vắc-xin và giảm các phản ứng dị ứng. Do vậy, để tăng cường hệ miễn dịch bạn nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ ngày. Trẻ em có thể ngủ từ 9 - 10 tiếng/ngày tùy thuộc vào độ tuổi.

Ngủ đủ và sâu giấc là điều rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch
Ngủ đủ và sâu giấc là điều rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch

4. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng buổi sáng là nguồn cung vitamin D tự nhiên và tuyệt vời cho cơ thể. Vào sáng sớm, bạn nên tranh thủ ra phơi nắng từ 10 - 15 phút. Ở một số nơi lượng ánh nắng không đủ để cung cấp vitamin D cho cơ thể, nếu chế độ ăn của bạn cũng thiếu vitamin D thì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Một nghiên cứu vào năm 2010 tiến hành ở trẻ em cho thấy, nếu hấp thụ đủ 1200 IU vitamin D/ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A. Đây là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây ra.

5. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua tập luyện, vận động

Trong cuộc sống hàng ngày sẽ khó tránh khỏi những căng thẳng, stress. Những suy nghĩ tiêu cực có thể góp phần gây ra lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác. Nếu diễn ra trong thời gian dài cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của bạn.

Lúc này, việc tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Một trong số đó là giúp kiểm soát căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.

Cụ thể, các chuyên gia cho rằng vận động sẽ giúp cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch chống viêm và tăng cường lưu thông chúng qua máu. Tập luyện cũng kích hoạt hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ độc tố và tế bào chết khỏi các mô. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tập thể dục làm giảm tỷ lệ nhiễm virus và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tập thể dục 3-5 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút sẽ giúp tăng cường hệ miễn
Tập thể dục 3-5 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút sẽ giúp tăng cường hệ miễn

Bạn cũng không bắt buộc phải đến phòng tập thể dục để đạt được những lợi ích này. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của các hoạt động ngoài trời như: Đi bộ quanh khu phố, chạy bộ đường dài… thậm chí có thể tập luyện ngay tại nhà để giúp tăng nhịp tim và tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Vậy làm sao để tăng hệ miễn dịch nếu bị hạn chế về mặt thời gian? Đừng lo lắng, nếu đã áp dụng các cách thức trên mà vẫn chưa hiệu quả, hoặc bạn cần các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn, hãy thử tìm hiểu về dịch vụ Truyền tái tạo năng lượng. Đây là giải pháp an toàn tối ưu, giúp bạn tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Các vitamin, khoáng chất, axit amin chọn lọc sẽ được đưa vào cơ thể thông qua truyền tĩnh mạch. Trước khi thực hiện dịch vụ bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng quát, tư vấn thể trạng và có những gợi ý phù hợp dành riêng cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Đi ngủ khi đói có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Có nên nhịn ăn đi ngủ?

Đi ngủ khi đói có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Có nên nhịn ăn đi ngủ?

Các cách nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

Các cách nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

Cơ thể mệt mỏi là thiếu chất gì?

Cơ thể mệt mỏi là thiếu chất gì?

Liệu pháp IV có thể giúp điều trị các tác dụng phụ của Covid-19 không?

Liệu pháp IV có thể giúp điều trị các tác dụng phụ của Covid-19 không?

Sản phẩm bổ sung tăng đề kháng uống liên tục được không?

Sản phẩm bổ sung tăng đề kháng uống liên tục được không?

174

Bài viết hữu ích?