Zalo

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khoẻ béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo chuyển hóa được coi là loại chất béo không tốt trong thực đơn hằng ngày. Không giống như các chất béo khác, chất béo chuyển hóa hay axit béo chuyển hóa làm tăng cholesterol "xấu" và cũng làm giảm cholesterol "tốt", từ đó làm tăng nguy cơ bị béo phì. Cùng tìm hiểu xem vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe béo phì?

1. Chất béo chuyển hóa là gì?

Có 2 loại chất béo chuyển hóa phổ biến được tìm thấy trong thực phẩm: Chất béo chuyển hóa tự nhiên và nhân tạo. Chất béo chuyển hóa tự nhiên được tạo ra trong ruột của một số động vật và thực phẩm làm từ những động vật này (ví dụ: Sữa và các sản phẩm từ thịt) có thể chứa một lượng nhỏ chất béo này. Chất béo chuyển hóa nhân tạo (hoặc axit béo chuyển hóa) được tạo ra trong 1 quy trình công nghiệp bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng rắn hơn.

Chất béo chuyển hóa rất dễ sử dụng, sản xuất không tốn kém và tồn tại lâu dài. Chất béo chuyển hóa mang lại cho thực phẩm hương vị và kết cấu mong muốn. Nhiều nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng chất béo chuyển hóa để chiên ngập thức ăn vì dầu có chất béo chuyển hóa có thể được sử dụng nhiều lần trong nồi chiên mà không phải thay thường xuyên như các loại dầu khác.

Một số loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm:

  • Các món bánh nướng chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy và bánh nướng
  • Shortening;
  • Bỏng ngô lò vi sóng;
  • Bánh pizza đông lạnh;
  • Bột làm lạnh, chẳng hạn như bánh quy và bánh cuộn;
  • Thực phẩm chiên, bao gồm khoai tây chiên, bánh rán và gà rán;
  • Kem cà phê Nondairy;
  • Bơ thực vật.
Chất béo chuyển hóa là gì?
Khoai tây chiên là một trong những loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa

2. Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe béo phì?

Các bác sĩ lo lắng về chất béo chuyển hóa được thêm vào vì chúng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và đái tháo đường type 2. Chất béo chuyển hóa cũng có ảnh hưởng không tốt đến mức cholesterol.

Có 2 loại cholesterol chính:

  • Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay cholesterol "xấu", có thể tích tụ trong thành mạch, khiến mạch máu cứng và hẹp long mạch.
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay cholesterol "tốt", thu nhận lượng cholesterol dư thừa và đưa nó trở lại gan.

Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL, có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Chất béo chuyển hóa gây thừa cân béo phì

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc tiêu thụ lượng lớn các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có thể làm cân nặng tăng lên nhanh chóng và hậu quả là gây nên bệnh béo phì. Tình trạng tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL ngoài việc có thể gây ra những biến chứng trên tim mạch, mạch máu và não… Chúng còn làm tăng khả năng tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng, từ đó làm mất đi vóc dáng lý tưởng, nỗi ác mộng của các chị em. Khiến cơ thể mất cân đối và gây mất tự tin cho nhiều người.

Chất béo chuyển hóa ảnh hưởng đến tim mạch

Nhiều báo cáo khoa học cho biết, nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo đều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu, những người tiêu thụ các loại chất béo xấu thay vì chất béo tốt và Carbohydrate tốt khác đều trải qua quá trình tăng nồng độ cholesterol LDL có hại, mà không tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi cho cơ thể.

Cũng giống như các loại chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa khiến cơ thể chúng ta khó đào thải chất béo dư thừa hơn, dễ gây bệnh tim mạch, béo phì, thậm chí làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2.

Chất béo chuyển hóa có liên quan đến bệnh đái tháo đường

Trên thực tiễn, mối quan hệ giữa các loại chất béo chuyển hóa và bệnh đái tháo đường không hoàn toàn được hiểu rõ ràng. Có một báo cáo lớn trên khoảng 80,000 phụ nữ tham gia đã chỉ ra những đối tượng tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 40% những người ít hoặc không tiêu thụ. Tuy nhiên, hai nghiên cứu tương tự lại không tìm thấy mối liên kết rõ ràng giữa lượng chất béo chuyển hóa và bệnh tiểu đường.

Đáng chú ý, 1 nghiên cứu lâu dài trên khỉ với chế độ ăn nhiều chất béo (8% lượng calo) đã gây ra tình trạng tăng mỡ bụng và đề kháng insulin, fructosamine, một chất đánh dấu lượng đường trong huyết thanh tăng cao.

Chất béo chuyển hóa có liên quan đến các bệnh mạch máu và ung thư

Chất béo chuyển hóa được cho là làm hỏng lớp đệm bên trong các mạch máu hay còn gọi là hỏng lớp nội mạc mạch. Trong một nghiên cứu dài 4 tuần, khi sử dụng thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa thay thế cho chất béo bão hòa, lượng Cholesterol HDL (Cholesterol tốt) giảm 21% và sự giãn nở của mạch máu bị suy giảm 29% và các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mô cũng tăng theo chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa.

Ngược lại, các chuyên gia lại có rất ít nghiên cứu để kiểm tra liệu chất béo chuyển hóa có liên quan đến bệnh lý ung thư thực sự hay không. Trong một nghiên cứu quy mô lớn, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc hấp thụ chất béo chuyển hóa trước giai đoạn mãn kinh có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, chỉ với một vài nghiên cứu vẫn chưa đủ bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều chất béo chuyển hóa có liên quan đến các loại bệnh ung thư.

3. Làm thế nào để hạn chế chất béo chuyển hóa?

Với những tác hại như trên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tuân thủ một số biện pháp dưới đây nhằm hạn chế dung nạp lượng chất béo chuyển hóa trong bữa ăn hàng ngày.

Hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa

Việc đơn giản để hạn chế dung nạp chất béo chuyển hóa là giảm thiểu hoặc ngừng việc sử dụng các loại thực phẩm có thành phần này, ví dụ như:

  • Các loại bánh ngọt, bánh quy…
  • Khoai tây chiên
  • Bỏng ngô được đóng gói sẵn
  • Bánh rán, gà rán, bánh chiên các loại
  • Vỏ bánh pizza
  • Bơ thực vật.
  • Trà sữa
Chất béo chuyển hóa là gì?
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Đọc nhãn thông tin về thành phần trước khi sử dụng thực phẩm

Những đối tượng quá bận rộn và thường xuyên phải sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh có đóng gói… thì nên đọc kỹ thành phần có trong loại thực ăn đó để từ đó loại bỏ hoặc tiêu thụ ít các thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa. Thông thường,chất béo chuyển hóa sẽ tồn tại với tên gọi là dầu thực vật hydro hóa hoặc dầu thực vật hydro hóa một phần. Nếu phát hiện trên bao bì có những thành phần này, tốt nhất bạn không nên sử dụng hoặc đổi sang sử dụng các loại thức uống khác.

Sử dụng chất béo bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hoà

Thay vì tiêu thụ các loại dầu ăn có chứa chất béo chuyển hóa, chúng ta nên sử dụng các loại dầu thực vật hay thực phẩm có chứa thành phần là chất béo bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa. Cụ thể hơn, bạn có thể thay thế thực phẩm có chất béo bão hoà bằng những thực phẩm như:

  • Dầu tự nhiên: Thay vì ăn các sản phẩm có dầu nhân tạo, hãy thử các sản phẩm tự nhiên như dầu ô liu, dầu ngô hoặc dầu hạt cải để tránh chất béo chuyển hóa.
  • Các lựa chọn thay thế thịt từ thực vật: Ăn một vài bữa ăn chay mỗi tuần có thể giúp bạn tránh chất béo chuyển hóa. Ngày nay, các lựa chọn thay thế thịt không chỉ là đậu phụ. Hiện nay, nhiều công ty thực phẩm đang nghiên cứu và sáng tạo ra các loại thịt làm từ thực vật có hương vị giống như thật.
  • Các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật: Thay vì dùng kem cà phê không sữa truyền thống cho tách cà phê buổi sáng của bạn, hãy thử một ít sữa yến mạch hoặc kem sữa hạnh nhân. 
  • Thực phẩm có chất béo không bão hòa đơn và axit béo Omega 3: Các chất béo này thường có trong một số loại như cá hồi, cá thu, các trích, dầu ô liu, dầu hạt cải…Khi bạn thay thế thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa bằng chất béo bão hoà đơn, hãy đảm bảo rằng bạn không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa. Chúng không có hại cho bạn như chất béo chuyển hóa, nhưng vẫn nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng chất béo bão hòa chiếm không quá 6% lượng calo của bạn.
Chất béo chuyển hóa là gì?
Thay thế chất béo chuyển hóa bằng những thực phẩm an toàn hơn

Tự xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo xấu

Thực phẩm ít chất béo chuyển hóa là những thực phẩm có chứa khoảng 30% lượng calo từ chất béo hoặc có thể ít hơn. Vì vậy, một loại thực phẩm có chứa ít hơn 3g chất béo trên 100 calo thì đó được xem là thực phẩm ít chất béo. Nếu vẫn chưa nắm bắt được những kiến thức này, hãy nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng để cùng xây dựng cho bản thân một chế độ ăn phù hợp và khoa học.

Theo dõi lượng thức ăn hằng ngày

Bạn nên ghi chép lại vào trong sổ hoặc các thiết bị di động về những thực phẩm mà bản thân tiêu thụ trong ngày. Đồng thời, cần nói chuyện với bác sĩ dinh dưỡng một cách định kỳ để kịp thời điều chỉnh hoặc loại bỏ đi những loại thức ăn có chứa chất béo chuyển hóa mà bạn vô tình tiêu thụ.

Nhìn chung, chất béo chuyển hoá hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, điều này là hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Loại chất béo này có thể gây ra những biến chứng trên tim mạch, mạch máu, não… Vì thế, cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chất béo chuyển hoá để giúp phòng ngừa nguy cơ bị béo phì nói riêng và giúp cơ thể duy trì được sức khoẻ ổn định nói chung.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho người béo phì?

Thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho người béo phì?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

67

Bài viết hữu ích?