Zalo

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nên phòng bệnh như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong thế giới ngày nay, việc phòng bệnh không chỉ là một biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là một trụ cột quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng. Việc nhận biết thực trạng nhiều bệnh nhân bị phát hiện muộn khiến cho cơ hội điều trị bị giảm sút, tăng nguy cơ biến chứng đã đặt ra câu hỏi cấp bách: Nên phòng ngừa bệnh tật như thế nào? Đâu là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Vì sao ông cha ta luôn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”?

1. Thực trạng nhiều bệnh nhân bị phát hiện muộn

Một trong những thực trạng đáng lo ngại nhất trong lĩnh vực y tế là sự phát hiện muộn của nhiều loại bệnh, từ ung thư đến các bệnh truyền nhiễm. Đối với nhiều bệnh nhân, việc không nhận ra triệu chứng sớm hoặc không thực hiện các biện pháp kiểm tra định kỳ dẫn đến việc bệnh đã ở giai đoạn nặng trước khi được chẩn đoán. Điều này làm giảm đáng kể cơ hội chữa trị và tăng nguy cơ tử vong hay ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Tại Việt Nam, việc khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa được hình thành như một thói quen cần có. Nguyên nhân bởi hầu hết mọi người đều có những suy nghĩ sợ khám vì biết đâu khám… ra bệnh; e ngại chi phí điều trị cao; và đa số chờ đến khi có bệnh mới bắt đầu đi thăm khám. ​Với quan niệm sai lầm đó, không ít bệnh nhân khi nhận được kết quả khám thì bàng hoàng phát hiện sức khỏe đã ở mức trầm trọng, nảy sinh nhiều biến chứng, thậm chí bị chẩn đoán mắc bệnh nan y, ung thư…

Cũng theo số liệu của Bộ Y tế, số ca ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm khoảng 70%, dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư tại nước ta chỉ khoảng 50% so với thế giới.

Nhiều người chủ quan không có biện pháp phòng ngừa bệnh tật từ sớm

2. Vì sao phòng bệnh hơn chữa bệnh? Tầm quan trọng của phòng ngừa bệnh tật

Ai trong chúng ta cũng muốn tận hưởng một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc hơn là phải chịu đựng sự đau khổ và suy nhược có thể xảy ra do sức khỏe kém. Thật không may, các yếu tố về lối sống như: chế độ ăn uống kém, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và không tập thể dục vẫn tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe trên toàn quốc.

Những tình trạng này, tất cả đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta trong nhiều năm, “gieo” mầm mống cho những căn bệnh như: 

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh ung thư;
  • Bệnh tim mạch;
  • Bệnh hen suyễn;
  • Các vấn đề về lưng;
  • Viêm khớp;
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Chữa trị bệnh không chỉ đòi hỏi chi phí lớn mà còn gây ra nhiều phiền toái và căng thẳng cho bệnh nhân và gia đình. Trong khi đó việc phòng tránh bệnh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế và gia đình. 

Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh tật cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp người ta sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Khi chúng ta nhận thức được những gì mình nên làm để có cuộc sống lành mạnh hơn, việc điều chỉnh lối sống trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.

phòng bệnh hơn chữa bệnh
Chủ động phòng ngừa bệnh tật bằng cách xác định và giải quyết sớm các rủi ro sức khỏe và ngăn chặn chúng xảy ra 

3. Một số cách phòng bệnh đơn giản bắt nguồn từ điều chỉnh lối sống

May mắn thay, ngay cả những thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể tạo ra tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Hãy thực hiện theo 5 biện pháp phòng ngừa bệnh tật sau để giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn ở trạng thái tốt nhất.

3.1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Cơ thể có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau, tuy nhiên việc tích tụ nhiều chất béo bên trong tim, thận, gan, cơ quan tiêu hóa và tuyến tụy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đo vòng eo là một cách kiểm tra đơn giản để biết liệu bạn có đang tích trữ mỡ thừa ở vùng bụng hay không. 

Tổ chức Tim mạch khuyến cáo nam giới nên có chu vi vòng eo dưới 94cm và phụ nữ dưới 80cm, đồng thời chúng ta nên duy trì cân nặng khỏe mạnh tương ứng với chiều cao của mình. Bạn có thể tham khảo cách tính Chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận biết thể trạng hiện tại của mình. Nếu đang ở tình trạng béo phì hay ngược lại là suy dinh dưỡng, thiếu chất thì bạn nên gặp gỡ bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp với nhu cầu sức khỏe của mình.

3.2. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng là một kế hoạch ăn uống được thiết kế để cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng hay giảm cân quá nhanh. Một yếu tố quan trọng của chế độ ăn uống này là sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm:

  • Các loại thực phẩm giàu protein: Protein cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, sự phục hồi và sự phát triển tổng thể của cơ thể. Bạn có thể tăng cường protein thông qua các loại thực phẩm như: trứng, sữa, ức gà, thịt bò nạc, cá hồi, phô mai tươi… 
  • Các loại rau củ và trái cây: Cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết. Đây là nguồn cung cấp chính của chế độ ăn uống cân bằng và nên chiếm phần lớn trong bữa ăn hàng ngày.
  • Các loại tinh bột và ngũ cốc nguyên hạt: Bao gồm gạo, lúa mì, yến mạch, khoai tây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và cần phải được tiêu thụ một cách cân đối.
  • Các loại chất béo lành mạnh: Bao gồm chất béo không no bão hòa và chất béo không bão hòa, như dầu olive, các loại hạt. Chất béo cần thiết cho sự hấp thụ của vitamin và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Uống đủ nước. Nước là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống cân bằng. Nên uống đủ nước hàng ngày để duy trì cân bằng nước cơ thể.

Một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ dựa trên việc lựa chọn thực phẩm mà nên kết hợp với các thói quen lành mạnh khác như: tính toán lượng calo tiêu thụ một cách hợp lý, chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá nhiều thức ăn chứa đường và chất béo không lành mạnh, ăn chậm và nhai kỹ…

3.3. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu, uống rượu và hút thuốc lá đều là những thói quen có hại và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: bệnh lý tim mạch (đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ), bệnh tiểu đường, các vấn đề về hệ hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi và ung thư phổi), vấn đề tiêu hóa, ung thư (bao gồm ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư phổi).

Vậy nên để phòng ngừa bệnh tật bạn nên hạn chế hoặc tránh xa rượu bia và thuốc lá. Thay vào đó, nên chọn các phương pháp giải trí và cách sống lành mạnh khác như tập thể dục đều đặn và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.

3.4. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp, giảm căng thẳng và lo lắng, duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, tập thể dục đều đặn là 1 yếu tố quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng. 

phòng bệnh hơn chữa bệnh
Để phòng ngừa bệnh tật bạn hãy đặt mục tiêu thực hiện hoạt động thể chất tối thiểu từ 30 phút mỗi ngày 

3.5. Chăm sóc sức khỏe cá nhân định kỳ

Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị chúng kịp thời, từ đó giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật phát triển. Ngoài ra, tuân thủ lịch trình tiêm chủng và tiêm phòng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cả gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn hơn.

Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng của bệnh tật và tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững hơn. Phòng ngừa bệnh tật không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, và chỉ khi mọi người đồng lòng hành động, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua những thách thức của sức khỏe công cộng.

Nguồn tham khảo: nib.com, pfizer.co, thelancet.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chăm sóc sức khỏe chủ động: Đừng quên chăm sóc tâm trí của bạn

Chăm sóc sức khỏe chủ động: Đừng quên chăm sóc tâm trí của bạn

Chế độ ăn sạch, lành mạnh giúp sống khỏe như thế nào?

Chế độ ăn sạch, lành mạnh giúp sống khỏe như thế nào?

Muốn sống khỏe, sống lâu: Cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ như thế nào cho hiệu quả?

Muốn sống khỏe, sống lâu: Cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ như thế nào cho hiệu quả?

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

29

Bài viết hữu ích?