Zalo

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sức khỏe tinh thần không chỉ đề cập đến việc không có bệnh tâm lý mà còn liên quan đến nâng cao sự tự tin, tăng lòng tự trọng và khả năng xử lý các thách thức trong cuộc sống. Để có sức khỏe tinh thần lành mạnh dưới đây là một số gợi ý bạn có thể thực hiện để tự chăm sóc và cải thiện sức khỏe tinh thần của mình.

1. Mental wellness - Sức khỏe tinh thần là gì? 

Sức khỏe tinh thần, hay còn được gọi là sức khỏe tâm thần (Mental wellness) là thuật ngữ đề cập đến trạng thái tổng thể của tâm trí và tinh thần của một người. Nó bao gồm cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày. 

Một trạng thái tinh thần khỏe mạnh có thể bao gồm cảm giác hạnh phúc, lòng biết ơn và có khả năng đối mặt hiệu quả với áp lực và căng thẳng. Ngược lại khi sức khỏe tinh thần không tốt, người đó có thể trải qua cảm giác buồn bã, lo lắng, căng thẳng quá mức, hoặc thậm chí là rối loạn tâm thần.

Sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe toàn diện và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ mối quan hệ xã hội đến sự nghiệp và sức khỏe vật lý. Để chăm sóc sức khỏe tinh thần, việc thực hiện các biện pháp self-care, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý khi cần thiết là rất quan trọng.

mental wellness
Sức khỏe tinh thần là 1 trong những khía cạnh quan trọng của sức khỏe toàn diện

2. Vì sao cần chăm sóc sức khỏe tinh thần? 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu vẫn phân vân thì dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần chăm sóc sức khỏe tinh thần:

  • Cải thiện sức khỏe thể chất: Gần như tất cả các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đều cùng nhận định rằng: Mental Wellness có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe vật lý. Do vậy việc quản lý tốt stress, các tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo âu… có thể giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, hệ miễn dịch. 
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sức khỏe tinh thần ổn định sẽ giúp 1 người xây dựng tốt mối quan hệ xã hội và đạt được những hiệu quả trong công việc, nhờ đó mà cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Tăng cường trải nghiệm hạnh phúc: Khi ở trong trạng thái tích cực, bạn sẽ sẵn sàng trải nghiệm và có những trải nghiệm đáng nhớ. Nó là yếu tố chính để tạo ra những trải nghiệm tích cực và thú vị, khiến cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn.
  • Tăng cường sự tự tin và tự trọng: Tinh thần tích cực giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có khả năng giải quyết được các vấn đề khó khăn. Nó cũng giúp tăng cường lòng tự trọng và sự tự tin trong các giao tiếp xã hội.
  • Phòng tránh rối loạn tâm thần: Chăm sóc sức khỏe tinh thần định kỳ giúp bạn phát hiện sớm và phòng tránh các vấn đề tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu và căng thẳng. Việc can thiệp kịp thời có thể ngăn chặn những vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
mental wellness
Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng của việc duy trì sự cân bằng và hạnh phúc của mỗi cá nhân

3. Gợi ý 5 điều cần làm để có sức khỏe tinh thần lành mạnh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng việc thực hiện 5 bước dưới đây có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần của mình. Việc thử những điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn và nhẹ bớt những gánh nặng trong cuộc sống.

3.1. Mở lòng kết nối với người khác

Những mối quan hệ tốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn, bởi:

  • Chúng giúp bạn xây dựng cảm giác thân thuộc và tăng niềm tin vào giá trị bản thân;
  • Cho bạn cơ hội chia sẻ những trải nghiệm tích cực;
  • Mang đến sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và cho phép bạn hỗ trợ người khác.

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để xây dựng các mối quan hệ bền chặt và gần gũi hơn. Ví dụ như:

  • Nếu có thể hãy dành thêm thời gian để ở bên người thân mỗi ngày. Chẳng hạn hãy thử sắp xếp thời gian cố định để cả nhà có thể ăn tối cùng nhau.
  • Xếp lịch và hẹn một ngày đi chơi với những người bạn đã lâu không gặp.
  • Hãy tắt TV, rời mắt khỏi điện thoại để dành thời gian nói chuyện hoặc chơi trò chơi với con cái, bạn bè hoặc người thân của bạn.
  • Ăn trưa với đồng nghiệp.
  • Thăm một người thân hoặc bạn bè đang cần được hỗ trợ hoặc bầu bạn.
  • Tận dụng tối đa công nghệ để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Các ứng dụng trò chuyện video như Skype và FaceTime rất hữu ích, đặc biệt nếu các bạn sống xa nhau.

3.2. Tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể lực không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn bằng cách:

  • Gây ra những thay đổi hóa học trong não giúp thay đổi tâm trạng một cách tích cực.
  • Giúp bạn đặt ra mục tiêu hoặc thách thức và đạt được chúng.
  • Tăng sức mạnh cơ bắp, độ linh hoạt, cải thiện sự cân bằng.
  • Nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của bạn.

3.3. Học những kỹ năng mới

Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc học các kỹ năng mới cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn bằng cách:

  • Tăng cường sự tự tin và nâng cao lòng tự trọng
  • Giúp bạn xây dựng ý thức về sứ mệnh.
  • Tạo cơ hội để bạn kết nối với người khác

Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không có đủ thời gian hoặc có thể không cần học những điều mới, vẫn có rất nhiều cách khác nhau để đưa việc học vào cuộc sống của bạn. Một số trải nghiệm bạn có thể thử bao gồm:

  • Thử học nấu món gì đó mới. Ví dụ như tìm hiểu về chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
  • Hãy thử đảm nhận một trách nhiệm mới tại nơi làm việc, chẳng hạn như cố vấn cho một nhân viên cấp dưới hoặc cải thiện kỹ năng thuyết trình với cấp trên.
  • Thực hiện một dự án DIY (Do-it-yourself), chẳng hạn như sửa một chiếc xe đạp bị hỏng, cổng vườn hoặc thứ gì đó lớn hơn. Trên mạng có rất nhiều video hướng dẫn miễn phí mà bạn có thể tham khảo.
  • Hãy cân nhắc đăng ký một khóa học mới, học một ngôn ngữ mới hoặc một kỹ năng thực tế trong đời sống.
  • Thử những sở thích mới thách thức bạn, chẳng hạn như viết blog, tham gia một môn thể thao mới hoặc học vẽ.
mental wellness
Dành thời gian bên người thân để xây dựng những kết nối lành mạnh

3.4. Chia sẻ với người khác

Nghiên cứu cho thấy rằng những hành động cho đi và tử tế có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn vì chúng:

  • Tạo ra cảm giác tích cực và mang đến cảm giác được khen thưởng.
  • Mang đến cho bạn ý thức về sứ mệnh và giá trị bản thân
  • Giúp bạn kết nối với người khác.

Đó có thể là những hành động tử tế nhỏ đối với người khác hoặc những hành động lớn hơn như hoạt động tình nguyện cho cộng đồng. Một số hoạt động bạn có thể thử bao gồm:

  • Nói lời cảm ơn với ai đó, vì điều gì đó họ đã làm cho bạn.
  • Hỏi thăm bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp và thực sự lắng nghe câu trả lời của họ.
  • Dành thời gian với bạn bè hoặc người thân, những người đang cần sự hỗ trợ hoặc bầu bạn. 

3.5. Chú ý đến thời điểm hiện tại (Chánh niệm)

Chánh niệm có thể giúp bạn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn và hiểu bản thân mình hơn. Nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận về cuộc sống và cách bạn tiếp cận thử thách. Để nâng cao khả năng này, hãy đọc thêm về chánh niệm và các bước bạn có thể thực hiện để chánh niệm hơn trong cuộc sống thường ngày.

Hãy nhớ rằng việc duy trì sức khỏe tinh thần là một quá trình liên tục và cần sự cam kết và kiên nhẫn. Hãy tìm ra những phương pháp phù hợp nhất với bạn và thực hiện chúng đều đặn để tạo ra một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Nguồn: nhs.uk - globalwellnessinstitute.org - samhealth.org.sg - medicinenet.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chăm sóc sức khỏe chủ động: Đừng quên chăm sóc tâm trí của bạn

Chăm sóc sức khỏe chủ động: Đừng quên chăm sóc tâm trí của bạn

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Sức khỏe tinh thần lành mạnh ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của bạn?

Sức khỏe tinh thần lành mạnh ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của bạn?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nên phòng bệnh như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nên phòng bệnh như thế nào?

Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

32

Bài viết hữu ích?