Zalo

Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sa sút trí tuệ là một trong những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Ước tính, trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị sa sút trí tuệ mỗi năm, chủ yếu là từ 60 tuổi trở lên. Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn cả gia đình họ. Vậy hiện nay có phác đồ điều trị sa sút trí tuệ nào hiệu quả và an toàn không?

1. Tổng quan về sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi, khả năng thực hiện các hoạt động thường nhật. Thông thường, tình trạng sa sút trí tuệ sẽ trầm trọng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào từng người bệnh. 

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng không tốt đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bệnh lẫn người thân của họ. Đối tượng mắc sa sút trí tuệ chủ yếu là người cao tuổi (thường là 60 tuổi trở lên). Nguyên nhân sa sút trí tuệ có thể do tổn thương hoặc mất tế bào thần kinh và các kết nối của những tế bào này trong não. 

Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương mà triệu chứng sa sút trí tuệ ở mỗi người sẽ khác nhau. Ngoài ra, sa sút trí tuệ có thể do hệ quả từ bệnh lý khác, tác dụng phụ của thuốc, thiếu hụt vitamin và khoáng chất,....Tình trạng sa sút trí tuệ xuất phát từ nguyên nhân không liên quan đến tế bào thần kinh có thể được cải thiện sau một thời gian điều trị.

Sa sút trí tuệ thường gặp ở người già
Sa sút trí tuệ thường gặp ở người già

2. Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng thông qua các phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ đang áp dụng hiện nay: 

2.1. Sử dụng thuốc

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể được chỉ định sử dụng các thuốc sau: 

  • Thuốc ức chế cholinesterase: Các thuốc trong nhóm này gồm donepezil (Aricept, Adlarity), rivastigmine (Exelon) và galantamine (Razadyne ER). Thuốc hoạt động theo cơ chế tăng cường chất truyền tin hóa học liên quan đến trí nhớ và khả năng phán đoán. Đây là nhóm thuốc chủ đạo trong điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể được kê đơn cho các dạng sa sút trí tuệ khác như chứng mất trí nhớ mạch máu, mất trí nhớ do Parkinson, chứng mất trí thể Lewy. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, khó ngủ, chậm nhịp tim. 
  • Memantine: Memantine điều hòa hoạt động của glutamate - chất truyền tin hóa học liên quan đến chức năng của não (học tập, trí nhớ). Memantine có thể được kê đơn đồng thời với nhóm ức chế cholinesterase. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng memantine là chóng mặt. 
  • Một số thuốc khác: Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng (trầm cảm, khó ngủ, ảo giác, Parkinson hoặc tăng động), người bệnh sẽ được kê đơn thêm một số thuốc khác để điều trị. 

Năm 2023, FDA đã phê duyệt Lecanemab (Leqembi) trong điều trị Alzheimer nhẹ và suy giảm nhận thức nhẹ do Alzheimer. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự đông tụ các mảng amyloid trong não. Lecanemab dùng bằng đường truyền tĩnh mạch mỗi 2 tuần. Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, triệu chứng tương tự cúm, chóng mặt, khó thở, thay đổi nhịp tim. FDA khuyến cáo không sử dụng Lecanemab cho người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông, thuốc tiêu sợi huyết. Đồng thời, người bệnh nên xét nghiệm gen APOE e4 và theo dõi MRI não trong quá trình điều trị để phòng ngừa, phát hiện sớm tình trạng sưng não, chảy máu não. 

Donanemab với cơ chế làm giảm các mảng amyloid và protein tau cũng đang được nghiên cứu trong việc chữa bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer giai đoạn đầu. Aducanumab (Aduhelm) được chỉ định để điều trị Alzheimer ở một số đối tượng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc vẫn cần được nghiên cứu thêm. 

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc
Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc

2.2. Sử dụng liệu pháp

Một số triệu chứng sa sút trí tuệ và các vấn đề về hành vi có thể được điều trị ban đầu bằng các liệu pháp khác ngoài thuốc. Cụ thể như sau:

  • Occupational therapy: Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn cho người chăm sóc cách thiết kế ngôi nhà của người bệnh sao cho an toàn hơn, cũng như cách xử trí một số tình huống thường gặp khi chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ. Mục đích của phương pháp nhằm phòng tránh tai nạn (té ngã), người bệnh mất tích, lạc đường,...Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng giúp người bệnh quản lý hành vi tốt hơn trong trường hợp chứng mất trí nhớ tiến triển.
  • Thay đổi môi trường: Một môi trường ngăn nắp và yên tĩnh có thể giúp bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ tập trung và hoạt động dễ dàng hơn. Người chăm sóc nên cất giấu những đồ vật có thể gây nguy hiểm như dao, chìa khóa xe,... Hệ thống giám sát có thể giúp ích trong việc cảnh báo người thân của họ nếu người mắc chứng sa sút trí tuệ đi lang thang.
  • Thực hiện các công việc đơn giản: Cho người bệnh thực hiện các công việc nhỏ và đơn giản, hoặc chia nhỏ công việc ra thành những nhiệm vụ dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập trung vào thói quen cũng có thể giúp giảm nhầm lẫn ở những người mắc chứng sa sút trí tuệ.
Kết hợp cả hai liệu pháp điều trị giúp người sa sút trí tuệ nâng cao khả năng hồi phục
Kết hợp cả hai liệu pháp điều trị giúp người sa sút trí tuệ nâng cao khả năng hồi phục 

3. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ nếu phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên xây dựng kế hoạch hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi lối sống, tập nhận thức và ghi nhớ, liệu pháp hồi tưởng, nghe nhạc, tập thể dục nhẹ, trị liệu bằng hương thơm, chơi với thú cưng, xem video của các thành viên trong gia đình,...Các biện pháp này sẽ giúp người bệnh tăng khả năng sống độc lập, từ đó giảm gánh nặng cho người chăm sóc. 

Ngoài ra, các thuốc điều trị bệnh sa sút trí tuệ cần bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều từ từ và chú ý các tác dụng phụ có thể xảy ra. Gia đình cần đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và tái khám định kỳ để nâng cao hiệu quả điều trị tối đa. 

Sa sút trí tuệ là căn bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sa sút trí tuệ có thể không kiểm soát hành vi hoặc chủ động sinh hoạt, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, kinh tế cho cả người bệnh lẫn người nhà bệnh nhân. Do đó, người cao tuổi hoặc người có yếu tố nguy cơ nên chủ động thăm khám, tầm soát sớm để chữa bệnh sa sút trí tuệ kịp thời. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả

17

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Các phương pháp điều trị trầm cảm nào hiệu quả?

Các phương pháp điều trị trầm cảm nào hiệu quả?

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Cách test rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Cách test rối loạn cảm xúc lưỡng cực

17

Bài viết hữu ích?