Zalo

Cách test rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn cảm xúc tâm thần khi người bệnh thay đổi cảm xúc thất thường từ trạng thái hưng phấn, phấn khích, vui vẻ sang trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, chán nản. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên tinh thần, sức khoẻ và đời sống của người bệnh. Vậy có những test rối loạn cảm xúc lưỡng cực nào để đánh giá tình trạng bệnh?

1. Test rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì và vì sao cần test?

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm trạng mà người bệnh trải qua các cảm xúc buồn hoặc vui quá mức. Hai trạng thái chính trong rối loạn lưỡng cực là trạng thái hưng cảm và trạng thái trầm cảm. Sự thay đổi giữa hai trạng thái này có thể xảy ra trong vài ngày hoặc lâu hơn một cách đột ngột hoặc từ từ.

Khi người bệnh ở giai đoạn hưng cảm sẽ cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực, nói nhiều. Khi ở trạng thái trầm cảm người bệnh cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, uể oải hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ. Những người bị rối loạn lưỡng cực sẽ bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và đời sống sinh hoạt làm việc. Tệ nhất, họ có ý nghĩ tự sát trong giai đoạn trầm cảm.

Khi chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực để đánh giá và chẩn đoán bệnh.

Người bị rối loạn lưỡng cực sẽ bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và đời sống sinh hoạt làm việc
Người bị rối loạn lưỡng cực sẽ bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và đời sống sinh hoạt làm việc

Vậy mục đích rối loạn cảm xúc lưỡng cực test là gì?

  • Phát hiện rối loạn lưỡng cực. Test rối loạn lưỡng cực sẽ giúp xác định xem liệu bạn đã từng có các triệu chứng hưng cảm/hưng cảm nhẹ và trầm cảm ở hiện tại hoặc trong quá khứ hay không.
  • Chẩn đoán chính xác bệnh. Các bài test rối loạn lưỡng cực cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán chính xác bệnh, giúp xác định xem liệu một người có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực hay chưa.
  • Đánh giá giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các test rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng có thể giúp xác định giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày của bạn. 
  • Theo dõi và quản lý điều trị. Các test rối loạn lưỡng cực cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị, sự cải thiện triệu chứng của bệnh, đưa ra liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lưỡng cực phù hợp nhất. Bằng cách đánh giá sự thay đổi các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hiện tại và điều chỉnh nếu cần thiết.

2. Test rối loạn cảm xúc lưỡng cực gồm những gì?

Các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm những bộ câu hỏi dựa trên những triệu chứng thường gặp của bệnh như:

  • Có nói nhiều hơn bình thường
  • Cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi, khóc lóc hay hưng phấn tăng động phấn khích, vui vẻ
  • Sự thay đổi về số lượng và chất lượng công việc
  • Bạn cảm thấy thực sự lạc quan về cuộc sống hay không hi vọng gì nữa, có ý nghĩ tự sát..
  • Hứng thú về tình dục
  • Sự hòa đồng hay xa lánh xã hội

Từ những triệu chứng của bệnh mà hiện nay có nhiều bộ câu hỏi rối loạn cảm xúc lưỡng cực test khác nhau như:

2.1 Test rối loạn lưỡng cực Goldberg

Bài test tầm soát rối loạn lưỡng cực Goldberg là một công cụ tự đánh giá được phát triển bởi nhà tâm lý học Ivan K. Goldberg. Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực này gồm những câu hỏi với mục đích xác định sự xuất hiện của các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn lưỡng cực cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Bài test này dành cho người từ 18 tuổi trở lên và đã phải có ít nhất 01 lần mắc trầm cảm.

Qua bài test tầm soát rối loạn lưỡng cực Goldberg bác sĩ sẽ đánh giá mức độ rối loạn của bạn để lên phương án điều trị phù hợp
Qua bài test tầm soát rối loạn lưỡng cực Goldberg bác sĩ sẽ đánh giá mức độ rối loạn của bạn để lên phương án điều trị phù hợp

Bộ câu hỏi bao gồm những câu hỏi:

  • Đôi khi tôi nói nhiều hơn bình thường
  • Đã có lúc tôi làm việc nhiều hơn, năng động hơn bình thường
  • Đã có lúc tôi cảm thấy rất nhanh cáu kỉnh, bực bội hơn bình thường
  • Đã có lúc tôi thấy phấn chấn vui vẻ và chán nản uể oải cùng lúc
  • Có lúc tôi hứng thú với chuyện chăn gối, quan tâm đến chuyện tình dục hơn nhiều
  • Sự tự tin của tôi thay đổi nhanh chóng từ thiếu tự tin về bản thân đến tự tin thái quá
  • Đã có những thay đổi về số lượng hoặc chất lượng công việc liên quan đến tâm trạng
  • Đôi khi tôi tức giận, bực bội cáu gắt mà không có lý do gì
  • Tôi có những giai đoạn vô cùng lạc quan vui vẻ và cũng có giai đoạn bi quan, chán nản
  • Tôi có giai đoạn buồn tẻ, thiếu tập trung suy nghĩ và giai đoạn suy nghĩ sáng tạo
  • Có lúc tôi muốn hoà đồng với xã hội, thích nơi đông người, có lúc lại chỉ muốn yên tĩnh với suy nghĩ của bản thân, xa lánh mọi người
  • Tôi đã từng khóc không có lý do và từng cười đùa vui vẻ quá mức.

Các mức độ đánh giá

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Một chút: 1 điểm
  • Có đôi khi: 2 điểm
  • Mức độ vừa phải: 3 điểm
  • Khá nhiều: 4 điểm
  • Rất nhiều: 5 điểm

Số điểm càng cao thì bạn càng có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực càng lớn

2.2 Test rối loạn lưỡng cực: Kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực ba trục được coi là bài test rối loạn lưỡng cực khá chi tiết
Kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực ba trục được coi là bài test rối loạn lưỡng cực khá chi tiết

Bài kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực ba trục bao gồm những triệu chứng của các giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm hoặc giai đoạn hỗn hợp (vừa trầm cảm và hưng cảm) và các yếu tố để loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Bài kiểm tra này được phát triển bởi bác sĩ Greg Mulhauser giúp xác định các triệu chứng và biểu hiện của rối loạn lưỡng cực ở người từ đủ 18 tuổi trở lên.

  • Tôi cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
  • Tôi khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường
  • Tôi cảm thấy bất an, lo lắng và không thể giữ bình tĩnh 
  • Tôi nói nhiều và nhanh hơn bình thường, những suy nghĩ cứ hiện ra liên tục trong đầu
  • Thói quen ăn uống của tôi thay đổi, lúc thèm ăn lúc chán ăn
  • Tôi thích tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao và làm những việc gây hậu quả tai hại như mua sắm đồ đắt tiền, đầu tư kinh doanh mạo hiểm, quan hệ tình dục bừa bãi
  • Tôi luôn có nhiều suy nghĩ hiện ra liên tục trong đầu
  • Tôi giảm nhu cầu ngủ, không muốn ngủ, chỉ cần vài tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi
  • Tôi đã tăng hoặc giảm cân nhiều hơn 5% trong vòng 1 tháng
  • Tôi cảm thấy bản thân vô dụng, có tội và tự trách mình
  • Tôi bắt đầu suy nghĩ về việc tự tử
  • Tôi gặp khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ hoặc đưa ra những quyết định quan trọng
  • Tôi không còn hứng thú với những thói quen, hoạt động sở thích trước đây 
  • Tôi trở nên cáu kỉnh và dễ nóng giận, những điều không đáng cũng có thể làm tôi cáu gắt
  • Sự tự tin của tôi tăng lên, tôi tin tưởng vào bản thân, khả năng, tư duy của mình của mình, không gì có thể ngăn cản tôi thực hiện kế hoạch mục tiêu của mình
  • Tôi khó tập trung và dễ bị xao nhãng. Tôi dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh, thậm chí khi tôi biết những thứ ấy không đáng để tâm
  • Tôi đã từng được chẩn đoán một bệnh lý có thể  ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân (ví dụ: cường giáp, suy giáp.)
  • Những trải nghiệm được liệt kê ở trên có thể liên quan đến việc tôi sử dụng chất kích thích, ma túy, thuốc, bia rượu hoặc việc đang uống thuốc điều trị bệnh thể làm thay đổi tâm trạng của tôi
  • Các triệu chứng được liệt kê ở trên gây khó khăn trong công việc, học tập, tài chính, sinh hoạt đời sống hàng ngày và tạo ra thay đổi/ xung đột trong các mối quan hệ của tôi với những người xung quanh, hoặc gây ra cho tôi và gia đình những vấn đề về pháp lý, tài chính

Câu 17-18-19 được dùng để đánh giá xem các triệu chứng hiện có là do bệnh tâm thần hay do bệnh lý nội khoa, dùng thuốc hoặc các chất kích thích để loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Vì vậy, sẽ không tính điểm 3 câu này.

Các mức độ đánh giá

  • Hiếm khi hoặc gần như Không bao giờ: 0 điểm
  • Đôi khi một chút: 1 điểm
  • Mức độ vừa phải: 2 điểm
  • Thường xuyên: 3 điểm

Số điểm càng cao thì bạn càng có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực càng lớn

3. Các lưu ý khi thực hiện khi test rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bài test trên nên được thực hiện và đánh giá bởi bác sĩ có chuyên môn khi bạn nghi ngờ mình có các dấu hiệu rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Mặc dù có thể bạn cảm thấy khó chịu về việc phải trả lời cho những câu hỏi này, tuy nhiên bạn nên thành thật trong câu trả lời để góp phần chẩn đoán chính xác bạn có đang mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không, mức độ như thế nào.

Bộ câu hỏi này còn dùng với mục đích đánh giá sự thay đổi và cải thiện của bệnh. Vậy nên bạn cần trả lời chính xác để bác sĩ đưa ra các hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh rối loạn cảm xúc tâm thần, biểu hiện bằng những triệu chứng của giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm. Có rất nhiều bệnh lý khác dễ gây nhầm lẫn với rối loạn lưỡng cực. Để chẩn đoán chính xác bệnh và theo dõi điều trị, bác sĩ thường hay sử dụng test rối loạn cảm xúc lưỡng cực để đánh giá. Các bài test đều dựa trên các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bạn đang có những triệu chứng nghi ngờ mắc rối loạn lưỡng cực, hãy đi khám tại những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguồn: clinical-partners.co.uk, nhs.uk

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Các biện pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Các nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

176

Bài viết hữu ích?