Zalo

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, tình trạng tâm lý (căng thẳng, stress), chất lượng giấc ngủ… Để tránh cho “lá chắn” này mất cân bằng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể, chúng ta cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch.

1. Hệ miễn dịch là gì? Vì sao cần chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch?

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm các cơ quan, tế bào, mô trong cơ thể con người. Hệ miễn dịch rất quan trọng bởi nó đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh đến từ bên ngoài. Hệ miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách nhận diện và tiêu diệt chúng trước khi chúng có thể gây hại.

Có thể ví hệ miễn dịch như một “lớp phòng thủ”, đánh chặn và loại bỏ các tác nhân gây hại trước khi chúng có cơ hội gây tổn thương cho cơ thể. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu thì cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch rất cần thiết và cần được chú trọng.

chăm sóc hệ miễn dịch
 Hệ miễn dịch mạnh giúp bạn hạn chế bệnh tật và khỏe mạnh hơn 

2. Làm sao để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể?

Để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

2.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh

Chế độ ăn uống là 1 trong những trụ cột tối quan trọng để thiết lập một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng vốn là nền tảng cần thiết để đảm bảo chức năng, hoạt động của các tế bào miễn dịch (vốn có nhu cầu cao về năng lượng và dưỡng chất).

Đối với con người, các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch bao gồm: 

  • Protein: Phần lớn các tế bào miễn dịch và kháng thể chống lại các mầm bệnh nhiễm trùng được tạo thành từ protein. Bạn có thể tăng cường protein qua các thực phẩm như: cá ngừ, thịt bò nạc, ức gà, hạnh nhân, hạt diêm mạch, táo, phô mai tươi, sữa chua Hy Lạp, bơ, trứng, bông cải…
  • Các axit béo thiết yếu: Nguồn cung về Omega-3 và Omega-6 dồi dào đảm bảo màng tế bào hoạt động bình thường và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm.
  • Vitamin và khoáng chất: Thường xuyên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau cải, hoa quả, hạt, thịt gia cầm, cá, và các loại dầu béo tốt như dầu oliu. Các nhóm vitamin & khoáng chất nên tăng cường là: vitamin B6, B12, folate, vitamin C và D, kẽm, đồng, sắt và selen.
  • Lợi khuẩn có ích cho đường ruột: Bạn nên bổ sung hệ vi sinh vật đường ruột để hệ thống miễn dịch được cân bằng tốt. Các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong men vi sinh (được tạo ra từ thực phẩm lên men) và chất xơ prebiotic cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật đường ruột.

Tất cả những yếu tố này có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật và động vật. 

2.2. Thường xuyên vận động thể chất

Để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể bạn nên thường xuyên thực hiện các hoạt động vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc tham gia các lớp thể dục. Việc vận động thể chất giúp tăng trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch.

2.3. Giảm căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress làm tăng cường lượng hormone cortisol trong cơ thể, gây ảnh hưởng nhất định đến hệ miễn dịch. Vậy nên việc thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, thực hiện các động tác yoga, hoặc thậm chí chỉ là việc ngồi thư giãn vài phút mỗi ngày có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch.

2.4. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đủ và chất lượng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ. Để cơ thể có thời gian phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm và duy trì những thói quen trước khi đi ngủ lành mạnh. Ví dụ như: không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, tạo không gian yên tĩnh, thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

chăm sóc hệ miễn dịch
Tầm quan trọng của hệ miễn dịch đối với sức khỏe là không thể phủ nhận

2.5. Hạn chế, ngừng các thói quen có hại

Những thói quen như: hút thuốc lá, uống rượu bia, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cafein có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Do vậy để chăm sóc hệ miễn dịch, hãy dần hạn chế hoặc cố gắng tránh những thói quen này.

2.6. Hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn và virus

Một trong những cách phòng ngừa bệnh tật và các tác nhân có hại đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh và đảm bảo vệ sinh cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

2.6. Tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các bác sĩ hay chuyên gia y tế đều có một lời khuyên chung cho tất cả các bệnh nhân, đây là: Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây là quan điểm vô cùng chính xác. Để bảo vệ sức khỏe bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh tật bằng cách thực hiện đúng và đủ lịch tiêm phòng. Ngoài ra cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe (nếu có) có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Tóm lại việc chúng ta chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân chính là một cách hiệu quả trong việc chăm sóc hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đồng thời duy trì sức khỏe được tốt hơn.

Nguồn: gutmicrobiotaforhealth.com - aspenmedicalcenter.com - betterhealth.vic.gov.au

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

Các dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

4 cách trị liệu hydrat hóa IV giúp củng cố hệ miễn dịch của bạn

4 cách trị liệu hydrat hóa IV giúp củng cố hệ miễn dịch của bạn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nên phòng bệnh như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nên phòng bệnh như thế nào?

Các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Các cách nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

Các cách nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

41

Bài viết hữu ích?