Zalo

Cách để tăng khả năng ghi nhớ của bộ não

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi tuổi tác gia tăng khả năng ghi nhớ của não bộ chúng ta dường như có xu hướng giảm đi. Sự suy giảm này không chỉ tạo ra những rắc rối và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Dưới đây là một số cách tăng khả năng ghi nhớ của bộ não được chứng minh là hiệu quả.

1. Vì sao cần tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ?

Bộ não đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ thể, điều khiển mọi chức năng và tạo ra cảm xúc của con người. Vì thế, việc duy trì và nâng cao sức khỏe cũng như khả năng ghi nhớ của bộ não cũng quan trọng không kém việc chăm sóc thận, phổi, tim hay bất kỳ bộ phận nào khác.

Hơn cả thế, việc áp dụng các phương pháp tăng khả năng ghi nhớ của bộ não không chỉ mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe tinh thần mà còn cải thiện nhiều khía cạnh khác của cuộc sống: 

  • Trước hết, khả năng ghi nhớ là yếu tố tiên quyết để giúp bạn nắm bắt thông tin và kiến thức. Khi não bộ có khả năng ghi nhớ tốt, chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả, từ đó nâng cao kỹ năng học tập cũng như phát triển sự hiểu biết về thế giới xung quanh. 
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não cũng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tập trung và tư duy logic. Các chức năng này của não sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi khả năng ghi nhớ được duy trì và cải thiện. Sự tập trung và khả năng suy luận logic đều vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. 
  • Ngoài ra, khả năng ghi nhớ tốt còn vô cùng cần thiết trong giao tiếp xã hội. Việc tăng khả năng ghi nhớ cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến suy giảm trí tuệ khi có tuổi. Bằng cách duy trì sức khỏe tâm thần và kích thích não bộ thông qua việc cải thiện khả năng ghi nhớ, bạn có thể giữ cho trí óc minh mẫn, linh hoạt qua thời gian. 
cách tăng khả năng ghi nhớ
Tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện và chất lượng cuộc sống

2. Các cách tăng khả năng ghi nhớ cho não bộ

Để tối ưu hóa khả năng ghi nhớ cho não bộ, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện và điều chỉnh thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số cách tăng khả năng ghi nhớ “siêu đơn giản” mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức:

2.1. Giao tiếp với mọi người xung quanh

Tích cực giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh không chỉ giúp bạn tránh được cảm giác cô đơn trống trải mà còn góp phần cải thiện khả năng ngôn ngữ và chức năng não bộ. Khi bạn tiếp xúc, trò chuyện với những người mang lại năng lượng tích cực, cơ thể sẽ tiết ra “hormone hạnh phúc" giúp tăng cường nhận thức và hỗ trợ hoạt động của não bộ. 

2.2. Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục không chỉ là biện pháp quen thuộc để rèn luyện sức khỏe mà còn là cách để tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ hiệu quả. Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày giúp bạn:

  • Cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp oxy đến não
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, suy giảm trí nhớ
  • Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Tạo điều kiện cho một giấc ngủ chất lượng hơn.

2.3. Tăng khả năng ghi nhớ cho não bộ bằng các bài tập đặc biệt

Để tăng cường sức khoẻ và sự linh hoạt cho bộ não của bạn, hãy thực hiện những bài tập đặc biệt được thiết kế đặc biệt cho mục đích này. Thay vì lặp đi lặp lại những công việc đơn điệu, hãy mạo hiểm thực hiện những thách thức mới để kích thích và phát triển trí óc. Việc này có thể bao gồm giải các câu đố ô chữ, chơi cờ vua, vẽ tranh hay tham gia các hoạt động như nhảy, khiêu vũ…

2.4. Ngủ ngon giấc và ngủ đủ giấc

Trung bình, mỗi người cần khoảng 7 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tốt nhất. Ngủ đủ giấc có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của não bộ, giúp bạn tái sắp xếp thông tin và tăng cường trí nhớ. Có một số “mẹo” để giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng như: 

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày. Chẳng hạn như việc giữ thói quen đi ngủ trước 23 giờ và thức dậy vào lúc 6 giờ sáng. 
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy tập các bài yoga buổi tối nhẹ nhàng, thiền hoặc thưởng thức âm nhạc thư giãn. 
  • Nếu có thể, hãy ngủ trưa 30 phút mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và khôi phục sức khỏe tinh thần.

2.5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất

Các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc “nạp năng lượng” để hỗ trợ hoạt động của não bộ. Vì vậy, cần bổ sung vào chế độ ăn uống một số thực phẩm như: 

  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá như hành tây, ớt chuông, bông cải xanh, các loại quả mọng, các loại rau thơm, nghệ.
  • Thực phẩm giàu chất béo không bão hoà như bơ, hạt óc chó, dầu ô liu, lòng đỏ trứng và hạnh lanh. 
  • Một số loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà có thể giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, cần nhớ chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải và không quá lạm dụng. 
  • Các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá hồi và cá trích. 
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm như socola đen, rong biển, lúa mì.

3. Để phòng ngừa não bộ sẽ suy yếu, cần chú ý cải thiện khả năng ghi nhớ từ tuổi nào?

Theo thời gian, não bộ của chúng ta có thể trải qua quá trình suy yếu. Việc chú ý cải thiện, tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ là vô cùng quan trọng và nên thực hiện từ giai đoạn sớm nhất có thể. Điều này bắt đầu từ tuổi trẻ khi não bộ đang phát triển mạnh mẽ và duy trì đến hết cuộc đời. 

Tuy nhiên, mặc dù việc chăm sóc não bộ bắt đầu từ khi còn trẻ nhưng “giai đoạn vàng" để phát triển đầy đủ chức năng não bộ được đánh giá là từ 0 - 5 tuổi. Trong giai đoạn này, việc tạo ra môi trường phù hợp để trẻ em tham gia các hoạt động thú vị, khuyến khích trẻ học tập và phát triển kỹ năng sẽ giúp phát triển khả năng ghi nhớ, nâng cao trí tuệ. 

cách tăng khả năng ghi nhớ
Các biện pháp trên không chỉ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ mà còn tăng cường hoạt động não bộ một cách toàn diện 

Ngoài ra, việc tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não cũng cần được chú trọng trong các cấp độ giáo dục: từ mẫu giáo đến đại học và thậm chí là cả sau này. Việc duy trì lối sống sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn, luôn giữ tinh thần lạc quan và tham gia vào các hoạt động giáo dục liên tục cũng là những yếu tố quan trọng để cải thiện và duy trì khả năng ghi nhớ cho mọi người, ở mọi lứa tuổi.

Để có khả năng ghi nhớ tốt từ khi còn trẻ và duy trì một trí não minh mẫn khi có tuổi, việc áp dụng các cách để tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ từ giờ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn thấy khả năng ghi nhớ và tập trung của mình suy giảm mà hãy bắt đầu phòng ngừa từ ngay hôm nay!

Kết quả của nhiều nghiên cứu về việc truyền NAD có tác động tích cực để tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ. Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. NAD cung cấp các dưỡng chất giúp cải thiện hệ thống thần kinh, tăng cường sức khỏe não bộ, từ đó không chỉ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ mà còn giúp cải thiện trí nhớ, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng, stress, giúp người bệnh thấy vui vẻ, lạc quan,...

Tài liệu tham khảo: Monash.edu, Health.harvard.edu, Everydayhealth.com, Medicalnewstoday.com 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao vitamin D tốt cho não bộ?

Vì sao vitamin D tốt cho não bộ?

Cơ chế ghi nhớ của não bộ con người

Cơ chế ghi nhớ của não bộ con người

Các cách để cải thiện trí nhớ cho người trung niên

Các cách để cải thiện trí nhớ cho người trung niên

Thường xuyên ăn cá tốt cho não bộ không?

Thường xuyên ăn cá tốt cho não bộ không?

Điều gì khiến khả năng ghi nhớ của não bộ bị kém?

Điều gì khiến khả năng ghi nhớ của não bộ bị kém?

43

Bài viết hữu ích?