Zalo

Cách nhận biết các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sa sút trí tuệ là dấu hiệu giảm chức năng nhận thức, bao gồm sự suy giảm khả năng giao tiếp, trí nhớ và suy nghĩ. Đây không chỉ là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa mà còn phụ thuộc vào vị trí cụ thể của tổn thương não, tạo nên các biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ trong bài viết sau đây!

1. Các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ

Bệnh sa sút trí tuệ không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng nhớ của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng nhận thức của họ. Các cách nhận biết người bị sa sút trí tuệ ban đầu thường là trí nhớ ngắn hạn, đồng thời đi kèm với ít nhất một rối loạn trong các khía cạnh nhận thức như kỹ năng thị giác, tư duy, khả năng chú ý, ngôn ngữ… Điều đặc biệt là một số người mắc sa sút trí tuệ vẫn có thể duy trì ý thức mà không bị mê sảng hay lú lẫn. Những hiểu biết này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh.

1.1. Giai đoạn sớm

Các biểu hiện ở giai đoạn sớm thường bắt đầu mờ nhạt, khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khó nhớ thông thường như đãng trí. Ban đầu, những dấu hiệu như quên, mơ hồ về không gian và thời gian, lạc lõng ở những địa điểm quen thuộc… thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Chẳng hạn như phụ nữ sau sinh thiếu sắt hay người già lão hóa thường hay quên.

Trong giai đoạn này, biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ trở nên rõ ràng hơn và tiến triển qua nhiều khía cạnh. Mất nhận thức xuất hiện, khi khả năng nhìn nhận và xác định đồ vật thân quen giảm mặc dù các giác quan vẫn hoạt động. Thất dụng là hiện tượng mất khả năng thực hiện các động tác có chủ đích, ngay cả khi chức năng vận động vẫn được duy trì. Thêm vào đó là tình trạng mất ngôn ngữ, thể hiện rõ sự suy giảm khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ.

biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ
Người lớn tuổi thường là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ

1.2. Giai đoạn giữa

Giai đoạn giữa là thời kỳ các biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ trở nên rõ ràng. Người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong việc nhớ tên người thân và lạc lõng trong nhà mà còn trải qua sự thay đổi rõ rệt trong giao tiếp, từ việc sử dụng từ vựng kém linh hoạt cho đến khả năng hiểu, hỏi đi hỏi lại một vấn đề, đi lang thang… Các triệu chứng trở nên phức tạp hơn khi người bệnh mất khái niệm về không gian và thời gian, khả năng học hỏi giảm, thay đổi tính cách, nhầm lẫn giữa các sự kiện quan trọng và xuất hiện rối loạn giấc ngủ, xuất hiện ảo giác, nhìn mờ, song thị…

1.3. Giai đoạn nghiêm trọng

Ở giai đoạn này, người bị sa sút trí tuệ thường phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Khả năng tự chủ trong việc ăn uống, đi lại và kiểm soát nhu cầu tiểu tiện, đại tiện đều mất hoàn toàn. Trí nhớ cả thời gian gần và xa đều hoàn toàn tan biến, làm cho người bệnh không thể nhận diện được người thân của mình. 

Đến giai đoạn cuối cùng, người bệnh sa sút trí tuệ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như không mô tả được cảm giác của bản thân, nhiễm trùng vết loét, viêm phổi… Những vấn đề này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nặng nề dẫn dẫn đến tình trạng hôn mê sau đó tử vong.

2. Cách nhận biết người bị sa sút trí tuệ

2.1. Phát hiện tại nhà

Nhận biết người bị sa sút trí tuệ tại nhà đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến những biểu hiện hàng ngày. Những dấu hiệu quan trọng bao gồm suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến công việc, hoạt động thường ngày. Các triệu chứng quên có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng, đồng thời gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh nhận thức như khả năng sử dụng động tác, nhận biết, ngôn ngữ, khả năng bao quát, suy luận… Những rối loạn này không phải là do mê sảng hay thuộc vào các chẩn đoán tâm thần khác.

2.2. Chẩn đoán với bác sĩ

Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng như MRI não bộ, chụp CT, chụp cắt lớp positron, xét nghiệm máu, đánh giá chức năng nhận thức và khám hệ thống thần kinh. Việc này đặc biệt quan trọng vì các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh thường không rõ ràng, yêu cầu sự tập trung vào quá trình khai thác bệnh lý và bệnh sử.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác loại chứng sa sút trí tuệ và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh. Việc thăm khám sớm là vô cùng quan trọng để tối ưu hóa quá trình chẩn đoán và điều trị.

3. Khi có biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ nên làm gì?

Chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ là một quá trình quan trọng để họ có thể duy trì cuộc sống tự lập trong khả năng có thể. Việc trang bị không gian với đủ ánh sáng và làm cho mọi thứ trở nên quen thuộc có thể giúp giảm bất tiện và tăng cường sự thoải mái cho bệnh nhân. Đồng thời, giảm tối đa sự thay đổi về cách bày trí phòng, không sử dụng các vật dụng mới cũng như loại bỏ các vật gây nguy hiểm như gương, dao kéo, đồ dễ vỡ… sẽ giảm rủi ro tai nạn không mong muốn.

Bên cạnh đó, thiết lập một lịch trình ổn định, quen thuộc với đồng hồ lớn trong phòng và thời khóa biểu cố định hàng ngày cũng vô cùng cần thiết. Chia sẻ trước với bệnh nhân nếu có thay đổi, từ việc tắm, ăn uống đến uống thuốc giúp họ dễ dàng thích ứng và cảm thấy an tâm. Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp giải phóng năng lượng, giảm lo âu và tình trạng bồn chồn. Việc uống thuốc đúng giờ, đúng chỉ định và lắp đặt camera theo dõi người bệnh hàng ngày có thể đảm bảo an toàn, tránh những tình huống không mong muốn.

biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ
Khi có biểu hiện sa sút trí tuệ, người nhà cần kiên nhẫn và hướng bệnh nhân tuân thủ lịch trình rèn luyện hàng ngày

Tóm lại, sa sút trí tuệ là một bệnh lý nghiêm trọng với đặc trưng là suy giảm trí nhớ. Các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, nhiễm trùng thậm chí là tử vong. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của sa sút trí tuệ, cần có phương án điều trị kịp thời để đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Tài liệu tham khảo: My.clevelandclinic.org, nhs.uk, umcclinic.com.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bệnh sa sút trí tuệ có di truyền không?

Bệnh sa sút trí tuệ có di truyền không?

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Các biện pháp phòng ngừa sa sút trí tuệ sớm

Các biện pháp phòng ngừa sa sút trí tuệ sớm

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Cách phòng chống bệnh Parkinson cho người già

Cách phòng chống bệnh Parkinson cho người già

24

Bài viết hữu ích?