Trong hơn 100 năm qua, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa trí nhớ và giấc ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh ngủ không đủ và ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý trí nhớ và các quá trình nhận thức khác. Một giấc ngủ ngon có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất giúp bộ não hoạt động bình thường, ngủ đủ thời gian được khuyến nghị mỗi đêm là chìa khóa để cải thiện khả năng ghi nhớ.
Nhiều người đặt ra câu hỏi thức khuya có giảm trí nhớ không? Thức khuya gây suy giảm trí nhớ là vấn đề đã được khẳng định. Giấc ngủ và trí nhớ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nghỉ ngơi đầy đủ giúp khả năng xử lý thông tin mới sau khi thức dậy và ngủ sau khi học có thể củng cố thông tin và cho phép thông tin được lưu trữ trong não.
Chu kỳ giấc ngủ đối với một người trưởng thành khỏe mạnh bao gồm 4 giai đoạn riêng biệt. Hai giai đoạn đầu tiên được coi là giấc ngủ nhẹ và 2 giai đoạn sau được gọi là giấc ngủ sâu. Không ngủ hoặc ngủ đủ giấc có thể làm giảm khả năng học tập tới 40%.
Trong các giai đoạn của giấc ngủ thì não cũng sắp xếp các ký ức khác nhau, lọc ra những ký ức quan trọng và loại bỏ các thông tin khác. Những ký ức được chọn lọc này sẽ trở nên cụ thể hơn khi giai đoạn giấc ngủ sâu bắt đầu và quá trình này sẽ tiếp tục trong suốt cả giấc ngủ.
Hầu hết giấc mơ đều xảy ra ở giai đoạn giấc ngủ sâu. Đồi não truyền tín hiệu từ năm giác quan đến vỏ não, một lớp mỏng của não giúp diễn giải và xử lý thông tin từ ký ức. Đồi thị hầu như không hoạt động trong giai đoạn giấc ngủ nhẹ, nhưng khi giai đoạn giấc ngủ sâu bắt đầu thì nó sẽ chuyển tiếp hình ảnh, âm thanh và các cảm giác khác đến từ vỏ não, sau đó sẽ được tích hợp vào giấc mơ.
Những người không ngủ đủ giấc có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu ngủ. Một số hậu quả của tình trạng thường xuyên thức khuya bao gồm:
Hậu quả đầu tiên là thức khuya gây suy giảm trí nhớ. Việc thường xuyên thức khuya dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ mọi thứ. Nguyên nhân là do bộ não không có đủ thời gian ghi nhớ những thông tin trong ngày nên thiếu ngủ thường ảnh hưởng đến cách củng cố ký ức. Cụ thể thức khuya dẫn đến khó học tập và tập trung, giảm kỹ năng ra quyết định và kiểm soát hành vi và cảm xúc kém.
Bên cạnh việc thức khuya gây suy giảm trí nhớ thì thức khuya có thể dẫn đến trầm cảm, tâm trạng kém. Với những người thường xuyên thức khuya, bạn có thể dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến tâm trạng. Một nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Biomolecules đã chỉ ra rằng những người thường xuyên thức khuya dễ gặp phải tình trạng từ rối loạn tâm trạng hoặc tình trạng rối loạn nhân cách.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng những người thức khuya cũng có thể khó điều chỉnh cảm xúc hơn. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 bởi tạp chí Journal of Biological Rhythms, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người thường xuyên thức khuya có nhiều khả năng kìm nén cảm xúc của mình kém hơn so với những người không thức khuya.
Những người thường xuyên thức khuya có xu hướng cảm giác mệt mỏi hơn và kém tỉnh táo hơn vào buổi sáng.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 được công bố trên tạp chí Accident Analysis & Prevention, đã kiểm tra 29 sinh viên tốt nghiệp về mô phỏng lái xe, phát hiện ra rằng những người thường xuyên thức khuya ít chú ý hơn và dễ mắc lỗi hơn vào lúc 8 giờ sáng so với lúc 8 giờ tối. Mặt khác, những người ngủ sớm lại ổn định hơn và lái xe tương đối tốt trong cả 2 thời điểm trong ngày.
Ngay cả với tất cả các nghiên cứu này, vẫn chưa rõ liệu những rủi ro về sức khỏe liên quan đến thức khuya gây suy giảm trí nhớ có đủ đáng kể để tạo ra sự khác biệt có thể đo lường được trong cuộc sống của mọi người hay không.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Journal of Biological Rhythms cho thấy những người thích thức khuya và khó ra khỏi giường vào buổi sáng có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với những người có thói quen tự nhiên.
Bên cạnh thức khuya gây suy giảm trí nhớ thì thức khuya có thể dẫn đến các rối loạn giấc ngủ có liên quan đến các vấn đề về trí nhớ. Mất ngủ, được định nghĩa là khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ dai dẳng, được biết là nguyên nhân gây suy giảm nhận thức vào ban ngày bao gồm giảm chức năng trí nhớ. Rối loạn giấc ngủ dẫn đến buồn ngủ ban ngày quá mức như chứng ngủ rũ có thể gây mất trí nhớ.
Một chứng rối loạn có tên là chứng ngưng thở khi ngủ có thể thúc đẩy chứng mất trí nhớ. Chứng ngưng thở khi ngủ được đặc trưng bởi sự ngừng thở tạm thời trong khi ngủ có thể khiến người ta bị nghẹn hoặc thở hổn hển. Ngáy nặng và buồn ngủ ban ngày quá mức là những triệu chứng phổ biến khác của chứng ngưng thở khi ngủ.
Hiện nay theo một thống kê trên toàn cầu có hơn 900 triệu người đang sống chung với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), một dạng rối loạn xảy ra khi tắc nghẽn vật lý cản trở đường thở. Mặt khác chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến chứng trầm cảm mãn tính. Những người bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc xử lý ký ức, đặc biệt là những ký ức tự truyện liên quan đến trải nghiệm của chính họ.
Một nghiên cứu đã tìm cách khám phá mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và trầm cảm về mặt xử lý trí nhớ. Các phát hiện cho thấy các đối tượng mắc chứng ngưng thở khi ngủ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc hình thành ký ức ngữ nghĩa hoặc các sự kiện cá nhân từ lịch sử cá nhân của họ so với nhóm đối chứng.
Những kết quả này cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra cản trở quá trình củng cố trí nhớ. Chính điều này là nguyên nhân khiến nhiều người gặp khó khăn khi nhớ lại những ký ức nhất định trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để khám phá liệu chứng ngưng thở khi ngủ có dẫn đến cả trầm cảm và các vấn đề về trí nhớ hay không, hay liệu chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh trầm cảm có ảnh hưởng độc lập đến việc củng cố trí nhớ hay không.
Để cải thiện tình trạng thức khuya giảm trí nhớ thì cần thiết lập lối sống sinh hoạt phù hợp và khoa học tốt cho thần kinh, làm trì hoãn tốc độ lão hóa thần kinh. Cụ thể một số cách để cải thiện tình trạng thức khuya giảm trí nhớ như sau:
Ngoài ra, cần giữ cho cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích trước khi ngủ. Trước khi đi ngủ có thể tham gia một số hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giấc ngủ sâu hơn như:
Nếu bạn lo lắng về tình trạng thức khuya gây suy giảm trí nhớ hay thức khuya giảm trí nhớ thì cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ điều trị có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm để xác định mức độ suy giảm trí nhớ và chẩn đoán nguyên nhân. Bác sĩ điều trị có thể sẽ hỏi bạn những câu hỏi để đánh giá tình trạng suy giảm trí nhớ, cụ thể các câu hỏi có thể bao gồm:
Đồng thời, các bác sĩ có thể giới thiệu người bệnh đến khám các chuyên gia về thần kinh để chẩn đoán chứng mất trí nhớ hoặc rối loạn trí nhớ.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi thức khuya có giảm trí nhớ không và cách để cải thiện tình trạng thức khuya giảm trí nhớ. Bất cứ ai trong chúng ta có khả năng tạo ra nhiều tế bào thần kinh hơn để làm chậm lão hóa não. Những hiệu quả tích lũy của các thói quen đơn giản như đã liệt kê ở trên có thể làm trẻ hóa bộ não và giúp bạn sống lâu hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo phương pháp làm chậm quá trình lão hóa của não bộ bằng cách truyền NAD IV. Bằng cách giảm thiểu các dấu hiệu triệu chứng và cải thiện tâm trạng, truyền tĩnh mạch NAD IV thường xuyên có thể giúp quản lý các dấu hiệu triệu chứng của tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng một cách dễ dàng hơn giúp bạn tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa não, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến sa sút trí tuệ.
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Sleepfoundation.org
42
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
42
Bài viết hữu ích?