Zalo

Ngưng thở khi ngủ và tăng cân ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng người bệnh có những cơn thở ngắn trong khi ngủ, hai nhịp thở liền cách nhau trên 10 giây. Chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở người có chấn thương hoặc bệnh lý ở não, trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra người thừa cân và béo phì cũng gặp tình trạng tương tự. Vậy thừa cân béo phì bị ngưng thở khi ngủ có mối liên quan gì với nhau?

1. Thừa cân béo phì bị ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một hiện tượng phổ biến ở người bị các chấn thương ở não, hoặc béo phì. Người mắc tình trạng ngưng thở khi ngủ, sẽ có hơi thở bị gián đoạn. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) hiện là chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất, trong đó hơi thở bị gián đoạn do đường hô hấp trên bị hẹp hoặc bị chặn, tương tự như việc thở bằng ống hút. Những người bị OSA nặng có thể gặp tới 30 lần ngưng thở trong mỗi đêm.

Trong quá trình tìm hiểu về chứng ngưng thở khi ngủ, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ mật thiết giữa chứng ngư thở khi ngủ và yếu tố thừa cân béo phì. Theo đó, thừa cân không chỉ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ mà còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thiếu giấc ngủ cũng có thể dẫn đến tăng cân, tạo thành một vòng lặp khó khăn. Tuy nhiên, những nghiên cứu khích lệ đã chỉ ra rằng giảm cân có thể cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ. Đối với những người đang đấu tranh với chứng ngưng thở khi ngủ hoặc cân nặng thừa, điều quan trọng là hiểu rõ về sự tương tác phức tạp giữa hai tình trạng này.

Thừa cân béo phì gây ra chứng ngưng thở khi ngủ

Một số tình trạng sức khỏe có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng OSA là loại phổ biến nhất ở những người có thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng thừa góp phần tích tụ chất béo ở vùng cổ, được gọi là mỡ hầu họng, có thể gây tắc đường hô hấp trên khi người đó đang ngủ và đường thở đã được thư giãn. Đây là nguyên nhân khiến ngáy trở thành một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất, và điều này có thể tạo ra tiếng ồn lớn.

Ngoài ra, khi lượng mỡ thừa làm kích thước vòng bụng tăng lên, nó có thể nén vào ngực làm giảm dung tích phổi. Việc giảm dung tích phổi này làm giảm lượng không khí lưu thông, dẫn đến tình trạng đường hô hấp trên bị xẹp khi người đó đang ngủ. Nguy cơ mắc OSA tiếp tục tăng lên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng, đo lường lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Thậm chí việc tăng cân chỉ 10% cũng có thể gia tăng gấp sáu lần nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm amidan phì đại làm tắc nghẽn đường thở, các đặc điểm giải phẫu như cổ to hoặc họng hẹp, các rối loạn nội tiết (như tiểu đường và bệnh tuyến giáp), trào ngược axit, bệnh phổi và các vấn đề về tim. Tuy nhiên, ngưng thở khi ngủ ở người béo phì chiếm trên 60% ở người trưởng thành. 

2. Ngưng thở khi ngủ có thể gây tăng cân, béo phì hay không?

Trong nghiên cứu về ngưng thở khi ngủ ở người béo phì, các nhà khoa học đã xem xét các mối liên hệ và cho rằng, người thừa cân béo phì có nguy cơ ngưng thở khi ngủ và việc ngưng thở khi ngủ cũng khiến cho bạn dễ bị tăng cân hơn. 

Ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến cho bạn dễ bị tăng cân hơn

Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm giảm năng lượng cần thiết để duy trì sức khỏe và trọng lượng cơ thể. Buồn ngủ ban ngày là một dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không đủ sảng khoái và bị gián đoạn. Cảm giác buồn ngủ quá mức có thể làm cho những người bị chứng ngưng thở khi ngủ ít có động lực để tham gia hoạt động thể chất trong ngày. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những người béo phì, vì họ thường gặp khó khăn hơn trong việc hô hấp và cảm thấy khó chịu ở ngực khi tập luyện, dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện bài tập. Nếu không thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động, sẽ dễ dàng dẫn đến việc tăng cân thêm.Nhìn chung, ngưng thở khi ngủ ở người béo phì là một tình trạng không tốt và có ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, thậm chí nếu kéo dài có thể gây tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim. Để hạn chế các biến chứng do ngưng thở khi ngủ gây ra, cách tốt nhất là lựa chọn phương pháp giảm cân phù hợp và kiên trì thực hiện. Với các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa như liệu pháp tiêu hao năng lượng hiện nay, bạn hoàn toàn có thể giảm cân hiệu quả và an toàn với sức khỏe, đồng thời có được sự theo dõi hiệu quả trong suốt quá trình giảm cân từ các bác sĩ có kinh nghiệm. Khi cơ chế của phương pháp giảm cân này chính là sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cách tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

16

Bài viết hữu ích?