Zalo

Khi nào cần dùng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giảm trí nhớ là tình trạng thường gặp, có thể do lão hóa tự nhiên hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, do đó họ rất quan tâm đến các thuốc điều trị. Vậy các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ bao gồm những gì và cần sử dụng trong trường hợp nào?

1. Tác dụng của các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là tình trạng rất thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên, tuy nhiên hiện nay bất kỳ lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh do các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, tổn thương não, sa sút trí tuệ hay đột quỵ… Tình trạng suy giảm trí nhớ do lão hóa thường sẽ diễn tiến từ từ với các biểu hiện đặc trưng như chậm nhớ ra ngôn từ, không nhớ thời gian xảy ra các sự kiện trong quá khứ, quên đường về nhà, lú lẫn hay để đồ đạc sai vị trí…

Đối với hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ theo đúng phác đồ và những nhóm sau đây đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, bao gồm:

1.1. Thuốc ức chế men cholinesterase

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị suy giảm trí nhớ nhóm ức chế cholinesterase để quản lý các tình trạng bệnh lý khác nhau có ảnh hưởng đến trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ngăn chặn enzyme Cholinesterase và ức chế sự phá hủy của Acetylcholine.

Theo bác sĩ, Acetylcholine là chất trung gian dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng đối với trí nhớ và khả năng học tập. Các nhà khoa học tin rằng việc gia tăng mức độ Acetylcholine trong não bộ có thể giúp duy trì trí nhớ và trì hoãn các triệu chứng suy giảm trí nhớ xấu đi.

thuốc trị suy giảm trí nhớ
Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ theo đúng phác đồ

Một số hoạt chất của nhóm thuốc ức chế cholinesterase bao gồm:

  • Donepezil (Aricept): Tác dụng phụ là buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, mất ngủ, chuột rút cơ bắp, mệt mỏi, chán ăn, tăng hoặc hạ huyết áp và phù;
  • Rivastigmine (Exelon): Tác dụng phụ bao gồm cử động không chủ ý, co thắt cơ bắp, run, cảm giác khó chịu nói chung, rối loạn giấc ngủ và thậm chí tăng nguy cơ tử vong khi dùng kéo dài;
  • Galantamine (Razadyne): Tác dụng phụ bao gồm đau đầu, sụt cân, chán ăn, các phản ứng ngoài da, nhịp tim chậm hoặc block nhĩ thất, loét dạ dày và thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa.

1.2. Chất điều hòa Glutamate

Glutamate có tác dụng gây chết các tế bào thần kinh thông qua một quá trình được gọi là “độc tính kích thích”. Sự chết tế bào do Glutamate có thể đưa đến thoái hóa thần kinh và từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ. Các thuốc nhóm điều hòa Glutamate sẽ hỗ trợ kiểm soát nồng độ glutamate trong hệ thần kinh trung ương ở mức tối ưu.

Hoạt chất điển hình nhất của thuốc trị suy giảm trí nhớ nhóm điều hòa Glutamate là Memantine (biệt dược là Namenda). Theo bác sĩ, Memantine là một chất đối kháng thụ thể Acid N-methyl-D-Aspartic (NMDA) với tác dụng ngăn chặn dòng ion canxi xâm nhập vào tế bào thần kinh và qua đó hạn chế tổn thương thần kinh.

Bác sĩ có thể chỉ định Memantine đơn thuần hoặc kết hợp với nhóm ức chế Cholinesterase để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Đau đầu;
  • Lú lẫn;
  • Táo bón.

Sự kết hợp giữa Donepezil (nhóm ức chế Cholinesterase) và Memantine có sẵn dưới nhãn hiệu Namzaric. Các nghiên cứu gợi ý rằng việc kết hợp 2 nhóm thuốc trị suy giảm trí nhớ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ sử dụng một loại thuốc. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mặc dù nó mang lại hiệu quả vượt trội nhưng việc kết hợp sẽ làm phức tạp thêm kế hoạch điều trị cho bệnh nhân và người chăm sóc họ. Tác dụng phụ của thuốc Namzaric bao gồm:

  • Tăng tiết acid dạ dày;
  • Co giật;
  • Khó thở;
  • Tiêu chảy;
  • Nhịp tim chậm;
  • Chán ăn;
  • Bí tiểu.

1.3. Aducanumab

Aducanumab là thuốc điều trị suy giảm trí nhớ đầu tay cho những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu và có sẵn dưới tên thương hiệu Aduhelm. Các bác sĩ cũng có thể chỉ định loại thuốc này để điều trị những tình trạng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ khác.

Aducanumab là một loại thuốc sinh học với khả năng phá hủy các mảng protein độc hại (được gọi là beta-amyloid). Đây là loại protein mà các nhà nghiên cứu tin rằng có vai trò trong sự suy giảm nhận thức của những người mắc bệnh Alzheimer.

Tác dụng phụ của thuốc trị suy giảm trí nhớ Aducanumab bao gồm:

  • Phù nề;
  • Tăng nguy cơ té ngã;
  • Mê sảng;
  • Dị ứng hay quá mẫn cảm;
  • Suy giảm miễn dịch
thuốc trị suy giảm trí nhớ
Các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ kể trên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

2. Khi nào dùng các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ?

Theo bác sĩ, chỉ định sử dụng các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ cụ thể như sau:

  • Donepezil: Chứng mất trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer, bên cạnh đó bác sĩ chỉ định loại thuốc này để điều trị chấn thương sọ não, chứng mất trí nhớ do mạch máu, chứng mất trí nhớ thể Lewy hay chứng mất trí nhớ do bệnh Parkinson;
  • Galantamine: Chứng mất trí liên quan đến bệnh Alzheimer;
  • Rivastigmine: Chứng suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson;
  • Memantine: Suy giảm trí nhớ mức độ trung bình đến nặng do bệnh Alzheimer;
  • Donepezil kết hợp Memantine: Chứng suy giảm trí nhớ mức độ trung bình đến nặng do bệnh Alzheimer;
  • Aducanumab: Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ hoặc suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer.

Theo bác sĩ, tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác (lão hóa) sẽ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ kể trên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và phải sử dụng đúng cách cũng như phù hợp với thể trạng/tình trạng của từng người bệnh. Đồng thời với việc sử dụng các loại thuốc trị suy giảm trí nhớ thì người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế sử dụng bia rượu, tích cực tập thể dục và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sức khỏe để giảm bớt căng thẳng, qua đó làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, người suy giảm trí nhớ thường hay quên nên việc sử dụng thuốc trị suy giảm trí nhớ cần có sự giám sát chặt chẽ của người nhà để đảm bảo mang đến hiệu quả và an toàn.

Nguồn: medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào cần dùng thuốc trị suy giảm trí nhớ?

Khi nào cần dùng thuốc trị suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Cảnh giác với dấu hiệu mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài

Cảnh giác với dấu hiệu mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

27

Bài viết hữu ích?